Quy tắc 80/20 trong quản lý dòng tiền

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới

Nguyên tắc 80/20 phải được xem xét một cách linh hoạt. Bởi lẽ, một khoản mục trong quá khứ chiếm giá trị nhỏ nhưng năm sau có thể tăng vọt đột biến và làm phá sản kế hoạch dòng tiền. Cuộc khủng hoảng kinh tế càng khẳng định tầm quan trọng của dòng tiền. Từ chỗ quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận, giờ đây các doanh nghiệp bắt đầu ý thức về tình trạng khá phổ biến là “kinh doanh có lời nhưng lại mất khả năng thanh toán”.​
dong tien.jpg

Thực tế, việc quản lý dòng tiền không phải là chuyện đơn giản. Nhiều công ty cố gắng liệt kê tất cả khoản thu chi và tìm biện pháp dự báo, tăng thu, giảm chi đối với từng khoản mục. Điều này tốn nhiều nguồn lực, cả về con người lẫn thời gian, trong khi kết quả chưa chắc đã thật tốt. Nguyên nhân là người thực hiện luôn chìm ngập trong hàng núi chi tiết nhỏ và tốn nhiều thời gian cho những việc không mấy quan trọng.

Giải pháp cho vấn đề này là áp dụng quy tắc 80/20 trong việc quản lý dòng tiền. 80% dòng tiền được tạo ra từ 20% khoản mục. Chỉ cần tập trung vào 20% khoản mục này, doanh nghiệp sẽ có thể kiểm soát được 80% dòng tiền. Đây là cách làm đảm bảo hiệu quả trong khi lại không cần phải huy động nhiều nguồn lực cho việc lập kế hoạch và theo dõi.

80% dòng tiền đến từ đâu?


Đừng vội liên tưởng ngay đến các khách hàng lớn. Doanh thu chỉ mới nói lên một khía cạnh của dòng tiền.Dòng chi ra cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là hơn vì cấp quản lý ít quan tâm đến vấn đề này. Các bạn phải nhớ: " Một đồng doanh thu tạo ra chưa chắc là một đồng tiền tăng thêm. Nhưng một đồng chi phí tiết kiệm được là một đồng tiền tăng thêm".

Thông thường, dòng tiền thu - chi đến từ 3 khoản mục lớn: tồn kho, khoản phải trả và khoản phải thu.

+ Khoản phải trả liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của bộ phận cung ứng - mua hàng.
+ Khoản phải thu là trách nhiệm của bộ phận kinh doanh
+ Còn tồn kho là sự phối hợp giữa bộ phận sản xuất và kinh doanh.

Phải trả là các khoản thanh toán cho nhà cung cấp đầu vào của công ty. Thời gian phải trả, tức thời gian nợ nhà cung cấp, càng dài thì càng có lợi cho dòng tiền. Ví dụ, bộ phận cung ứng đã đàm phán kéo dài được thời gian thanh toán thêm 15 ngày với một nhà cung cấp lớn, nhờ đó làm giảm đáng kể áp lực chi tiền mặt cho công ty. Đây là một quan điểm sai lầm khi mà nhận thức về chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngày càng nâng cao. Nhà cung cấp đồng ý cho bạn nợ một thời gian dài hơn đồng nghĩa với khoản chi phí tiền tệ mà nhà cung cấp cộng vào hàng hóa sẽ cao hơn. Tuy nhiên không ngoại trừ khoản đàm phàn của bộ phận cung ứng. Ví dụ trên cũng cho thấy sức mạnh của nguyên tắc tập trung vào những khoản mục chính yếu. Bộ phận cung ứng chỉ đàm phán thành công với một nhà cung ứng, nhưng lại là nhà cung ứng lớn chiếm đến 30% đầu vào của công ty chẳng hạn. Rõ ràng chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng đem lại hiệu quả tích cực. Ngược lại, có lẽ phải kiên trì đi đàm phán với hàng chục nhà cung cấp nhỏ mới tạo được kết quả tương tự. Liệu điều này có dễ dàng? Cũng còn tùy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu công ty bạn chỉ là một khách hàng nhỏ của nhà cung cấp thì họ cũng đâu có thêm lợi ích khi phải suy nghĩ để điều chỉnh phương thức thanh toán có lợi cho bạn.

Ngược lại với khoản phải trả, khoản phải thu là phần doanh thu khách hàng mua chịu của công ty. Bộ phận kinh doanh thường có xu hướng lơi lỏng đối với các khoản bán hàng trả chậm để đạt mục tiêu doanh số. Điều này dẫn đến doanh thu cao, nhưng khả năng tiền mặt kém do thời hạn trả chậm bị kéo dài. Việc áp dụng quy tắc 80/20 đối với khoản phải thu cũng tương tự như khoản phải trả. Nếu bộ phận kinh doanh điều chỉnh chính sách bán hàng trả chậm đối với 20% số lượng khách hàng nhưng chiếm đến 80% doanh số thì dòng tiền sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh. Một lần nữa, có thông tin kịp thời từ bộ phận kinh doanh sẽ giúp bộ phận tài chính có sự ứng phó phù hợp. 80% dòng tiền được tạo ra từ 20% khoản mục. Chỉ cần tập trung vào 20% khoản mục này, doanh nghiệp sẽ có thể kiểm soát được dòng tiền.

Lượng hàng tồn kho liên quan đến trách nhiệm của bộ phận sản xuất và kinh doanh. Bộ phận sản xuất sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất để tính toán trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm cần thiết cho quy trình sản xuất. Bộ phận kinh doanh thì phải đảm bảo lượng thành phẩm trong kho đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty nào cũng muốn duy trì được lượng tồn kho vừa đủ, nhưng rà soát theo nguyên tắc 80/20 có thể thấy một thực tế trái ngược. Đó là sẽ có những mặt hàng đem lại doanh thu ít nhưng tồn kho nhiều. Hay có một vài khâu sản xuất nào đó đang duy trì lượng bán thành phẩm, nguyên liệu quá cao so với các khâu còn lại. Vì thế, việc tinh gọn những hạng mục chiếm tồn kho lớn sẽ đem lại một dòng tiền đáng kể.

Linh hoạt là chìa khóa


Nguyên lý 80/20 luôn phải được xem xét một cách linh hoạt. Một khoản mục trong quá khứ chiếm giá trị nhỏ, nhưng năm sau có thể tăng vọt đột biến và làm phá sản kế hoạch dòng tiền nếu không được lường trước. Từ chỗ nằm trong 20% ít quan trọng, khoản mục đó có thể thay đổi vị trí để trở thành 80% chính yếu.
Thường gặp nhất là trường hợp công ty quyết định đầu tư tài sản, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản tài chính. Ví dụ, một công ty thương mại trước giờ đầu tư tài sản hằng năm chỉ bao gồm những thiết bị văn phòng, nay quyết định thay văn phòng đang thuê bằng việc mua lại một tòa nhà văn phòng khác. Giá trị khoản đầu tư có khi gần bằng doanh thu cnăm của công ty. Khi đó, thay vì tập trung rà soát các khoản mục lưu động, công ty nên dành nguồn lực để lên kế hoạch dòng tiền chi tiết nhằm đáp ứng hạng mục mới phát sinh này. Ngược lại, nếu chậm trễ trong dự báo, công ty có thể sẽ mắc kẹt trong bẫy thanh khoản. VIệc đầu tư vẫn phải tiến hành, còn tiền thì không đủ. Hoặc Công ty phải chia sẻ nguồn lực, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh chính.

Chỉ cần một chú ý nhỏ vào nguyên tắc 80/20 và kết hợp với dự báo linh hoạt sẽ có hiệu quả tích cực trong bất cứ quyết định nào của công ty mà không chỉ có quản lý dòng tiền.

Nguồn: Internet
 
Bạn Thuthaotran tập hợp rất nhiều bài viết hay từ nhiều nguồn. Mình được biết có một số bài viết về Cash Budget đã từng được đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon times) nếu bạn tìm được và đăng lên thì hay quá. :aww:
 
Bạn nào mà hay thắc mắc mỗi tháng sao không xài gì mà lại hết tiền. Thì đây
SONG NHI TRỢ LÝ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ẢO
- Giúp bạn quản lý tài chính. Chỉ cần nói chuyện Song Nhi sẽ tự nhập dữ liệu chi tiêu cho bạn
- Nhắc nhở bạn chi tiêu sao cho phù hợp
- Buồn buồn thì "tám" với Song Nhi
------------------------------------------------------
Link sử dụng SONG NHI nha
Messenger: https://m.me/songnhiapp
Web: https://www.songnhi.ai
iOS: https://itunes.apple.com/app/song-nhi/id1182739460
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top