Quản lý Tài sản cố định: dễ nảy sinh bất cập

ngocquynh

New Member
Hội viên mới
Hiện nay một lúc có 2 quy định về chế độ quản lý TSCĐ vốn nhà nước (tạm gọi tắt là TSCĐ nhà nước) và TSCĐ của DN khác nói chung: Một là Thông tư số 33/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác; hai là Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

Áp dụng hai quy định trên nảy sinh những vấn đề sau:

Thứ nhất, nếu TSCĐ của DN khác (ngoài nhà nước) chỉ có thể được trích khấu hao và tính vào chi phí trong kỳ khi trực tiếp tham gia vào sản xuât kinh doanh thì tất cả TSCĐ nhà nước đều phải được tính trích khấu hao. Trong đó khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác (Mục 1, Phần B, Chương II, Thông tư 33/2005/TT-BTC). Nếu là TSCĐ của DN 100% vốn nhà nước thì đã rõ, vấn đề là nếu TSCĐ nhà nước đầu tư vào DN khác thì việc quản lý cũng như cách hạch toán phức tạp hơn bởi đòi hỏi phải có sự phân biệt giữa các loại tài sản khác nhau tại DN. Trong thực tế điều này dễ gây tâm lý không bình đẳng giữa việc quản lý tài sản có mặt tại các DN.

Thứ hai, TSCĐ trong các DN khác phải chịu mức khống chế về tỷ lệ khấu hao nhanh là không quá 2 lần so với mức khấu hao bình thường nếu áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Trong khi đó TSCĐ nhà nước thì không khống chế về mức khấu hao tối đa. Với quy định này, trong những trường hợp nhất định, DN các thành phần khác sẽ thiếu bình đẳng so với DNNN.

Ngoài ra, các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ, cần thống nhất trong cách hiểu và hạch toán. Khoản 1.1 Mục III, Phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì:

Tài sản cố định được trích khấu hao vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau: TSCĐ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. TSCĐ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh. TSCĐ phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.

Mặt khác theo Điều 33, Quy chế quản lý tài chính của Cty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác theo Nghị định số 199/2004/NĐ-CP thì Chi phí hoạt động kinh doanh của Cty là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính, bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác. Chi phí sản xuất kinh doanh trong đó bao gồm khoản khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh và chi phí khác... Như vậy, có thể thấy toàn bộ khấu hao TSCĐ nhà nước đều là chi phí hoạt động kinh doanh của DN.

Những phân tích trên cho thấy sự khác nhau giữa các qui định về chi phí theo Luật thuế TNDN và chi phí theo Quy chế quản lý tài sản nhà nước. Chính những điểm khác nhau trên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về khoản chi phí hoạt động kinh doanh tại DN có tài sản nhà nước. điều này dễ nảy sinh so sánh không bình đẳng giữa các DN.

Theo DĐDN
 
Quả đúng là thế. Nếu doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước thì chi phí khấu hao tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý sẽ không được tính vào chi phí hợp lý, như vậy đúng là khác biệt lớn nhỉ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top