Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

anhlinhnth

New Member
Hội viên mới
Chào cả nhà. Mong cả nhà giúp mình với nhé:
Không biết có văn bản nào quy định về việc ký kết hợp đồng kinh tế đối với các hoạt động kinh tế của DN không? nếu có thì cho mình xin với. Không biết sao chứ cán bộ kiểm tra thuế cứ mỗi lần đề nghị DN giải trình vấn đề gì liên quan đến doanh thu khai thuế đều yêu cầu DN cung cấp tất cả các HĐKT để chứng minh phần doanh thu đó. Thậm chí nếu không có HĐKT cán bộ thuế bắt phải bổ sung ngay, vậy có đúng hay không? mình không rỏ.
nhờ cả nhà giúp mình nhé
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Chào cả nhà. Mong cả nhà giúp mình với nhé:
Không biết có văn bản nào quy định về việc ký kết hợp đồng kinh tế đối với các hoạt động kinh tế của DN không? nếu có thì cho mình xin với. Không biết sao chứ cán bộ kiểm tra thuế cứ mỗi lần đề nghị DN giải trình vấn đề gì liên quan đến doanh thu khai thuế đều yêu cầu DN cung cấp tất cả các HĐKT để chứng minh phần doanh thu đó. Thậm chí nếu không có HĐKT cán bộ thuế bắt phải bổ sung ngay, vậy có đúng hay không? mình không rỏ.
nhờ cả nhà giúp mình nhé

HĐKT đảm bảo cho các doanh nghiệp tôn trọng hợp đồng và tránh vi phạm những nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện,vì vậy cái này nên làm.Mình chưa thấy cái quy định nào nói về việc phải lập hợp đồng kinh tế.
Cơ quan thuế đòi kiểm tra như vậy nhằm tránh tình trạng mua bán hóa đơn.
Để đơn giản, với các khách hàng thường xuyên thì bạn chỉ làm cái hợp đồng nguyên tắc thôi. Còn mỗi lần mua bán hàng thì bạn chỉ làm cái đơn đặt hàng có xác nhận của 2 bên vậy là ổn, và cái này cũng nhanh (chỉ cần bản fax là ok). Thuế đòi thì đưa cái này ra.
Thân.
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Chào cả nhà. Mong cả nhà giúp mình với nhé:
Không biết có văn bản nào quy định về việc ký kết hợp đồng kinh tế đối với các hoạt động kinh tế của DN không? nếu có thì cho mình xin với. Không biết sao chứ cán bộ kiểm tra thuế cứ mỗi lần đề nghị DN giải trình vấn đề gì liên quan đến doanh thu khai thuế đều yêu cầu DN cung cấp tất cả các HĐKT để chứng minh phần doanh thu đó. Thậm chí nếu không có HĐKT cán bộ thuế bắt phải bổ sung ngay, vậy có đúng hay không? mình không rỏ.
nhờ cả nhà giúp mình nhé

Kể từ ngày 01/01/2006 Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế đã chấm dứt hiệu lực, vì vậy không còn khái niệm "Hợp Đồng Kinh tế" nữa. Việc Mua bán hàng hoá từ ngày 01/01/2006 được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại.

Theo Luật TM thì:Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

và luật.
Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế
1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.


Như vậy việc cán bộ thuế bắt bạn bổ sung ngay Hợp đồng Kinh tế là không có cơ sở ( Trừ trường hợp, HD ngoại thương thì hình thức phải là văn bản- Nhưng cũng có thể chỉ là Đơn đặt hàng, có xác nhận của bên bán cũng là hợp lệ rồi).! Bạn có thể "nhẹ nhàng" hỏi CB Thuế, yêu cầu này của cán bộ thuế dựa trên cơ sở pháp lý nào?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Chào cả nhà. Mong cả nhà giúp mình với nhé:
Không biết có văn bản nào quy định về việc ký kết hợp đồng kinh tế đối với các hoạt động kinh tế của DN không? nếu có thì cho mình xin với. Không biết sao chứ cán bộ kiểm tra thuế cứ mỗi lần đề nghị DN giải trình vấn đề gì liên quan đến doanh thu khai thuế đều yêu cầu DN cung cấp tất cả các HĐKT để chứng minh phần doanh thu đó. Thậm chí nếu không có HĐKT cán bộ thuế bắt phải bổ sung ngay, vậy có đúng hay không? mình không rỏ.
nhờ cả nhà giúp mình nhé

- Vậy HĐKT là gì nhỉ? Có phải chăng nó đảm bảo cho mối quan hệ dân sự giữa 2 bên nhằm bảo vệ quyền lợi trực tiếp của nhau khi sau này có biến. Trước đây (khi luật thương mại chưa hiệu lực), theo Pháp lệnh số 24-LCT/HĐNN8 về Hợp đồng kinh tế do Hội đồng Nhà nước ban hành (hết hiệu lực từ 01/01/2006) thì:

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Vậy nếu có xảy ra về trước năm 2006, cơ quan thuế vẫn có quyền đòi hỏi hợp đồng bằng văn bản.

- Từ khi luật thương mại có hiệu lực từ 01/01/2006, có quy định:

Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Chính vì thế mới có sự không rõ ràng trong thực tế, thiết nghĩ nếu kinh doanh đàng hoàng, giá trị mua bán lớn, gần như tất cả đều làm hợp đồng bằng văn bản để ràng buộc 2 bên. Riêng đối với hợp đồng thuê nhà, bắt buộc phải bằng văn bản.
-----------------------------------------------------------------------------------------
....
Như vậy việc cán bộ thuế bắt bạn bổ sung ngay Hợp đồng Kinh tế là không có cơ sở ( Trừ trường hợp, HD ngoại thương thì hình thức phải là văn bản- Nhưng cũng có thể chỉ là Đơn đặt hàng, có xác nhận của bên bán cũng là hợp lệ rồi).! Bạn có thể "nhẹ nhàng" hỏi CB Thuế, yêu cầu này của cán bộ thuế dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Cơ quan thuế có đề nghị bạn xuất trình hợp đồng kinh tế (nếu như họ đang giải quyết hóa đơn bỏ trốn) thì cũng không có gì sai, tại công văn 7333 có hướng dẫn:

...Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu cơ sở kinh doanh chứng minh: cơ sở kinh doanh có mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; có hợp đồng mua bán, văn bản thanh lý hợp đồng (nếu có); có phiếu xuất, nhập kho, chứng từ thanh toán tiền và hạch toán kế toán theo đúng quy định; cơ sở kinh doanh có cam kết việc mua hàng hóa, dịch vụ là có thật, hàng hóa, dịch vụ mua vào đã được bán ra có kê khai, nộp thuế, hạch toán kế toán đầy đủ và cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật...

Nếu cơ sở kinh doanh nói rằng hợp đồng tôi chỉ qua lời nói, cơ quan thuế cũng không thể làm gì được, nhưng có lẽ anh nên đọc lại 1 chút ở bài viết mình ở dưới (thực tế mua bán lớn đều có hợp đồng). Tất nhiên cơ sở kinh doanh không có hợp đồng thì vẫn có thể chứng minh việc kinh doanh của mình là có thật thông qua nhiều hình thức khác nữa, HĐKT chỉ là 1 phần trong công việc mà thôi.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Vậy nếu có xảy ra về trước năm 2006, cơ quan thuế vẫn có quyền đòi hỏi hợp đồng bằng văn bản.
Pháp lệnh HĐKT cũng ghi rõ 2 bên ký kết trên cơ sở tự nguyện. Không có quy định nào bắt buộc DN phải lập HĐ khi mua bán hàng hoá

Cơ quan thuế có đề nghị bạn xuất trình hợp đồng kinh tế (nếu như họ đang giải quyết hóa đơn bỏ trốn) thì cũng không có gì sai, tại công văn 7333 có hướng dẫn:

Không thể đem CV7333 của 1 tổng cục để yêu cầu DN làm những việc mà Luật không bắt buộc. Đơn giản CV không có giá trị pháp lý, nó chỉ có giá trị hướng dẫn thôi.
Chuyện CBthuế bắt DN xuất trình hợp đồng là chuyện vô Lý Thường Kiệt nhất mà DN hay gặp phải. Bạn cứ nói ko có ký thì làm gì nhau:quechua:, mình nhớ hồi đó Cục Thuế TpHCM cũng có 1 văn bản trả lời về vấn đề này rồi

:2gun:Mahmoud Ahmadinejad :2gun:
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

- Vậy HĐKT là gì nhỉ? Có phải chăng nó đảm bảo cho mối quan hệ dân sự giữa 2 bên nhằm bảo vệ quyền lợi trực tiếp của nhau khi sau này có biến. Trước đây (khi luật thương mại chưa hiệu lực), theo Pháp lệnh số 24-LCT/HĐNN8 về Hợp đồng kinh tế do Hội đồng Nhà nước ban hành (hết hiệu lực từ 01/01/2006) thì:



Vậy nếu có xảy ra về trước năm 2006, cơ quan thuế vẫn có quyền đòi hỏi hợp đồng bằng văn bản.

- Từ khi luật thương mại có hiệu lực từ 01/01/2006, có quy định:



Chính vì thế mới có sự không rõ ràng trong thực tế, thiết nghĩ nếu kinh doanh đàng hoàng, giá trị mua bán lớn, gần như tất cả đều làm hợp đồng bằng văn bản để ràng buộc 2 bên. Riêng đối với hợp đồng thuê nhà, bắt buộc phải bằng văn bản.
-----------------------------------------------------------------------------------------


Cơ quan thuế có đề nghị bạn xuất trình hợp đồng kinh tế (nếu như họ đang giải quyết hóa đơn bỏ trốn) thì cũng không có gì sai, tại công văn 7333 có hướng dẫn:



Nếu cơ sở kinh doanh nói rằng hợp đồng tôi chỉ qua lời nói, cơ quan thuế cũng không thể làm gì được, nhưng có lẽ anh nên đọc lại 1 chút ở bài viết mình ở dưới (thực tế mua bán lớn đều có hợp đồng). Tất nhiên cơ sở kinh doanh không có hợp đồng thì vẫn có thể chứng minh việc kinh doanh của mình là có thật thông qua nhiều hình thức khác nữa, HĐKT chỉ là 1 phần trong công việc mà thôi.

Mình đồng ý với bạn, là trong giao dịch nên lập bằng văn bản (để đề phòng tranh chấp nếu có về sau thì cũng dễ xử lý giải quyết. Điều này cũng nên áp dụng trong các quan hệ dân sự). Tuy nhiên cần lưu ý, hình thức văn bản không có nghĩa là văn bản đó phải là Hợp đồng.Hợp đồng chứa đựng rất nhiều nội dung, còn văn bản giao kết như đã trình bày ở trên thì chỉ cần một đơn mua hàng của bên mua có xác nhận của bên bán cũng đủ cơ sở pháp lý để thực hiện việc giao kết rồi. Như chủ TOPIC trình bày, Cơ quan thuế đòi doanh nghiệp bổ sung ngay là việc làm không có cơ sở pháp luật.( Nếu cán bộ thuế khuyến khích ( Chứ không bắt buộc) doanh nghiệp về sau nên ký HD thì rất đáng hoan nghênh, còn như nếu " làm khó Doanh nghiệp" thì thật đáng chê trách!

Pháp lệnh HĐ Kinh tế trước đây ( nay đã hết hiệu lực) có quy định :

Điều 4


Ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho đơn vị kinh tế khi ký kết hợp đồng. Không một đơn vị kinh tế nào được phép lợi dụng ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật.

Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng kinh tế đã ký kết là nghĩa vụ của đơn vị kinh tế. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật việc thực hiện hợp đồng kinh tế.

Theo Điều luật này, thì ký kết HDKT là QUYỀN của đơn vị, chứ không phải là NGHĨA VỤ
Do vậy trước 01/01/2006. theo mình cơ quan thuế đòi hỏi những giao dịch này phải có HD bằng văn bản cũng không có cơ sở pháp lý.

Qua TOPIC này, mình chỉ muốn chia sẻ suy nghĩ với các kế toán, để có thêm cơ sở lý luận có thể tự bảo vệ mình và doanh nghiệp trước những đòi hỏi không hợp lý của một số CB hay làm khó DN. Tuy nhiên như đã nói ở trên, nếu các bạn ký Hợp đồng cho tất cả các giao dịch của mình hoặc có chứng cứ bằng văn bản về việc giao kết thì đó là một việc nên làm.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

theo em nghỉ làm gì hay mua bán nếu có điều kiện lập hợp đồng càng hay lợi cho đôi bên, bình thường thì không sao có tranh chấp gì mệt lắm...
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

mình cũng nghĩ rằng HĐKT là 'quyền" chứ không phải là 'nghĩa vụ" vậy nếu cscs pác nào muốn đảm bảo quyền lợi của mình thì cần đến nó thui
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Qua TOPIC này, mình chỉ muốn chia sẻ suy nghĩ với các kế toán, để có thêm cơ sở lý luận có thể tự bảo vệ mình và doanh nghiệp trước những đòi hỏi không hợp lý của một số CB hay làm khó DN. Tuy nhiên như đã nói ở trên, nếu các bạn ký Hợp đồng cho tất cả các giao dịch của mình hoặc có chứng cứ bằng văn bản về việc giao kết thì đó là một việc nên làm.

Bác Hùng cho Tèo hỏi trong trường hợp ký kết hợp đồng mà không có cái mộc của đối tác thì hợp đồng này có hiệu lực pháp lý hay không. ??
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Bác Hùng cho Tèo hỏi trong trường hợp ký kết hợp đồng mà không có cái mộc của đối tác thì hợp đồng này có hiệu lực pháp lý hay không. ??

Cách hiểu truyền thống hiện nay của Việt Nam có khác với nước ngoài, nhưng lại rất quan trọng, theo đó:
Đại diện pháp nhân là một con người ( Giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng thành viên). Con người lúc này có 2 tư cách có thể viện dẫn. Tư cách của thể nhân ( cá nhân) hoặc tư cách của đại diện pháp nhân. Sự khác biệt của 2 tư cách này là con dấu của pháp nhân đóng vào chữ ký. Do vậy nếu bạn ký với pháp nhân mà không có dấu của pháp nhân là có rủi ro ( nếu ký vời thể nhân thì không đòi hỏi), có thể phát sinh tranh chấp sau này.
Khi ký vào bất cứ thứ gì đều phát sinh ràng buộc và hậu quả pháp lý của nó.Vì một lý do gì đó hợp đồng vô hiệu do lỗi của một bên, thì bên có lỗi gây ra vô hiệu sẽ phải chịu trách nhiệm pháp luật về việc này ( Pháp nhân không bị ràng buộc, thì người ký với tư cách cá nhân sẽ bị ràng buộc)
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Cách hiểu truyền thống hiện nay của Việt Nam có khác với nước ngoài, nhưng lại rất quan trọng, theo đó:
Đại diện pháp nhân là một con người ( Giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng thành viên). Con người lúc này có 2 tư cách có thể viện dẫn. Tư cách của thể nhân ( cá nhân) hoặc tư cách của đại diện pháp nhân. Sự khác biệt của 2 tư cách này là con dấu của pháp nhân đóng vào chữ ký. Do vậy nếu bạn ký với pháp nhân mà không có dấu của pháp nhân là có rủi ro ( nếu ký vời thể nhân thì không đòi hỏi), có thể phát sinh tranh chấp sau này.
Khi ký vào bất cứ thứ gì đều phát sinh ràng buộc và hậu quả pháp lý của nó.Vì một lý do gì đó hợp đồng vô hiệu do lỗi của một bên, thì bên có lỗi gây ra vô hiệu sẽ phải chịu trách nhiệm pháp luật về việc này ( Pháp nhân không bị ràng buộc, thì người ký với tư cách cá nhân sẽ bị ràng buộc)

Cái này có áp dụng trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài không đại ca
Mấy công ty em ký hợp đồng XNK đều không có mộc. Chỉ có chữ ký.
Họ nói luật nước họ chỉ quan trọng cái chữ ký của người đại diện. Còn cái mộc không quan trọng và pháp luật cũng không yêu cầu phải có mộc
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Cái này có áp dụng trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài không đại ca
Mấy công ty em ký hợp đồng XNK đều không có mộc. Chỉ có chữ ký.
Họ nói luật nước họ chỉ quan trọng cái chữ ký của người đại diện. Còn cái mộc không quan trọng và pháp luật cũng không yêu cầu phải có mộc

Như đã nói ở trên, Luật một số nước (ngoài) không quan trọng con dấu như ở Việt Nam. Chữ ký một người là rất quan trọng. Khi anh ký dưới chức danh ( title)là Giám đốc thì đương nhiên hiểu anh ký với tư cách giám đốc, không cần cộp con dấu vào làm chi. Nếu anh ký với tư cách cá nhân lẽ dĩ nhiên trong ngữ cảnh cũng như phía trên chữ ký ( hoặc dưới chữ ký) anh sẽ không thể ghi là Giám đốc này hoặc giám đốc nọ. TUY NHIÊN CẦN PHẢI LƯU Ý, CŨNG NHƯ LUẬT VIỆT NAM, thẩm quyền của mỗi người cần phải xác định rõ khi ký hợp đồng. Đã có một vụ kiện về bảo hiểm mà Trưởng phòng bảo hiểm ký đơn bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra, đơn vị bảo hiểm nại rằng trưởng phòng bảo hiểm không có quyền ký đơn bảo hiểm để tranh cãi về trách nhiệm. Phú Mỹ Hưng cũng đã từng bị lên báo về việc Phó Giám đốc ký Hợp đồng vượt thẩm quyền.....VÌ VẬY KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CẦN LƯU Ý VỀ THẨM QUYỀN KÝ KẾT.
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Như đã nói ở trên, Luật một số nước (ngoài) không quan trọng con dấu như ở Việt Nam. Chữ ký một người là rất quan trọng. Khi anh ký dưới chức danh ( title)là Giám đốc thì đương nhiên hiểu anh ký với tư cách giám đốc, không cần cộp con dấu vào làm chi. Nếu anh ký với tư cách cá nhân lẽ dĩ nhiên trong ngữ cảnh cũng như phía trên chữ ký ( hoặc dưới chữ ký) anh sẽ không thể ghi là Giám đốc này hoặc giám đốc nọ. TUY NHIÊN CẦN PHẢI LƯU Ý, CŨNG NHƯ LUẬT VIỆT NAM, thẩm quyền của mỗi người cần phải xác định rõ khi ký hợp đồng. Đã có một vụ kiện về bảo hiểm mà Trưởng phòng bảo hiểm ký đơn bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra, đơn vị bảo hiểm nại rằng trưởng phòng bảo hiểm không có quyền ký đơn bảo hiểm để tranh cãi về trách nhiệm. Phú Mỹ Hưng cũng đã từng bị lên báo về việc Phó Giám đốc ký Hợp đồng vượt thẩm quyền.....VÌ VẬY KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CẦN LƯU Ý VỀ THẨM QUYỀN KÝ KẾT.
Đó là chiêu của PMH. Vấn đề này em không dám lạm bàn.
Ý em ở đây có nghĩa là luật dân sự cũng như luật thương mại đều không có chỗ nào ghi hợp đồng phải có con dấu mới có hiệu lực.
Vậy mà ra tòa thì mấy ông tòa toàn đòi có dấu thì mới coi đó là giá trị pháp lý.
Mấy ông Hài Quan cũng thế. Không mộc thì về kiếm cái gì dộng vào chứ không để trống.
Không hiểu ý anh thế nào trong trường hợp trên
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Đó là chiêu của PMH. Vấn đề này em không dám lạm bàn.
Ý em ở đây có nghĩa là luật dân sự cũng như luật thương mại đều không có chỗ nào ghi hợp đồng phải có con dấu mới có hiệu lực.
Vậy mà ra tòa thì mấy ông tòa toàn đòi có dấu thì mới coi đó là giá trị pháp lý.
Mấy ông Hài Quan cũng thế. Không mộc thì về kiếm cái gì dộng vào chứ không để trống.
Không hiểu ý anh thế nào trong trường hợp trên

Bạn tìm hiểu thêm về quy định quản lý và sử dụng con dấu nhé. Nghị định 58/2001 . Điều bạn nói là một thực tế, nền hành chính của mình đã từ lâu nặng về " con dấu", đành phải thời thế thế thế thời phải thế bạn ạ. Con đường cải cách hành chính còn dài mà!
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Bạn tìm hiểu thêm về quy định quản lý và sử dụng con dấu nhé. Nghị định 58/2001 . Điều bạn nói là một thực tế, nền hành chính của mình đã từ lâu nặng về " con dấu", đành phải thời thế thế thế thời phải thế bạn ạ. Con đường cải cách hành chính còn dài mà!

Nghị định này đâu có giá trị với mấy ông nước ngoài đâu anh.
Dựa vào chữ "cải cách hành chính" thì e không ổn
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Nghị định này đâu có giá trị với mấy ông nước ngoài đâu anh.
Dựa vào chữ "cải cách hành chính" thì e không ổn

Mấy ông nước ngoài nhập gia thì phải tùy tục chứ biết làm sao bây giờ Tèo! Cán bộ Việt Nam cứ mở Nghị định ra mà đọc, họ cứ như thiên lôi mà đánh tới. Nếu không "né" mà cứ " hiên ngang đứng giữa trời mưa bão" thì có ngày bị đánh cháy khét lẹt thôi. Nước ngoài khi chỉ về hoạt động của luật sư người ta dùng từ "practice" điều đó hàm ý Luật pháp thực tiễn và sách vở có khoảng cách.
Đi làm việc cốt sao được việc chẳng đặng đừng mới phải cãi thôi.
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Mấy ông nước ngoài nhập gia thì phải tùy tục chứ biết làm sao bây giờ Tèo! Cán bộ Việt Nam cứ mở Nghị định ra mà đọc, họ cứ như thiên lôi mà đánh tới. Nếu không "né" mà cứ " hiên ngang đứng giữa trời mưa bão" thì có ngày bị đánh cháy khét lẹt thôi. Nước ngoài khi chỉ về hoạt động của luật sư người ta dùng từ "practice" điều đó hàm ý Luật pháp thực tiễn và sách vở có khoảng cách.
Đi làm việc cốt sao được việc chẳng đặng đừng mới phải cãi thôi.

Nhưng khổ cái là mấy ông này đâu có nhập gia.
Mấy ổng ngồi ở nước ổng rùi ký hợp đồng với mình qua mail qua FAX.
Mình xin con dấu củ khoai thì mấy ổng nói không có. Có chữ ký thôi
Mình làm căng thì mất khách. Không làm căng thì bị mấy anh "chiên za" nhà mình hạch.
Biết thế ngày xưa chịu khó đi học giờ làm "chiên za" :cuoiranuocmat:
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Nhưng khổ cái là mấy ông này đâu có nhập gia.
Mấy ổng ngồi ở nước ổng rùi ký hợp đồng với mình qua mail qua FAX.
Mình xin con dấu củ khoai thì mấy ổng nói không có. Có chữ ký thôi
Mình làm căng thì mất khách. Không làm căng thì bị mấy anh "chiên za" nhà mình hạch.
Biết thế ngày xưa chịu khó đi học giờ làm "chiên za" :cuoiranuocmat:

Ký Hợp đồng mua bán với mình, trong chừng mực nào đó cũng có nghĩa là gia nhập nhà mình rồi ( Luật về giải quyết tranh chấp, luật thực hiện - Luật hình thức và nội dung cần phải áp dụng). Điều Tèo nói hiện nay cũng là mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp. Phần lớn các nước không bắt buộc sử dụng con dấu như ở Việt Nam. ... Sẽ ghi nhận phản ánh của Tèo để trình và góp ý với quốc hội sửa luật liên quan đến vấn đề con dấu này !!!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Ký Hợp đồng mua bán với mình, trong chừng mực nào đó cũng có nghĩa là gia nhập nhà mình rồi ( Luật về giải quyết tranh chấp, luật thực hiện - Luật hình thức và nội dung cần phải áp dụng). Điều Tèo nói hiện nay cũng là mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp. Phần lớn các nước không bắt buộc sử dụng con dấu như ở Việt Nam. ... Sẽ ghi nhận phản ánh của Tèo để trình và góp ý với quốc hội sửa luật liên quan đến vấn đề con dấu này !!!
Có vẻ như anh sai lầm về đối tượng rồi nhỉ ??
Không biết sai lầm về đối tượng có dẫn đến sai lầm về khách thể không đây. hehe
 
Ðề: Quy định nào bắt buộc về hợp đồng kinh tế

Có vẻ như anh sai lầm về đối tượng rồi nhỉ ??
Không biết sai lầm về đối tượng có dẫn đến sai lầm về khách thể không đây. hehe

Khách thể và đối tượng là 2 thuật ngữ có nội hàm khác nhau. Khách thể là cái mà Pháp luật hướng tới còn đối tượng là cái mà pháp luật tác động vào. Đơn giản như vậy nhưng rất nhiều người nhầm lẫn.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top