PP đánh giá chi phí dở dang

duyenguyen

New Member
Hội viên mới
Anh chi ui, giải đáp thắc mắc này giúp e với!
Có kết quả sản xuất là: hoàn thành 2000 nhập kho 100 sản phẩm dở dang mức 30%.
DN đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Như vậy, khi đánh giá tính sản phẩm hoàn thành tương đương tính theo 30% hay 50%. Tại sao?, theo e nghĩ tính theo 30%.
Thank anh chi nhìu!!!

hix, sao k ai tra loi cho e het dzay?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Anh chi ui, giải đáp thắc mắc này giúp e với!
Có kết quả sản xuất là: hoàn thành 2000 nhập kho 100 sản phẩm dở dang mức 30%.
DN đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Như vậy, khi đánh giá tính sản phẩm hoàn thành tương đương tính theo 30% hay 50%. Tại sao?, theo e nghĩ tính theo 30%.
Thank anh chi nhìu!!!
Tính theo thực tế đánh giá 50% vì theo KK
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Anh chi ui, giải đáp thắc mắc này giúp e với!
Có kết quả sản xuất là: hoàn thành 2000 nhập kho 100 sản phẩm dở dang mức 30%.
DN đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Như vậy, khi đánh giá tính sản phẩm hoàn thành tương đương tính theo 30% hay 50%. Tại sao?, theo e nghĩ tính theo 30%.
Thank anh chi nhìu!!!

hix, sao k ai tra loi cho e het dzay?
Đề bài đã cho 100sp dở dang có mức độ hoàn thành tương đương 30% rồi thì theo đó mà làm sao lại còn băng khăn nữa.

Để tính được chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ này trước hết bạn phải tính cho được chi phí chế biến của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến trước, sau đó mới tính đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành 30%.

Chúc bạn làm tốt bài tập này!
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Hix, là sao e hok hiu,vậy là phải tính 50%, rùi lại 30% nữa.vậy phải nhân 2 lần áh,ấy da, khó hỉu wá.
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Hix, là sao e hok hiu,vậy là phải tính 50%, rùi lại 30% nữa.vậy phải nhân 2 lần áh,ấy da, khó hỉu wá.

Sao lại nhân hai lần. Bạn xem lại lý thuyết rồi xem lại đề bài. Theo đề bài cho thì chi phí chế biến của sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ chiếm một phần trong tổng chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Hix, là sao e hok hiu,vậy là phải tính 50%, rùi lại 30% nữa.vậy phải nhân 2 lần áh,ấy da, khó hỉu wá.

Nhân 2 lần là đúng rồi.

Ví dụ thế này:
Công việc là gắn 10 cái bóng đèn vào bảng điện rồi nhập kho thành phẩm.
Giá xuất kho bóng đèn là 6đ/cái, công lao động gắn 1 SP là 20đ. Vậy giá thành là 80đ.
Cuối kỳ SPDD là 100 cái 30% (mới gắn được 3 bóng/bảng).
Rất dễ dàng thấy giá trị 100 SPDD là 100 cái x 80d x 30% = 2.400đ

Nếu bây giờ công việc là gắn 10 bóng đèn vào bảng, kiểm tra cân chỉnh cả bảng hoạt động tốt thì nhập kho thành phẩm.
Giá xuất kho bóng đèn là 6đ/cái, công lao động hoàn chỉnh 1 bảng điện là 40đ (vì việc cân chỉnh đòi hỏi tay nghề cao).
Vậy giá thành là 100đ/bảng điện.
Cuối kỳ SPDD là 100 cái 30% (mới gắn được 3 bóng/bảng và dĩ nhiên là chưa cân chỉnh, không biết 3 cái bóng đã gắn đó hoạt động tốt không).
Trị giá vật tư là 6đ x 3 bóng = 18đ -> không có gì bàn cãi.
Nhưng tính chi phí chế biến là 40đ x 30% (tương đương 3 bóng)= 12đ -> quá cao, vì công để cân chỉnh là chưa bỏ ra.

Theo kinh nghiệm DN tính: đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

Vậy 100 SPDD sẽ được tính là:
- Chi phí vật tư: 100 cái x 60đ x 30% = 1.800đ
- Chi phí chế biến: 100 cái x 40đ x 30% x 50% = 600đ
Tổng cộng: 2.400đ

Và thực sự SPDD của ví dụ trước và ví dụ này là hoàn toàn giống nhau.

Khi mà chi phí chế biến và chi phí vật tư không hoàn toàn tỷ lệ với nhau trong suốt quá trình chế biến, để đánh giá chính xác thì người ta gia giảm thêm: đánh giá sản phẩm dở dang theo x% chi phí chế biến.

---------

Như vậy ở bài tập của bạn:
- Chi phí vật tư (TK621) chia bình quân cho: 2000 + (100 x 30%)
- Chi phí chế biến (TK622+627) chia bình quân cho: 2000 + (100 x 30% x 50%)
Rồi cộng lại sẽ ra giá thành đơn vị 1 thành phẩm.
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Nhân 2 lần là đúng rồi.

Ví dụ thế này:
Công việc là gắn 10 cái bóng đèn vào bảng điện rồi nhập kho thành phẩm.
Giá xuất kho bóng đèn là 6đ/cái, công lao động gắn 1 SP là 20đ. Vậy giá thành là 80đ.
Cuối kỳ SPDD là 100 cái 30% (mới gắn được 3 bóng/bảng).
Rất dễ dàng thấy giá trị 100 SPDD là 100 cái x 80d x 30% = 2.400đ

Nếu bây giờ công việc là gắn 10 bóng đèn vào bảng, kiểm tra cân chỉnh cả bảng hoạt động tốt thì nhập kho thành phẩm.
Giá xuất kho bóng đèn là 6đ/cái, công lao động hoàn chỉnh 1 bảng điện là 40đ (vì việc cân chỉnh đòi hỏi tay nghề cao).
Vậy giá thành là 100đ/bảng điện.
Cuối kỳ SPDD là 100 cái 30% (mới gắn được 3 bóng/bảng và dĩ nhiên là chưa cân chỉnh, không biết 3 cái bóng đã gắn đó hoạt động tốt không).
Trị giá vật tư là 6đ x 3 bóng = 18đ -> không có gì bàn cãi.
Nhưng tính chi phí chế biến là 40đ x 30% (tương đương 3 bóng)= 12đ -> quá cao, vì công để cân chỉnh là chưa bỏ ra.

Theo kinh nghiệm DN tính: đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

Vậy 100 SPDD sẽ được tính là:
- Chi phí vật tư: 100 cái x 60đ x 30% = 1.800đ
- Chi phí chế biến: 100 cái x 40đ x 30% x 50% = 600đ
Tổng cộng: 2.400đ

Và thực sự SPDD của ví dụ trước và ví dụ này là hoàn toàn giống nhau.

Khi mà chi phí chế biến và chi phí vật tư không hoàn toàn tỷ lệ với nhau trong suốt quá trình chế biến, để đánh giá chính xác thì người ta gia giảm thêm: đánh giá sản phẩm dở dang theo x% chi phí chế biến.

---------

Như vậy ở bài tập của bạn:
- Chi phí vật tư (TK621) chia bình quân cho: 2000 + (100 x 30%)
- Chi phí chế biến (TK622+627) chia bình quân cho: 2000 + (100 x 30% x 50%)
Rồi cộng lại sẽ ra giá thành đơn vị 1 thành phẩm.

Sao gọi là nhân 2 lần hả anh. Mỗi phần chi phí được tính khác nhau mà. Nếu anh gọi là nhân 2 lần thì sẽ được hiểu sai đấy. Ngay như cái ví dụ của anh cũng đã rõ ràng rồi, không có sự thể hiện nhân 2 lần cho việc tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ mà chỉ là có 2 lần tính khác nhau cho nó thôi.
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Sao gọi là nhân 2 lần hả anh. Mỗi phần chi phí được tính khác nhau mà. Nếu anh gọi là nhân 2 lần thì sẽ được hiểu sai đấy. Ngay như cái ví dụ của anh cũng đã rõ ràng rồi, không có sự thể hiện nhân 2 lần cho việc tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ mà chỉ là có 2 lần tính khác nhau cho nó thôi.
Nhân hai lần như Muontennguoi là đúng rồi. Đây là đánh giá SPDD trên SS và thực tế
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Sao gọi là nhân 2 lần hả anh. Mỗi phần chi phí được tính khác nhau mà. Nếu anh gọi là nhân 2 lần thì sẽ được hiểu sai đấy. Ngay như cái ví dụ của anh cũng đã rõ ràng rồi, không có sự thể hiện nhân 2 lần cho việc tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ mà chỉ là có 2 lần tính khác nhau cho nó thôi.

Phần chi phí chế biến nhân 30% xong rồi nhân tiếp với 50% đó mà.
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Nhân hai lần như Muontennguoi là đúng rồi. Đây là đánh giá SPDD trên SS và thực tế

Vậy 100 SPDD sẽ được tính là:
- Chi phí vật tư: 100 cái x 60đ x 30% = 1.800đ
- Chi phí chế biến: 100 cái x 40đ x 30% x 50% = 600đ
Tổng cộng: 2.400đ


Xem lại đoạn màu đỏ được trích ra từ bài của bác Muontennguoi một chút để xem đây có gọi là nhân 2 lần không nhé.

(A x Y x X%) + (B x Z x T%) = C. C này không thể gọi là được nhân 2 lần được.

muontennguoi nói:
Phần chi phí chế biến nhân 30% xong rồi nhân tiếp với 50% đó mà.
Phần chi phí chế biến này không hề được nhân 2 lần. Anh xem lại.
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Thế bạn CC vào đâu mà X30% rồi lại X50%

Không biết dựa vào đâu mà sao bài trên bảo là... bác muontennguoi đã làm đúng???

Ở bài này bác muontennguoi làm đúng thật. Riêng cách gọi cái phần chi phí này được nhân 2 lần là Let không đồng ý thôi.
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Vậy 100 SPDD sẽ được tính là:
- Chi phí vật tư: 100 cái x 60đ x 30% = 1.800đ
- Chi phí chế biến: 100 cái x 40đ x 30% x 50% = 600đ
Tổng cộng: 2.400đ


Xem lại đoạn màu đỏ được trích ra từ bài của bác Muontennguoi một chút để xem đây có gọi là nhân 2 lần không nhé.

(A x Y x X%) + (B x Z x T%) = C. C này không thể gọi là được nhân 2 lần được.


Phần chi phí chế biến này không hề được nhân 2 lần. Anh xem lại.
(A x Y x X%) + (B x Z x X% x T%) = C đây không phải là x 2 lần ha
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

(A x Y x X%) + (B x Z x X% x T%) = C đây không phải là x 2 lần ha
Cái gì được nhân 2 lần??? Không hề có con số nào được nhân 2 lần cả. Mỗi con số được nhân 1 lần thôi chứ không có 2 lần. Khi nào lấy 1 con số A nhân 1 lần ra B rồi lấy kết quả B nhân thêm 1 lần nữa ra một con số khác là C thì lúc này C mới được gọi là nhân 2 lần.

Còn bài toán ở đây là Axa + Bxb = C thì C không thể gọi là được nhân 2 lần.
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Hix, là sao e hok hiu,vậy là phải tính 50%, rùi lại 30% nữa.vậy phải nhân 2 lần áh,ấy da, khó hỉu wá.

Cái gì được nhân 2 lần??? Không hề có con số nào được nhân 2 lần cả. Mỗi con số được nhân 1 lần thôi chứ không có 2 lần. Khi nào lấy 1 con số A nhân 1 lần ra B rồi lấy kết quả B nhân thêm 1 lần nữa ra một con số khác là C thì lúc này C mới được gọi là nhân 2 lần.

Còn bài toán ở đây là Axa + Bxb = C thì C không thể gọi là được nhân 2 lần.

ĐỪng có chơi chữ ở đây.
Hãy cố hiểu ý của chủ topic mà giải quyết vấn đề.
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Cái gì được nhân 2 lần??? Không hề có con số nào được nhân 2 lần cả. Mỗi con số được nhân 1 lần thôi chứ không có 2 lần. Khi nào lấy 1 con số A nhân 1 lần ra B rồi lấy kết quả B nhân thêm 1 lần nữa ra một con số khác là C thì lúc này C mới được gọi là nhân 2 lần.

Còn bài toán ở đây là Axa + Bxb = C thì C không thể gọi là được nhân 2 lần.
Thế tôi hỏi 1 x 1 x 2 là nhân mấy lần
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

ĐỪng có chơi chữ ở đây.
Hãy cố hiểu ý của chủ topic mà giải quyết vấn đề.

Vấn đề của chủ topic đã được hướng dẫn ở bài #3 và bài của anh rồi. Còn hiểu rằng chi phí đó nhân 2 lần là hiểu sai.

stylehv78 nói:
Thế tôi hỏi 1 x 1 x 2 là nhân mấy lần

Xin lỗi, nói thật là... hãy suy nghĩ kỹ trước khi hỏi người khác hén!

Cái vụ dụ đưa ra này khác cái ví dụ tôi đã đề cập cũng như bài giải của bài toán của chủ topic đưa ra.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Hix, là sao e hok hiu,vậy là phải tính 50%, rùi lại 30% nữa.vậy phải nhân 2 lần áh,ấy da, khó hỉu wá.

Ở đây duyenguyen không để ý chữ 50% chi phí chế biến.
Nên mới nói khó hiểu. Chứ 30% x 50% thì bằng 15% có ai khó hiểu bao giờ.

Vấn đề của chủ topic đã được hướng dẫn ở bài #2 và bài của anh rồi. Còn hiểu rằng chi phí đó nhân 2 lần là hiểu sai.

.

Ừ thì tôi sai.

Nếu thế thì gọi là nhân 3 lần đi.
Thấy ở chỗ đó có 3 cái dấu nhân lận đó:
- Chi phí chế biến: 100 cái x 40đ x 30% x 50% = 600đ
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Ừ thì tôi sai.

Nếu thế thì gọi là nhân 3 lần đi.
Thấy ở chỗ đó có 3 cái dấu nhân lận đó:
- Chi phí chế biến: 100 cái x 40đ x 30% x 50% = 600đ
Thưa anh, đề bài yêu cầu đánh giá chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí chế biến 50% chứ không phải là đánh giá chi phí chế biến dở dang cuối kỳ. Nếu yêu cầu đánh giá chi phí chế biến dở dang cuối kỳ thì nó nhân 2 là đúng, còn ở đây yêu cầu đánh giá chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ mà... bảo cái chi phí này nhân 2 hay nhân 3 là không đúng. Hết ạ!
 
Ðề: PP đánh giá chi phí dở dang

Thưa anh, đề bài yêu cầu đánh giá chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí chế biến 50% chứ không phải là đánh giá chi phí chế biến dở dang cuối kỳ. Nếu yêu cầu đánh giá chi phí chế biến dở dang cuối kỳ thì nó nhân 2 là đúng, còn ở đây yêu cầu đánh giá chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ mà... bảo cái chi phí này nhân 2 hay nhân 3 là không đúng. Hết ạ!

Chi phí này là chi phí nào?
Từ trên xuống dưới có mình Let nói chi phí này chi phí nọ nhân 2 nhân 3 thôi.
Có ai gọi thế đâu mà bắt bẻ?

Duyenguyen chỉ hỏi là 30% x 50% mang ý nghĩa gì.
Tôi chỉ nói: nhân 30% xong rồi nhân tiếp 50% chứ có nói chi phí nào nhân đâu?
Như vậy ở bài tập của bạn:
- Chi phí vật tư (TK621) chia bình quân cho: 2000 + (100 x 30%)
- Chi phí chế biến (TK622+627) chia bình quân cho: 2000 + (100 x 30% x 50%)
Rồi cộng lại sẽ ra giá thành đơn vị 1 thành phẩm.
Chi phí lấy ra để làm phép nhân hay phép chia?
Nhân hay chia gì kệ nó, miễn sao ra kết quả đúng thì thôi chứ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top