Phương pháp học

bala

New Member
Hội viên mới
Chào tất cả mọi người đọc bài này .Mình muốn gửi cho các bạn đang đi học vài sưu tầm về phương pháp học nhé:

ÐỌC SÁCH TRƯỚC KHI NGHE GIẢNG

Ðọc sách trước khi nghe giảng? Chưa nghe giảng đã vội đọc sách làm gì cho khổ, cho lãng phí thời gian! Nghe giảng xong đọc sách có phải mau hiểu hơn không? Tôi đang đọc, đang học những bài thầy đã giảng rồi chưa xong, lại còn khuyên tôi "đọc trước"!

Nếu đã "trót" đọc đến đây, xin bạn cố kiên nhẫn đọc tiếp xem có thể chắt lọc được chút ít... có lý nào chăng.

Trước hết cần phải nói về cách đọc sách trước khi nghe giảng như thế nào, sau đó mới bàn đến cái lợi của việc làm này, bởi vì hiệu quả tùy thuộc rất nhiều vào cách đọc.

Nên đọc theo trình tự sau:

1. Ðọc nhanh toàn bài. Ðọc xong dừng lại suy nghĩ một cách khái quát về những nội dung chính yếu được đề cập đến trong bài.

2. Ðọc lại để phát hiện những thuật ngữ và những khái niệm mới. Có thể là mới gặp lần đầu, hoặc bạn có cảm giác hình như đã gặp ở đâu đó rồi nhưng vẫn còn thấy lạ. Hãy tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ và nội dung các khái niệm.

3. Ðọc chậm để hiểu từng phần. Gặp những chỗ khó hiểu hãy dừng lại suy nghĩ, cố gắng để hiểu đến mức tối đa (so với khả năng của mình chứ không phải tối đa ý cái phải hiểu !). Tất nhiên, mức độ hiểu được của mỗi người rất khác nhau. Ðiều ấy không quan trọng. Miễn là bạn đã hết sức cố gắng suy nghĩ. Sau khi đọc xong mỗi đoạn bạn nên tự xếp mức hiểu của mình làm ba bậc: hiểu đầy tự tin, hiểu nhưng không được tự tin lắm và chưa hiểu; tương ứng có thể đánh dấu + , +/- và - vào lề nếu là sách riêng.

4. Ðối chiếu với mục tiêu học tập (Trong phương pháp dạy-học tích cực cùng với việc công bố chương trình và kế hoạch dạy học các bộ môn cho sinh viên biết trước cả mục tiêu học tập của môn học và mục tiêu học tập của mỗi bài). Sau khi "nghiên cứu" hết cả bài bạn nên tự đánh giá xem mục tiêu nào mình đã đạt được tưong đối trọn vẹn? Mục tiêu nào đã đạt được một phần? Mục tiêu nào hầu như chưa thu nhận đuợc gì?

5. Soạn câu hỏi về tất cả những gì bạn chưa hiểu. Chưa hiểu mà đặt được câu hỏi khúc triết cung đáng quý lắm! Truớc hết nên đặt những câu hỏi sát với mục tiêu học tập. Không nên cố gắng "sáng tạo" ra những câu hỏi thật khó mà ngay cả thầy có khi cung chịu (những câu hỏi "chết nguời" !). Nhưng tôi cũng phải nói thêm rằng có những câu hỏi của sinh viên rất hay, có khi còn giúp cho thầy nảy sinh một ý tưởng mới: một hướng nghiên cứu mới...

Ðọc sách trước khi nghe giảng có lợi gì?
1. Bạn sẽ dễ dàng tiếp thu khi nghe giảng vì bạn đã nắm vững các thuật ngữ các khái niệm. Do quĩ thời gian cho mỗi bài có hạn thường thầy chỉ giới thiệu nhanh một luợt những thuật ngữ, những khái niệm mới. Thầy càng không có thời gian để giảng lại các thuật ngữ và các khái niệm đã được đề cập đến ở các bài trước.

2. Bạn sẽ tập trung nghe giảng hơn vì bạn muốn xem xét những điều mình tự cho là hiểu, có hiểu đúng không? Ðặc biệt bạn đang ở trạng thái chờ đón nghe giảng những điều khi đọc sách bạn đã hết sức cố gắng mà vẫn chưa hiểu đuợc như "nắng hạn chờ mưa". Những kiến thức đó sẽ được bạn đón nhận nhanh chóng và sẽ nhớ rất lâu.

3. Ban sẽ ghi chép một cách chọn lọc hơn. Bạn không phải cắm đầu cắm cổ vội vàng ghi chép tất cả những điều thầy giảng vì bạn biết những gì đã có trong sách những gì không. Cùng với cái lợi này, bạn sẽ có nhiều thời gian chăm chú nghe giảng, bởi không phải lúc nào thầy cũng chờ tất cả các bạn ngưng bút mới giảng tiếp trừ khi thầy giảng theo "phương pháp" đọc chính tả!

4. Bạn sẽ có điều kiện tham gi tích cực trong buổi dạy - học. Khi thầy áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sự hoạt động của sinh viên ở trên lớp sẽ nhiều hơn. Thường thì thầy yêu cầu đọc sách trước. Những câu hỏi thầy đặt ra để thảo luận đòi hỏi phải vận dụng những kiến thức đã có. Nếu không đọc sách truớc, bạn sẽ không thể tham gia ý kiến hoặc có những sự rất hạn chế.

Cuối cùng cần phải nhấn mạnh rằng việc đọc sách trước khi nghe giảng không làm bạn tốn thêm thời gian, nếu nhìn bao quát cả quá trình học tập. Bốn lợi ích trên sẽ giúp bạn nhanh hiểu bài hơn, hiểu sâu sắc hơn và nhớ lâu hơn, vì vậy thời gían ôn tập rút ngắn được thường nhiều hơn so với thời gian bạn cần để đọc sách truớc.
 
ÐỂ NHỚ NHANH VÀ LÂU

"Trí nhớ của tôi thật tồi tệ" - bạn đã từng bao giờ nói vậy chưa ? Ðừng vội băn khoăn. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên truớc khả năng của bộ óc mình.

Bằng cách nào bộ não có thể thu nhận và ghi nhớ thông tin? Có từ 10 tỉ dến 100 tỉ no-ron thần kinh liên quan đến điều này trong một bộ não. Cùng một lúc, chúng có thể xử lý đến 10.000 đon vị thông tin. Ta ngày càng già di, ghi nhớ khó khăn hơn, phản xạ và xử lý thông tin chậm lại. No-ron không tự tái sinh, càng nhiều tuổi số no-ron càng ít dần. Cần phải bảo vệ bộ não.

Nhớ tên nguời
Truớc hết hãy bắt dầu bằng việc nhớ tên một nguời mới quen. Với nguời đó, tên của mình là rất quan trọng. Thường chúng ta không để ý dến cái tên ngay từ đầu được giới thiệu, nên dễ quên nó. Vì thế cần phải lắng nghe cái tên đó khi nó đuợc nói ra. Ðánh vần, và nhắc đi nhắc lại tên nguời kia trong cuộc nói chuyện. Chào tạm biệt, hãy gọi tên họ. Bên cạnh đó, hãy tìm cách liên hệ một cái tên với điều gì đó, vật gì đó để dễ liên tưởng.
Trong trường hợp cái tên đó không gợi cho bạn sự liên tưởng, hãy thay thế nó bằng một từ tương tự. Trí nhớ sẽ dễ dàng gợi lại mắt xích này.

Nhớ một danh sách
Nhiều khi, một danh sách có những tiêu đề, những mục không có liên hệ gì với nhau. Phương pháp để nhớ là sắp sếp chúng vào một hệ thống. Hãy tạo hình ảnh cho mỗi đề mục, liên kết hình ảnh của tiêu đề này với tiêu đề kia và tiếp tục. Chẳng hạn, bạn cần mua sữa, bóng đèn, bánh mì, hành và kem tại siêu thị. Hãy bắt đầu nhớ bằng việc nối bánh mì với sữa. Hình ảnh: Sữa phết lên bánh mì. Tiếp đến, nối bánh mì với bóng dèn. Hình ảnh: cùng vần b. Tiếp tục nối hành và kem.

Xin nhớ là dể tạo ra mối liên hệ, bạn nên xây dựng những mỗi liên hệ có tính khôi hài. Chẳng hạn một gương mặt rỗ có thể liên hệ với ma trận!

Bạn có thể sử dụng cách này khi học ngoại ngữ với các từ mới.

Qua quan sát, cứ 15 nguời duợc yêu cầu nhớ 5 vật trong một danh sách thì 8,5 nguời nhớ đủ 5. Nếu sử dụng phương pháp trên tỉ lệ là 14,3.

Nhớ những gì bạn đọc
Trong thời đại thông tin, ai cũng có một lĩnh vực cần nhớ. Ðể nhớ nhanh và lâu khi học tập, bạn nên theo phong cách nghiên cứu.

Cố định chỗ ngồi học trong phong cảnh quen thuộc. Suy xét, tìm tòi kiến thức mới trong mối liên hệ với kiến thức đã học. Cần duy trì việc học thường xuyên hàng ngày chứ không dồn vào học cấp tập liên tục. Có thời gian nghỉ ngắn giữa thời gian học.

Hãy tập trung vào những nhóm kiến thức bạn cần lĩnh hội. Ðọc một cuốn sách, cần xem tên sách, mục lục và lời giới thiệu để có một cái nhìn tổng quan sơ bộ. Ðọc câu mở dầu và kết luận của mỗi phần, vì ở đây thuờng chứa đựng nội dung chính.

Khi đọc, không chỉ bằng mắt. Hãy đọc bằng cả tai, mũi và xúc giác nữa. Hình dung về đối tuợng trong cái nhìn tổng thể . Ghi lại những nét chính bạn tiếp thu được từ những gì đã đọc.

Thực tế cho thấy, sau 24 giờ ngồi học và đọc, có đến 80% luợng thông tin tạm thời bị quên. Ðừng lo. Nếu bạn xem lại những gì mình đã đọc, chỉ một vài dòng, sẽ gợi cho bạn nhớ lại rất nhiều. Khi gặp một sự kiện, một bài tập có liên quan dến những gì đã học, bạn sẽ hình thành những đường dây liên hệ trong bộ não để giải quyết vấn dề.
 
BẨy BÍ QuyẾt ÐỂ CÓ TrÍ NhỚ TỐt

Thật khó xử khi gặp một người quen mà bạn lại nghĩ mãi không ra tên của người dó. Chỉ cần một vài bí quyết luyện trí nhớ là bạn có thể nhớ ngay những việc cần ghi nhớ.

1- Hãy nhìn cho kỹ:
Ðó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng.
2- Liên tưởng một cách có hình ảnh:
Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm đuợc thấy nhanh vị trí nuớc Italia trên bản đồ địa lý nếu không liên tuởng hình dáng nuớc Italia giống nhu một chiếc giày ủng. Ðối với những tên người nhu Huê, Lan, Sửu... thì dễ dàng tạo ra trong đầu bạn một hình ảnh mà bạn liên tuởng.
3- Tập trung vào tiếng động:
Hãy nhắm mặt lại và để ý tới tiếng động. Bạn nghe thấy gì? Khi nghe bạn cảm nhận đuợc gì? Hãy xác định nguồn gốc tiếng động đó và hình dung một cuốn phim hấp dẫn trong đầu bạn. Hãy liên tuởng tới một giọng phát thanh viên quen thuộc trên truyền hình hay trong radio.
4- Gắn liền con người với hoàn cảnh
Tìm cách gắn liền con người với hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ: Ta đã nhìn thấy con người này lần đầu tiên ở đâu? Lúc ấy anh ta ăn mặc nhu thế nào?
5- Tách tên người ra thành những từ độc lập
Nếu bạn cảm thấy cái tên khó nhớ, hãy viết nó ra và phân tích cái tên ấy làm nhiều từ rồi so sánh một cách hài huớc. Thí dụ: đối với những tên Tây nhu Lorayne: Lỡ ra ị nè, Holzweis: Hôn xờ vai.
6- Tăng tốc độ.
Lấy một bài báo rồi đánh đấu tất cả các chữ "b", cành nhanh càng tốt. Sau đó từ từ kiểm tra lại xem bạn đã bỏ sót mất bao nhiêu chữ. Hãy luyện bài tập này vài ngày liền rồi bạn sẽ thấy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể đạt đuợc kết quả tốt. Bài tập này bạn cũng thể làm vào lúc chờ đợi.
7- Thiết kế bộ "Số-Hình ảnh"
Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Hoặc là trong một con số cần nhớ vô tình giống số bạn đã thuộc như ngày sinh hay một số nhà quen thuộc nào đó. Ðối với những con số dài bạn áp dụng biện pháp "Số=Hình ảnh". Có rất nhiều nhà quản lý người Mỹ đã làm việc rất tốt với hệ thống này.
 
Học ít có hiệu quả

Hiện là SV vừa học, vừa làm, thời gian làm việc và lên lớp của tôi chiếm hết ngày (tất nhiên chừa giờ ngủ). Bản thân tôi chỉ thích các môn có tính chất động não, tính toán, còn các môn buộc phải học thuộc lòng thì luôn là cực hình.

Nhân đây xin nói cho các bạn MT biết rằng: thầy cô giám thị cũng từng là HS, SV nên những thủ thuật "quay phim" dù thô sơ hay tinh vi hiện đại đến mấy cũng không thoát đuợc họ, có chăng chính là sự châm chuớc đấy các bạn ạ!

Thuờng để chuẩn bị cho một sô "quay phim" trong giờ thi, kiểm tra, chúng ta phải mất một thời gian không ít để chuẩn bị "đạo cụ"(chưa kể "đạo cụ" dự phòng). Ðến khi làm bài thuờng chúng ta làm không kịp giờ (vì vừa nhìn giám thị, vừa nhìn tài liệu, vừa ghi chép), nếu mà gặp một "Bao Công" thì còn có nuớc để giấy trắng hoặc ký vào biên bản. Vậy làm sao chúng ta đạt đuợc một số điểm tối thiểu để vuợt qua rào cản vô cùng khó khăn đó mà trong giờ kiểm tra, giờ thi tim chúng ta vẫn đập "đều đều", mặt vẫn "phây phây như người quân tử".

Xin mách các bạn một phương pháp học "ít vẫn đậu" từ chính bản thân và đã thực hiện thành công ở nhiều bạn bè, và tôi cũng xin nhấn mạnh " học rất ít chứ không phải là không học dù là một ít".

Ðiều truớc tiên, bạn phải có tài liệu về môn học đó do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc được sử dụng làm tài liệu giảng dạy.

Việc thứ hai là tập vở của bạn phải đuợc chép bài đầy đủ (ai chép cũng đuợc, có thể mượn để photocopy), cố gắng có mặt, dỏng tai, giuong mắt nghe giáo viên "bật mí" hoặc nhấn mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học cuối cùng (truớc khi thi).

Ðến đây bạn đã học "một ít" ở truờng và bây giờ bạn phải học "một ít" ở nhà truớc khi thi.

Chọn một khoảng thời gian (chừng 3 tiếng, đối với môn thi cuối năm, còn kiểm tra thì ít thời gian hơn) càng gần ngày thi càng tốt, nhưng phải chắc chắn, dứt khoát không để bị chi phối bởi bất kỳ lý do nào.

Buớc 1: Soạn dàn bài (thuộc phần đề cương ôn thi) thật khái quát (Ví dụ: chuong ..., phần...., bài..., ...., 1,2....) không đi vào chi tiết, nói chung chỉ là ghi tiêu đề, thông thường ở một chương trình ÐH tôi soạn mất 15 phút và chiếm hai trang giấy học trò và cố gắng học thuộc phần này (tối đa 30') nếu chưa thuộc làu thì bạn cũng nên cất vào túi và chuẩn bị cho buớc 2.

Buớc 2: Ðây là bước khó khăn nhất, phụ thuộc vào ý thức của bạn. Nếu tài liệu mỏng (từ 100-150 trang) thì bạn tập trung gồng mình luớt mắt qua tất cả những chữ gì ghi trong đó, đọc thì càng tốt, còn nếu tài liệu quá dày thì xem vở cũng được. Ðọc lại một lần nữa đối với những vấn đề đã đuợc giáo viên ôn thi cho là trọng tâm (buớc này mất chừng 2 giờ tập trung).

Buớc 3: Ðến đây tôi tin chắc rằng bạn sẽ bắt đầu có chút lí thú đối với môn học và cũng cảm nhận đuợc những lỗ hổng trong kiến thức của mình, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi còn lại để làm điều đó đi!

Khi đi thi bạn không nên mang theo bất kỳ một loại tài liệu nào (điều này sẽ gây mất tập trung cho bạn) và hãy đừng hoang mang dù trong đầu bạn chỉ có mỗi dàn bài ngắn củn, bạn phải tự nhủ là nhớ gì thì ghi nấy, hiểu sao nói vậy. Vì thuờng các môn thầy cô không cho sử dụng tài liệu thì câu hỏi thi nằm trong nguyên văn sách, vở nên với phương pháp học này bạn sẽ làm đuợc hết các câu hỏi trong bài thi. Tất nhiên là bài thi của bạn sẽ được giáo viên chấm thi nhận xét: "Có hiểu bài, nhung viết quá sơ sài". Tôi tin chắc rằng điểm thi của bạn sẽ trên trung bình.

Phương pháp này không thể có ý định bày vẽ cho bạn một cách học tiêu cực, nó chỉ nhằm giúp cho những bạn MT trong hoàn cảnh vừa học, vừa làm nhưng có ý thức trong học tập hoặc cho những sư phụ của các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hoá...). Với cách học này bạn cũng sẽ hiểu biết một cách khái quát về môn học và quan trọng nhất là vuợt qua đuợc những kỳ thi đầy cam go.
 
Từ bỏ lối học kinh điển

Mới vào giảng đuờng, các tân sinh viên thuờng bị "sốc" truớc cách học mới, không phải trả bài, không điểm danh. Xin mách bạn một số kinh nghiệm

Chỉ sau một năm vào đại học, bạn bè thời phổ thông không còn nhận ra Lê Tín nữa. Anh chàng học giỏi nhất lớp ngày xưa, nay gầy còm, mặt phờ phạc, mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Ai hỏi đến, Tín cũng nhăn nhó: Học ở đại học khó quá, không giống như ở phổ thông. Mình học mãi mà vẫn không hết bài. Vậy mà thi lại vẫn là điệp khúc triền miên.

Chẳng riêng Lê Tín, rất nhiều tân sinh viên chân uớt chân ráo vào đại học cũng mang nỗi niềm tuong tự. Nào là chép bài không kịp vì thầy giảng nhanh quá, nào là "bị bắt" thảo luận, thuyết trình...

Bao nhiêu năm rồi... còn mãi đi thi
Tiết học đầu tiên của bất kỳ môn nào, thầy cô cũng liệt kê ra một danh sách dài dằng dặc sách tham khảo, kèm theo lời dặn dò đã trở thành kinh điển: "Những gì tôi trình bày trên lớp chỉ mang tính chung nhất, sơ luợc nhất. Các em phải tự tìm hiểu thêm". Ðôi khi, truớc một bài mới, thầy cô buông ra một câu chắc gọn nghe cứ như phán quyết của toà án: "phần này các em về nhà tự nghiên cứu lấy. Có gì không hiểu thì hỏi lại sau". Sinh viên nhìn nhau, lè luỡi và ... cuời. Ðặc biệt, sinh viên các ngành khoa học xã hội cứ rớt "lộp độp" vì kiểu đề thi "cho phép sử dụng tài liệu".

Trong khi giới sinh viên vẫn thuờng truyền miệng nhau câu nói gần như chân lý :"Không thi lại phi thành đại học", thì giảng viên lại than phiền :"sinh viên mà như học sinh cấp bốn". Phải chăng "lận đận" truờng thi, lỗi chỉ do sinh viên?

Ðại học không phải là "học đại", học thuộc lòng
Một thầy giáo chuyên toán ở truờng đại học Quốc gia Hà Nội, đã từng đua nhiều đoàn học sinh Việt Nam đi thi quốc tế, có lần lên tiếng báo động:"Học sinh Việt Nam đi thi quốc tế đạt giải cao rất nhiều nhưng sau đó, rất ít người trở thành nhà khoa học, có những công trình nghiên cứu hay phát minh sáng chế".

Năm 1996, một cuộc điều tra xã hội học tại truờng đại học KHXH&NV (TP. HCM) đã cho kết quả:"Sinh viên Việt Nam học rất chăm, nhưng chỉ học để nhớ chứ không phải học để làm việc. Nguyên nhân do cách thức giáo dục chưa phù hợp". Vì sao?

ở các nuớc phương Tây, từ nhỏ, học sinh đã đuợc rèn luyện ý thức chủ động và tự giác trong việc học. Truờng học luôn đề cao tinh thần độc lập, sáng tạo. Còn ở ta, ngay từ cấp tiểu học, học sinh đã đuợc khuyến khích học thuộc lòng công thức, gọi nôm na là "học vẹt'. Kiểu học này xuất phát từ cách dạy phổ biến: thầy đọc, trò chép từng câu rồi học thuộc. Câu hỏi thuờng gặp là:"Các em thuộc bài chưa ?". Nhưng lên đại học, thầy cô lại hỏi:"Các em hiểu chưa ?". Phải thay đổi cách học thế nào để đại học không phải là "học đại"?

Học thì dễ, phương pháp học mới khó.
Buớc vào cổng truờng đại học, sinh viên nào cũng mang theo uớc mơ về nghề nghiệp tương lai. Như vậy, học không chỉ để trả bài, để qua các kỳ thi. Quan trọng hơn cả, học để sau này ra đời làm việc.

Bạn đừng tuởng cách hay nhất là cắm đầu cắm cổ học mọi lúc mọi noi. Hà Thanh Vân, tốt nghiệp thủ khoa Ngữ Văn - Báo chí truờng KHXH&NV khoá 1991-1995, cho rằng: "Thời gian nhiều hay ít không quan trọng, cần nhất là có phương pháp phù hợp với năng lực của mình". Vì thế, tuy quỹ thời gian cho việc học không nhiều, nhung Vân luôn đứng đầu lớp. Bí quyết của Vân thật đơn giản: Phải bắt mình động não, tự đặt vấn đề bằng nhiều câu hỏi, và tìm cách trả lời những câu hỏi khó. Mặt khác, chị không bị áp lực phải đạt điểm cao, nên chỉ học lúc đầu óc thoải mái và khi học thực sự còn là niềm say mê.

Những gợi ý về một phương pháp học
Mỗi người có một kiểu tư duy, khả năng nhận thức vấn đề khác nhau. Bạn phải tự khám phá mình để tìm một phương pháp học hiệu quả nhất. Sau đây là một số kinh nghiệm:

* Ðừng xem nhẹ các giờ học thực nghiệm, thảo luận, thuyết trình, dù bạn sẽ mất nhiều thời gian, công sức. Ðó là buớc đầu giúp ta quen dần những vấn đề thực tế, Cẩm Quỳ, sinh viên truờng Y, cho biết:"Lần đầu thực hành trên xác người thật, về nhà không nuốt nổi cơm. Nhưng cứ nghĩ sau này thành bác sĩ, phải tiếp xúc với bệnh nhân thật, thế là lại cố gắng....". Bạn thử tuởng tuợng xem, nếu ngành Y chỉ "học chay", không thực hành nhiều thì e rằng các sinh viên Y, truớc khi trở thành bác sĩ thực sự, hẳn sẽ làm nhiều bệnh nhân phải "oan mạng"

* Hãy trở thành con mọt sách", là câu nói đuợc ghi ở đầu cuốn sách giáo trình của Nam Tiến, khoa Ðông phương học. Nên đọc nhiều sách, tìm những quyển mới nhất để tiếp cận những kiến thức hiện đại, vì giáo trình ở truờng thuờng cũ, có khi đã lạc hậu.

* Hãy từ bỏ thói quen học bài sau khi nghe giảng. Thay vào đó, hãy đọc bài truớc khi đến lớp. Lắng nghe không đồng nghĩa với thụ động. Mạnh dạn nêu thắc mắc là cách giúp bạn thẩm thấu vấn đề sâu hơn mà không mất hàng giờ ôm giáo trình ê a. đây là cách phát huy tối đa khả năng tư duy độc lập và óc chủ động sáng tạo.

* Ðừng để "nuớc đến chân mới nhảy", nếu lỡ nuớc lên cao, không kịp nhảy thì 99% là bạn chết đuối trong bể kiến thức. Nhung cũng đừng cố gắng tăng thời gian học bằng cách bớt thời gian ngủ. Cầu viện đến những vị cứu tinh như trà hay cà phê truớc mỗi kỳ thi chỉ là giải pháp tình thế. "Mưa dầm thấm lâu", hãy học hàng ngày, dù chẳng có thầy cô trả bài bạn bạn mỗi ngày.

Có thể phương pháp của mỗi người không giống nhau, nhưng một điều mà bất kỳ sinh viên nào cũng buộc phải có: say mê, khao khát tìm hiểu. Bạn đừng quên, học hôm nay để làm việc cho ngày mai.
 
9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi

lâu lắm mới vào forum này, khác quá, vừa mới xong 1 kỳ thi, post lên cho các bạn vài bí quyết mình sưu tầm được :001_wub:

9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi
Đã bao nhiêu lần bạn ra khỏi phòng thi và: "Giá mà mình có thêm 5 phút", "Ôi mình không nên dành quá nhiều thời gian cho câu đầu tiên", "Giá mà mình xem qua phần đó trong sách"... Bạn hãy xem 9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi:

1. Học tủ

Là lỗi phổ biến nhất mà người ta từng biết đến. Và nó cũng là lỗi lớn nhất. Với những môn phải học thuộc nhiều như Sử, Địa, Sinh..., nhiều bạn luôn tìm cách đoán "tủ" câu nào sẽ thi. Bạn tin là bạn đọc được suy nghĩ của thầy cô? Bạn được đào tạo thành thầy bói hay nhà ngoại cảm sao?

2. Nhồi quá nhiều

Bạn đã thuộc từng từ trong mọi chương của sách giáo khoa. Rồi bạn gặp một câu hỏi thi mà bạn biết câu trả lởi nằm ở trang 59. Nhưng trời ơi, bạn không thể nhớ ra cái gì trên trang 59. Thời gian cứ trôi và bạn mất dần thời gian quý báu.
Nếu bạn là người cố học thuộc từng trang sách, hãy dừng lại. Thật không may cho đa số chúng ta, là não của chúng ta thường chỉ chứa được 10-20% lượng thông tin chúng ta đọc. Càng không may hơn, chúng ta lại không thể điều chỉnh là chúng ta sẽ nhớ 10-20% nào. Vì vậy, thay vì học thuộc từng từ, bạn hãy tập trung đọc hiểu và tự diễn tả lại.

3. Đến thi muộn.

Đa số chúng ta đều đúng giờ, nhất là khi có việc quan trọng. Tuy nhiên, một số chúng ta có thói quen đi muộn, hoặc do đêm trước khi thi "nhồi" quá nhiều, đầu óc mệt mỏi và đi ngủ muộn. Đến muộn, bạn có thể không được vào phòng thi. Dù bạn được vào, bạn đã mất nhiều thời gian. Do ảnh hưởng bởi tâm lý đến muộn, đầu óc bạn lại không thể tập trung.
Cách khắc phục: ngủ đủ, dậy sớm và ... đi sớm.

4. Không đọc qua tất cả các câu hỏi một lần

Bạn được phát giấy thi. Cô giáo bảo: các em bắt đầu đi!". Thế là bạn cắm cúi trả lời câu hỏi ngay. Khoan, dừng lại đã! Bạn có thể đang lãng phí thời gian. Tệ hai hơn, bạn có thể mắc thêm một lỗi khác: hiểu nhầm câu hỏi (vì cặm cụi quá nhanh mà không đọc lướt một lần trước)
Bạn luôn phải đọc hết các câu hỏi một lần trước khi bắt đầu. Đọc trong vòng 2-5 phút. Nếu được, định thời gian cho từng câu. Như thế, bạn vừa có nhiều thời gian cho câu hỏi khó, lại trả lời được nhiều câu hơn.

5. Kiểu viết và chữ viết quá tệ

Bạn có thể không đủ thời gian làm bài có thể vì bạn viết "không đúng kiểu", hoặc là chẳng ra kiểu gì cả. Đó là lý do bạn bị điểm thấp hơn một bạn cùng lớp dù hai người có câu trả lời tương tự.
Kiểu viết không đúng là: đoạn vǎn quá dài, câu quá dài, mỗi câu có quá nhiều ý và có nhiều từ khoa trương không cần thiết, quá nhiều dấu phẩy, chấm phẩy...
Kiểu viết hợp lý trong một bài thi: mở bài không quá 50 từ; thân bài gồm 2 đoạn trở lên, mỗi đoạn chứa một ý lớn; kết luận không quá 50 từ.

6. Quên trả lời những câu chưa trả lời

"Các em còn 5 phút nữa, kiểm tra lại bài đi và ...". "Cái gì ạ?" - Bạn kêu lên kinh hoàng - "5 phút nữa! Trời ơi, làm sao mình trả lời được hết các câu còn lại?"
Đây là trường hợp thường thấy nhưng còn có những trường hợp bạn quên luôn mất là bạn chưa trả lời một số câu (nếu bài thi dạng trắc nghiệm nhiều câu hỏi thì càng dễ xảy ra)

7. Viết khó đọc

Điều này làm bạn bị trừ điểm không đáng, vì đọc đã khó, đôi khi lại gây hiểu nhầm.

Viết khó đọc bao gồm:

- Chữ quá nhỏ như đàn kiến diễu hành

- Khoảng cách giữa các từ quá ít

- Chữ to quá choán hết cả dòng

- Viết không cách dòng nên nếu đánh dấu thiếu và viết thêm vào phía trên thì không thể đọc nổi.

- Quá nhiều mũi tên chỉ nối đoạn này với đoạn khác.

- Viết bằng bút màu quá nhạt (xanh nhạt, đen nhạt), thậm chí bằng màu đỏ.

- Viết không cẩn thận, chữ "a" cũng giống "u" và "v" cũng giống "u".

8. Không mang đủ học cụ

Bạn ngồi trước bài kiểm tra cần com pa, máy tính, êke, nhưng bạn quên chẳng mang thứ gì. Thế là bạn bị "chựng" lại vì bạn không thể gọi với sang bàn bên cạnh để mượn, hơn nữa, chắc gì họ đã cho mượn.
Trước khi thi, bạn nhớ liệt kê tất cả những thứ có thể cùng đến ra rồi mang đi. Nếu có thể, mỗi loại học cụ nhớ mang hai cái.

9. Quên không viết tên và các mục khác.

Bạn đã nộp bài và cô giáo đã xếp hết các bài lại. Bỗng nhiên, bạn nhớ ra rằng bạn chưa viết tên, lớp và số báo danh vào bài của bạn! Nếu bạn thi học kỳ, may ra cô giáo còn nhận ra chữ của bạn. Nhưng nếu bạn thi tốt nghiệp, thi đại học, ai mà nhận ra chữ bạn chứ? Thế là bạn nhận điểm 0.
Cách duy nhất để tránh lỗi này là luôn viết tên và các mục khác yêu cầu trong tờ giấy thi ngay trước khi viết bài và kiểm tra lại chúng trước khi nộp.
Hy vọng bạn sẽ không mắc một lỗi nào khi đi thi nhé!
 
Bốn gạch đầu dòng cho kỳ thi

Một mùa thi nữa lại sắp đến bạn đã chuẩn bị hành trang như thế nào để bước vào trận chiến? Những lời khuyên của chúng tôi sau đây có thể giúp bạn được một điều gì đó?

1. Bây giờ bạn phải xác định một tư tưởng sắt đá:

Bỏ hết tất cả vì việc học. Thời điểm này là thời gian phù hợp để bạn rà soát lại kiến thức đã có của mình (chứ vài tuần nữa lại phải tập trung thi học kỳ 2 rồi). Bạn có thể lo lắng trước chỗ thiếu hụt của mình nhưng tránh bị khủng hoảng đến mức sợ hãi, nên nhớ rằng những người khác cũng có thể có chỗ thiếu hụt như bạn chứ. Mà bạn biết rồi đấy, với tâm lý thoải mái tự tin, việc tiếp thu kiến thức sẽ hiệu quả lên rất nhiều phải không. Nếu bạn cứ ngồi bó vào góc học tập cả ngày thì cũng không tốt lắm đâu. Lời khuyên của chúng tôi là: bạn nên dành ra một khoảng thời gian nhất định để học nhóm với ai đó, nếu bạn là người có quyết tâm thì chắc chắn nó sẽ hiệu quả vì các tư tưởng sắt đá đề ra: "Bỏ hết tất cả vì việc học" được chưa nào? Tiếp theo sẽ là:

2. Tìm phương pháp học

Hãy lập ra một thời gian biểu và tuân thủ tuyệt đối và nên nhớ rằng: Phải học cả môn mình thích lẫn môn mình không thích thậm chí yếu, bởi vì đây là học để thi chứ không phải học vì sở thích.

Bạn có thể tập trung học một tiếng rồi giải lao 10 phút, nhớ là không nên cứ học một môn suốt cả ngày như thế sẽ rất khó tiếp thu nhiều khi bội thực hoặc "ngán tận cổ" như thức ǎn đấy. Tự tổng hợp kiến thức quan trọng, các công thức then chốt, những chủ đề nhỏ cần ghi nhớ vào cuốn sổ tay làm "cẩm nang" cũng là điều rất nên làm.

3. Cái này cũng quan trong không kém đó là thể lực.

Điều này thì ai cũng dễ hiểu, đơn giản là bạn không thể làm tốt được với một tâm trạng mệt mỏi rã rời của "Stress". Vậy thì:

- Hãy ngủ đi. Giấc ngủ rất quan trọng, vì khi ngủ thần kinh được thả lỏng, bộ nhớ sẽ làm việc tốt hơn khi đưa những kiến thức bạn đã có vào "kho tàng" của mình. Mỗi ngày nên dành 15 - 30' ngủ trưa.

- Tránh những thức ǎn, thức uống có chất kích thích như: cà phê, chè, thuốc lá, sẽ khiến chúng ta mụ mị đầu óc.

- Nên ǎn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng như sữa tươi, sữa chua, rau quả, cá, tôm, cua... Tránh ǎn những chất có quá nhiều đường vì chúng có hại cho việc tiêu hóa.

- Song song với ǎn uống điều độ là hãy tập thể dục như đi dạo buổi sáng, hãy đạp xe, bơi lội đều rất tốt. Nếu có thể bạn hãy tìm ra "khoảng thời gian" của riêng mình tức là khoảng thời gian nào bạn học vào nhất.

4. Khi đi thi

Dậy sớm, ǎn sáng thật ngon lành đi (vì bạn cần nhiều cao cho ngày hôm nay đấy). Chọn bộ quần áo mà bạn thấy đẹp nhất, mặc vào bạn sẽ thấy tự tin hơn. Gọi điện cho một vài người bạn thân nói những điều tốt đẹp xong xuôi là khởi hành.

Nhận đề hãy đọc qua một lượt, nếu liên quan đến công thức nào bạn chợt nhớ hãy ghi luôn vào nháp tránh tình trạng lúc sau quên. Tập trung làm bài với phương châm "dễ trước khó sau". Nếu cả đề ra cho 4 câu mà bạn đã làm được 3 câu thì có thể coi là "hòm hòm" rồi đấy. Khi thi bạn phải bỏ cái suy nghĩ "làm sao để quay bài đây", "làm sao để nhìn sang bài bên cạnh đây". Bởi vì theo quy chế mới thì điều đó là rất khó, nguy hại hơn làm cho bạn mất tập trung dẫn đến hỏng thi, nếu bị ức chế.

Trên đây, chúng tôi đã phác thảo qua cho bạn cả 3 phần: Khởi động, vượt chướng ngại vật, tǎng tốc và hy vọng tự bạn sẽ làm ra phần về đích cho chính mình. Chúc thành công! Và hẹn gặp lại!
 
Giúp bạn học thi

Thi kiểm tra chất lượng đầu nǎm. Thi học kỳ. Thi học sinh giỏi. Thi lên lớp. Thi chuyển cấp. Thi tốt nghiệp. Thi đại học. Thi viết. Thi vấn đáp... Cuộc đời đèn sách của bạn luôn gắn liền với các kỳ thi thì hẳn rằng chuyện thi cử ở mỗi người đều có kinh nghiệm đầy mình. Nhưng thực tế không phải như vậy! Có thể nói, không ít bạn đi học nhưng chưa biết cách học cũng như cách học thi...

Mùa thi đang đến.
Hãy háo hức mà học

Cầm cuốn sách lên đã ngáp ngắn ngáp dài thì làm sao mà học nổi. nghe thầy giảng những điều mình chưa thật hiểu, nhưng cũng chẳng thấy tò mò, khao khát thì làm sao mà tiếp thu?

Nhìn các em nhỏ, rồi nhớ lại thuở nào mình cứ hay hỏi: "Cái này là cái gì?" "Tại sao lại như thế?" Bạn đã làm cho người được hỏi phát cáu "Hỏi sao hỏi lắm thế?" Vậy àm các nhà khoa học cho biết, khối lượng hiểu biết mà bạn thu nhận được nhiều nhất trong suốt cuộc đời mỗi người lại chính là ở cái tuổi hay hỏi đó.

Bạn hãy tưởng tượng vì hoàn cảnh khó khǎn mình không được cắp sách đến trường, tình cờ bạn vớ được một cuốn Vǎn học hay Sinh học chẳng hạn. Mà bạn phải tranh thủ đọc lén! Bạn háo hức vồ lấy đọc ngấu nghiến. Thế là cả mộ giáo trình đáng lẽ phải học trong mấy chục tiết, bạn chỉ đọc vèo đi, thế là thế giới bừng sáng mở ra trước mắt bạn. (Đành rằng để hiểu thấu đáo, bạn còn phải nghiền ngẫm, phải đọc lại nhiều lần).

Thêm nữa, nếu bạn biết được rằng những kiến thức mà bạn đọc đượng trong sách học, đến một lúc nào đó bỗng dưng đóng một vai trò cực kỳ to lớn trong cuộc đời bạn, thì bạn nỡ nào bỏ qua nó đi? Quả thế, các nhà khoa học, nhà báo, nhà kinh doanh, nhà quân sự... sau này được tiếp xúc với bao kiến thức mới mẻ, nhưng những gì đã học ở thuở cắp sách vẫn còn hằn trong trí nhớ và có tác dụng dẫn dắt họ rất nhiều.

Sự uể oải, ép buộc như cánh cửa đóng kín làm đầu óc bạn mụ mị đi làm sao có thể hấp thụ được những điều mới mẻ. Sự thể ấy không thể trách ai được ngoài tự trách mình.

Bản đồ những vương quốc bí ẩn

Học thi bây giờ sướng thật! Mỗi môn thi đều có cả bộ đề thi và những đáp án cho sẵn. Cứ giải cho hết những đề thi ấy là... yên tâm.

Nhưng bây giờ nhiều người đã nhận thấy mặt tiêu cực của bộ đề ấy rồi. bạn phải nhồi nhét tất cả mọi đề cụ thể. Nhỡ chưa sờ đến một đề nào, bị lệch tủ là... toi.

Có thể nói cách học ấy hạ "hạ sách". học một chỉ biết mộ. Thiếu hẳn tính chủ động, sáng tạo.

Thôi thì đã có "phong trào" như vậy rồi, mình chẳng thể tách ra khỏi dòng. Nhưng ngay cả với bộ đề thi, bạn vẫn có thể học một cách thông minh. Bạn hãy phân loại các đề có dạng thức giống nhau, tìm ra chìa khoá chung để giải chúng. Đừng câu nệ vào những số liệu cụ thể trong từng đề. Khi gặp các đề thi tương tự nhưng bị thay đổi số liệu, xáo trộn trật tự... bạn không bị hụt hẫng, mà tìm ra được cách "giải mã" cho bài thi ngay.

Đối với bất cứ môn học nào, điều cần thiết cho người học là phải nắm được "cốt lõi", có kiến thức liên tục từ thấp đến cao, mang tính hệ thống.

Có một cách rất hay để thực hiện điều đó là bạn hãy lập cho mình các bản đồ môn học.

Hãy coi môn học là một thế giới rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều vương quốc bí ẩn mà mình cần thám hiểm.

Thí dụ, bạn hãy lấy một tờ giấy khổ lớn lập "bản đồ thế giới môn hoá lớp 12". Bản đồ đó được chia ba mảng lớn tương ứng với ba phần của môn học: hoá hữu cơ, hoá vô cơ và thực hành.

Phần hoá vô cơ bạn chia ra thành những vương quốc (không nhất thiết rập khuôn chương mục): vương quốc "đại cương", vương quốc kim loại kiềm, vương quốc nhôm, vương quốc sắt.... Trong "vương quốc sắt" lại có các tiểu vương: hợp chất, hợp kim, gang, thép... Cứ như thế bạn "lấp đầy" các khoảng trống trên bản đồ bản những kiến thức bạn học được một các chi tiết. Như vậy vô hình chung bạn đã thống trị cả thế giới môn hóa hóc hiểm đó.

Một biến thể khác của bản đồ: bạn hãy lập những cây phả hệ" cho môn học. Chẳng hạn, môn vật lý lớp 12 là một cây đại thụ mọc ra 4 thân lớn: Dao động và sóng, Quang học, Vật lý hạt nhân và Thực hành. Từ một thân này lại mọc ra những cành lớn, cành nhỏ như: Quang học có 4 cành lớn: 1 - Phản xạ và khúc xạ; 2 - Mắt và các dụng cụ quang học; 3- Sóng và ánh sáng; 4 - Lượng tử ánh sáng. ở cành 2 lại nảy ra các nhánh: máy ảnh và mắt, tật của mắt, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên vǎn... Cứ như thế "cây kiến thức" của bạn càng sum suê thì lượng hiểu biết của bạn càng phong phú và có hệ thống.

Thì ta tự làm phao!

Hiện nay có những sổ tóm tắt toán, lý, hóa và các môn học khác được soạn sẵn và xuất bản cho các sĩ tử. Đó là các tài liệu rất bổ ích.

Và khi các kỳ thi tới! các máy phôtôcôpy khắp nơi đều mở hết công suất để sao bản những "cái phao" không biết từ nguồn nào tung ra!

ở đây ta không bàn đến cái "nạn phao" đáng phê phán ấy. Nhưng phải công nhận rằng những gì được ghi chép trong "phao" là cực kỳ cần thiết. Đó là những điều tinh giản nhất, cần nhớ nhất, những công thức "quý" nhất, có thể "cứu nạn" cho sĩ tử trong những phút gay cấn nhất.

ở góc độ ấy, sẽ thật bổ ích nếu chính bạn là tác gia tự soạn ra những "phao" ấy.

Tự bạn hãy "chưng cất", đúc rút một cuốn sách giáo khoa thành một tài liệu cô đọng nhất, tự tay mình chép lại những công thức dễ quên mà lại cần nhớ (Điều này tùy thuộc ở mỗi người).

Trong quá trình "soạn thảo" ấy bạn đã phải tìm hiểu, chọn lọc và ghi nhớ những điều cốt lõi ấy. Và bạn đã tự tay mình có được một "cẩm nang" thỉnh thoảng lại giở ra ôn lại.

Chỉ có điều chiếc "phao cứu nạn" đó bạn chẳng cần phải đem vào phòng thi. Bởi bạn đã thuộc nằm lòng trong "bộ nhớ" của mình rồi.

Xin chúc các bạn mặt hái một mùa thi tốt đẹp.
 
Giúp bạn học thuộc lòng

Bạn cực ghét học thuộc lòng? Cần tìm cách đơn giản hơn để nhớ những bài học dài? Nếu câu trả lời là đúng thì bạn hãy xem xét những cách sau đây:

1. Đảm bảo hiểu:

Bạn chỉ có thể nhớ hoàn toàn một vấn đề nếu bạn hiểu nó --> Luôn có thói quen tự hỏi "Mình hiểu chưa?" --> Luôn tìm sự logic của những sự kiện (ví dụ: mọi thứ có diễn biến như bạn dự đoán không?) --> Cấu trúc lại các sự kiện --> Trình bày lại với bạn bè (khi bạn nói với người khác là thêm một lần bạn hiểu).

2. Tự đặt ví dụ

Tǎng hiểu biết của mình ra ngoài bài vở nhưng lại giống như "vừa chơi vừa học" bằng cách lấy những ví dụ gần gũi. Chẳng hạn:

- Trong môn Hóa học, liên hệ "axít" với món giấm bạn dùng ở nhà.

- Trong môn Vật lý, liên hệ "gia tốc" với việc bạn đạp xe.

- Trong môn Sinh học, liên hệ "quang hợp" với cái cây khổ sở bạn trồng trong chậu và đặt nó trong phòng từ ngày này qua tháng khác.

3. Nghĩ bằng ảnh, màu và hình khối

Hình ảnh bao giờ cũng dễ nhớ hơn những ý kiến trừu tượng. Hãy làm màu sắc "đập" vào mắt bạn dễ dàng bằng cách dùng bút đánh dấu đủ màu gạch chân hoặc tô lên những ý chính. Dùng hình tam giác, hình hộp, biểu đồ, hình tròn... để "phác họa" bài học.

4. Lặp đi lặp lại

Bạn đi qua một điều gì đó càng nhiều lần, trí nhớ của bạn càng tiếp thêm nhiều thông tin. Tuy nhiên, mỗi lần bạn "đi qua" nó, bạn nên cố tìm một góc độ khác để bạn không phải lặp đi lặp lại mỗi một hành động. Bằng cách đa dạng hóa cách tiếp cận, bạn sẽ nhớ được rất lâu.
Học tập như thế nào để tiếp thu kiến thức mau hơn?
Có đến 80% học sinh đến học ở trường đều không theo đúng phương pháp của việc học tập. Phần lớn học lấy có, học từ chương, học như vẹt. Thầy cô cho bài nào học bài đó, có khi không học nữa, vì thế qua một năm học kiến thức thu vào chẳng có là baọ Vậy bạn nên học như thế nào để tiếp thu kiến thức được mau hơn? Để đơn giản hóa vấn đều, bạn hãy theo dõi những điều căn bản cần nhớ dưới đây mà hầu như học sinh nào cũng hay mắc phải.

a. Bạn có hoàn toàn hiểu rõ hết các bài học ở lớp chưa?
Nhiều bạn mỗi năm đều lên lớp, nhưng thật ra bài học năm trước chưa hẳn họ đã làm được, hiểu được. Đáng lý, hè họ phải học lại những gì chưa hiểu, nhưng chẳng có mấy ai làm điều đó. Nếu họ học những bài học mới hơn, cao hơn của lớp trên. Như thế vô tình họ đã chồng chất những điều chưa hiểu vào trí óc và mỗi lần giải đáp vấn đề gì thì khả năng của trí óc không thể giúp gì hơn là sự ngớ ngẩn biểu lộ ở đôi mày nhăn, miệng xệ và những cái lắc đầu bức tóc, vò tai vì "không hiểu".
Bạn nên ôn lại những gì mà lớp dưới bạn đã học, tìm hiểu cho thật rõ ràng những phần nào của chương trình lớp dưới mà bạn chưa hiểu, thấu đáo Nếu không bạn không thể tiếp thu nhanh được kiến thức mới của lớp trên. Từ lâu học sinh kém toán là do ở nguyên nhân mất căn bản ở lớp dưới. Có nhiều học sinh học gần hết cấp tiểu học mà vẫn chưa làm được toán chia và luôn luôn phải "cốp" bạn mình thôi. Bạn muốn giỏi Toán, Lý, Hóa, Vật Lý bạn phải có căn bản từ lớp dưới, bạn nên học lại để hiểu cho thật chín muồi những phần nào, đoạn nào, chương nào...để tiếp tục học tiếp vì các phần luôn luôn liên hệ mật thiết với nhau.

b. Bạn có liên hệ bài học vớp áp dụng thực tế không?
Nhiều bạn học ở lớp thì giỏi nhưng khi liên hệ với thực tế lại trở nên mù mờ ngớ ngẩn. Nhiều bạn học nào điện, nào điện tử nhưng không sửa được bóng đèn trong nhà, có bạn học hóa rất giỏi mà không biết vì sao vắt chanh vào sữa, sữa lại biến ra như đậu hũ?. Sự liên hệ bài học với thực hành rất ích lợi vì việc học sẽ hỗ trợ cho bạn ở tương lai. Khi ra đời, chạm thực tế hiếm thấy lý thuyết như ở trường lớp mà bạn học mà toàn là áp dụng của thực tế.

Đôi khi xa vời với sự học mà bạn đã đeo đuổi, vì những gì bạn học chỉ là căn bản, nếu những cái căn bản ấy bạn tấp đưa vào thực tế ngay từ khi đang học sẽ hữu ích cho bạn về sau và mau giúp bạn phát triển óc sáng tạo, tưởng tượng, dễ có nhiều khám phá phát minh diệu kỳ về sau.

c. Không phải chỉ học ở sách vở, bài học do thầy cô cho mà phải tìm hiểu thêm ở các tài liệu khác:
Ở thư viện, ở tiệm sách. Nếu từ nhỏ bạn đã ưa thích môn Toán hay môn Hóa bạn nên tìm thêm các sách loại này để đọc thêm, tìm hiểu thêm. Có thế, trí óc bạn mới phát huy, tài năng bạn mới phát triển.
Tuy nhiên, không phải bộ môn nào đều chỉ liên hệ với những lãnh vực ấy mà thôi. Ngày nay các môn học đều liên hệ ràng buộc lấy nhau, vì thế bạn cần phải đọc nhiều sách. Nhưng bạn phải đọc sách như thế nào vì sách nhiều quá và khả năng thu thấp vào trí óc bạn chưa hẳn là nhiều.

d. Bạn nên đọc sách như thế nào?
Bạn muốn đọc sách có kết quả, nghĩa là tiếp thu được điều hay, bổ ích từ sách thì trước tiên bạn phải tập sao cho mình thích đọc sách đã. Muốn vậy bạn phải nghĩ rằng mỗi cuốn sách được viết ra thường là tập hợp của vô số sách. Như thế là người viết đã "đọc giùm" và "chọn lựa" phần hay cho bạn rồi, giờ bạn chỉ có việc đọc lại mà thôi Ngoài ra sách là người thầy tận tâm bền chí nhất đeo đuổi bên bạn, bạn muốn hỏi khi nào là có khi đó. Nhờ sách mà bạn học được biết bao kinh nghiệm để thành công trong đời Khi đọc sách, bạn không nên đọc hấp tấp mà đọc chậm rãi để hiểu rõ ý nghĩa những gì ghi trong sách. Nếu là sách của bạn, bạn có thể dùng bút chì để đánh dấu những đoạn nào cần thiết. Nếu cần bạn có thể ghi vào một cuốn vở riêng, khi cần đem ra dùng, vì thực hành những gì mà bạn đọc được ở sách sẽ giá trị gấp ngàn lần bạn đọc hằng trăm cuốn sách mà không làm gì.
 
Phương pháp ôn bài thi

Thi cử nhằm mục đích đánh giá sự hiểu biết của bạn về các môn học. Do vậy, cách chuẩn bị hiệu quả nhất cho kỳ thi là tổ chức việc học tập có phương pháp ngay từ đầu nǎm học. Trong mục "chìa khóa học tốt" này, chúng ta đã có dịp tìm hiểu một số vấn đề như cách học bài SQ3R, cách lập kế hoạch và thời khóa biểu, cách ghi chép bài giảng v.v... Hôm nay, xin đề cập đến phương pháp ôn bài thi.

Tổ chức việc ôn thi

Nếu bạn đã áp dụng những chỉ dẫn về cách học tập, thì thi cử không còn là một thử thách khó khǎn. Dù vậy, để đảm bảo chất lượng bài thi, bạn cần lập một chương trình học thi có hệ thống. Nguyên tắc lao động trí óc luôn luôn là: "Làm việc một cách thông minh, không làm việc miệt mài quá sức", cụ thể là tối đa không quá 50 giờ một tuần.
Các môn nên xen kẽ vào nhau, chia ra ôn tập nhiều lần, mỗi lần một phần cách khoảng tương đối đều nhau. Mỗi khi ngồi vào bàn học, bạn hãy nhắc lại những gì đã học về một môn trong lần trước đó rồi mới bắt đầu học tiếp. Nghiên cứu cách lập thời gian biểu, sắp xếp thế nào cho toàn bộ chương trình ôn tập hoàn tất chừng một tuần trước kỳ thi. Như vậy, bạn sẽ có những ngày cuối cùng để ôn tóm lược, tạo cái nhìn toàn diện về từng môn học. Đừng bao giờ để cận kề kỳ thi mới vội vã học đêm học ngày, học đến quên ǎn quên ngủ. Nếu vì lý do bất khả kháng không học kịp hết bài vở, tốt hơn hết là nên tập trung vào những vấn đề chủ yếu, nắm chắc những điểm cơ bản. Tránh ôm đồm, nhồi nhét quá tải một khối lượng lớn kiến thức trong một thời gian ngắn, mà chỉ hiểu loáng thoáng, mơ hồ.

Dàn bài và tài liệu giáo khoa

Theo phương pháp SQ3R, ôn tập lần thứ nhất diễn ra càng sớm càng tốt sau khi vừa học xong một bài, lần thứ hai là ôn tập hàng tuần.
Ôn tập trước kỳ thi thường là ôn lần thứ ba nên chủ yếu dựa vào dàn bài từng môn học, kết hợp với việc tham khảo tài liệu giáo khoa khi cần thiết. Tất nhiên, dàn bài ở đây phải là những dàn bài hoàn chỉnh. Mỗi dàn bài là sự tổng hợp tối ưu giữa bài ghi ở lớp và sách giáo khoa, được trình bày có hệ thống, chính xác, ngắn gọn, nhưng đủ nghĩa và rõ ràng. Dưới tựa bài là các đề mục chính (I, II, III...), các phân mục (A, B, C...) các tiểu mục (1, 2, 3...) v.v... Tất cả phối kết với nhau thể hiện các ý tưởng chủ yếu, cốt lõi, các chi tiết, sự kiện quan trọng của từng bài học.
Khi học theo dàn bài, cứ mỗi lần đọc kỹ một đoạn, một phần, bạn hãy bỏ tập qua một bên, cố gắng nhắc lại những gì vừa đọc, hết đoạn này sang đoạn khác. Tiếp đến bạn nhắc lại dàn bài từ đầu đến cuối một lần, rồi xác định các vấn đề sau đây: Đề thi sẽ hỏi những gì về bài học này? Những điểm nào được giáo viên đặc biệt nhấn mạnh trong giờ giảng tại lớp? Những thông tin nào thầy cô dặn nên chú ý đọc kỹ ở sách giáo khoa?
Giải đáp các thắc mắc này, bạn sẽ tìm được những phần cần thiết phải học kỹ. Rồi lật sách ra, học cẩn thận những phần này. Sau đó, đến cuối mỗi chương sách có các câu hỏi ôn tập, thì bạn tập trả lời. Nếu không có, bạn hãy tự soạn ra một số câu hỏi xoay quanh những chỗ quan trọng và tự trả lời lấy. Chỗ nào chưa chắc chắn, hãy xem lại dàn bài và cả tài liệu giáo khoa để bổ sung cho hoàn chỉnh. Hết bài này sang bài khác, cách hỏi và trả lời như thế sẽ giúp bạn kiểm tra lại sự hiểu biết của mình để ôn tập chu đáo hơn.

Sử dụng đề thi cũ

Ngoài ra, bạn nên sưu tầm các đề thi cũ để tập làm bài cho quen. Trong chừng mực nào đó, việc trả lời viết các câu hỏi thi là một kỹ nǎng cần rèn luyện. Do vậy, thay vì chỉ liếc mắt qua các đề thi cũ và tự nhủ: "Ta làm được các câu 1, 3, 4, nhưng không làm được câu 2, 5, 6...", bạn nên thực hành viết ra để trả lời một số câu hỏi, ít ra là dưới hình thức ghi chú ngắn gọn. Cụ thể là chọn một số câu hỏi mẫu, rồi liệt kê những điểm mà bạn cho là cần thiết để có câu trả lời đạt yêu cầu. Sau đó, bạn nên trao đổi với bạn bè về bài làm của bạn. Nếu bạn nghĩ là cần tập trình bày đầy đủ các câu trả lời, thì hãy chọn một hoặc hai câu hỏi và ngồi vào bàn làm thử, như thể bạn đang ngồi trong phòng thi thực sự.
Sử dụng các đề thi tích cực như vậy sẽ giúp bạn tự đánh giá chính xác về khả nǎng diễn đạt khi làm bài, phân biệt những điều bạn biết rõ, những điều gì chưa nắm vững để trau dồi thêm. Nhiều khảo cứu cho thấy là trong các kỳ thi có sự chọn lựa các câu hỏi, không phải lúc nào thí sinh cũng chọn đúng những câu mà họ có thể làm tốt nhất. Bởi vì chưa thực sự làm bài thử bao giờ, thí sinh thường không biết rõ những chỗ mạnh, chỗ yếu của riêng họ. Như vậy, tập viết phần trả lời các câu hỏi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin khách quan hơn.

Học ôn vào đêm trước ngày thi

Như trên kia đã nói, cần phải tránh học vội vàng, nhồi nhét vào giai đoạn cuối. Nhưng ôn bài vào đêm trước ngày thi lại là vấn đề khác. Nên hay không nên làm thế còn tùy thuộc từng cá nhân. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, cǎng thẳng, bạn có thể hoàn toàn nghỉ ngơi hoặc tìm cách giải trí nhẹ nhàng, gạt bỏ tất cả bài vở qua một bên như lời khuyên của một số nhà giáo dục. Ngược lại, nếu mọi chuyện diễn tiến đều đặn, bình thường thì bạn nên lên kế hoạch ôn lần cuối cùng, dùng một vài tiếng đồng hồ vào đêm trước ngày thi để "hâm nóng" kiến thức và củng cố thêm lòng tự tin. Những công trình khảo cứu cho thấy là ngay đối với những thí sinh chuẩn bị thật chu đáo, việc ôn thêm một giờ trong tâm trạng phấn chấn ngay trước khi thi vẫn rất có lợi. Bởi vậy, tốt nhất là nên giữ nếp sinh hoạt điều hòa hàng ngày, duy trì học tập theo giờ giấc, tránh xáo trộn để có phong độ ổn định khi bước vào phòng.
Sau cùng, nên nhớ là ǎn uống có chất lượng, ngủ đủ, tập thể dục đều, giữ gìn tốt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cũng là những yếu tố quan trọng cần được bạn quan tâm đặc biệt trong mùa thi. Lơ là những yếu tố vừa kể, chỉ chú trọng việc học hành chưa đủ để các bài thi của bạn đạt điểm cao.
 
Em này chắc là sinh viên nên còn bị ám ảnh bởi thi cử. Anh đi làm rồi nhưng vẫn đang học nâng cao, học có phương pháp thì mới có hiệu quả nhỉ. Thanks !:thumbup1:
 
Ðề: Phương pháp học

Bác Bala ơi, cái này cũng có hiệu quả khi học kế toán - tài chính phải không ạ ?
Bác có thể nêu kinh nghiệp bản thân khi áp dụng pp này vào thực tế học kế toán của mình và chia sẻ được không ?
 
Ðề: Phương pháp học

Bác Bala ơi, cái này cũng có hiệu quả khi học kế toán - tài chính phải không ạ ?
Bác có thể nêu kinh nghiệp bản thân khi áp dụng pp này vào thực tế học kế toán của mình và chia sẻ được không ?

Bác ấy bỏ nhà ra đi từ ngày 13 tháng 11 năm 2006 rồi anh Kuki ơi! Có gọi cũng không nhằm nhò gì, thôi thì záng học hỏi theo thôi!:cheers1:
 
Ðề: Phương pháp học

bài viết về việc đọc sách trước khi đến lớp hay lắm, rất sát vs thực tế. Cám ơn bạn bala nhju` xiệt nhju` nghen
 
Ðề: Phương pháp học

cám ơn bạn đã tổng hợp tài liệu này!
 
Ðề: Phương pháp học

oạch ! Đọc hoa hết cả mắt ! Phương pháp gì mà lắm thế ? Mình thì nghĩ mỗi người có 1 cách học riêng , phương pháp học riêng....làm sao phù hợp với thời gian và công việc của mình là okie thui . Chứ làm theo phương pháp này nọ cũng mệt lắm , chỉ nên tham khảo thui..
 
Ðề: Phương pháp học

:sweatdrop: Cám ơn nhiều !
-----------------------------------------------------------------------------------------
:hypo: Nhưng cũng có nhất thiết phải Học ôn vào đêm trước khi thi không ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phương pháp học

nhiều wa' cảm ơn bạn nhiều nhé
-----------------------------------------------------------------------------------------
nhiều wa' cảm ơn bạn nhiều nhé
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phương pháp học

Toàn lý thuyết, ít ai làm theo.
 
Ðề: Phương pháp học

Chào tất cả mọi người đọc bài này .Mình muốn gửi cho các bạn đang đi học vài sưu tầm về phương pháp học nhé:

ÐỌC SÁCH TRƯỚC KHI NGHE GIẢNG

Ðọc sách trước khi nghe giảng? Chưa nghe giảng đã vội đọc sách làm gì cho khổ, cho lãng phí thời gian! Nghe giảng xong đọc sách có phải mau hiểu hơn không? Tôi đang đọc, đang học những bài thầy đã giảng rồi chưa xong, lại còn khuyên tôi "đọc trước"!

Nếu đã "trót" đọc đến đây, xin bạn cố kiên nhẫn đọc tiếp xem có thể chắt lọc được chút ít... có lý nào chăng.

Trước hết cần phải nói về cách đọc sách trước khi nghe giảng như thế nào, sau đó mới bàn đến cái lợi của việc làm này, bởi vì hiệu quả tùy thuộc rất nhiều vào cách đọc.

Nên đọc theo trình tự sau:

1. Ðọc nhanh toàn bài. Ðọc xong dừng lại suy nghĩ một cách khái quát về những nội dung chính yếu được đề cập đến trong bài.

2. Ðọc lại để phát hiện những thuật ngữ và những khái niệm mới. Có thể là mới gặp lần đầu, hoặc bạn có cảm giác hình như đã gặp ở đâu đó rồi nhưng vẫn còn thấy lạ. Hãy tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ và nội dung các khái niệm.

3. Ðọc chậm để hiểu từng phần. Gặp những chỗ khó hiểu hãy dừng lại suy nghĩ, cố gắng để hiểu đến mức tối đa (so với khả năng của mình chứ không phải tối đa ý cái phải hiểu !). Tất nhiên, mức độ hiểu được của mỗi người rất khác nhau. Ðiều ấy không quan trọng. Miễn là bạn đã hết sức cố gắng suy nghĩ. Sau khi đọc xong mỗi đoạn bạn nên tự xếp mức hiểu của mình làm ba bậc: hiểu đầy tự tin, hiểu nhưng không được tự tin lắm và chưa hiểu; tương ứng có thể đánh dấu + , +/- và - vào lề nếu là sách riêng.

4. Ðối chiếu với mục tiêu học tập (Trong phương pháp dạy-học tích cực cùng với việc công bố chương trình và kế hoạch dạy học các bộ môn cho sinh viên biết trước cả mục tiêu học tập của môn học và mục tiêu học tập của mỗi bài). Sau khi "nghiên cứu" hết cả bài bạn nên tự đánh giá xem mục tiêu nào mình đã đạt được tưong đối trọn vẹn? Mục tiêu nào đã đạt được một phần? Mục tiêu nào hầu như chưa thu nhận đuợc gì?

5. Soạn câu hỏi về tất cả những gì bạn chưa hiểu. Chưa hiểu mà đặt được câu hỏi khúc triết cung đáng quý lắm! Truớc hết nên đặt những câu hỏi sát với mục tiêu học tập. Không nên cố gắng "sáng tạo" ra những câu hỏi thật khó mà ngay cả thầy có khi cung chịu (những câu hỏi "chết nguời" !). Nhưng tôi cũng phải nói thêm rằng có những câu hỏi của sinh viên rất hay, có khi còn giúp cho thầy nảy sinh một ý tưởng mới: một hướng nghiên cứu mới...

Ðọc sách trước khi nghe giảng có lợi gì?
1. Bạn sẽ dễ dàng tiếp thu khi nghe giảng vì bạn đã nắm vững các thuật ngữ các khái niệm. Do quĩ thời gian cho mỗi bài có hạn thường thầy chỉ giới thiệu nhanh một luợt những thuật ngữ, những khái niệm mới. Thầy càng không có thời gian để giảng lại các thuật ngữ và các khái niệm đã được đề cập đến ở các bài trước.

2. Bạn sẽ tập trung nghe giảng hơn vì bạn muốn xem xét những điều mình tự cho là hiểu, có hiểu đúng không? Ðặc biệt bạn đang ở trạng thái chờ đón nghe giảng những điều khi đọc sách bạn đã hết sức cố gắng mà vẫn chưa hiểu đuợc như "nắng hạn chờ mưa". Những kiến thức đó sẽ được bạn đón nhận nhanh chóng và sẽ nhớ rất lâu.

3. Ban sẽ ghi chép một cách chọn lọc hơn. Bạn không phải cắm đầu cắm cổ vội vàng ghi chép tất cả những điều thầy giảng vì bạn biết những gì đã có trong sách những gì không. Cùng với cái lợi này, bạn sẽ có nhiều thời gian chăm chú nghe giảng, bởi không phải lúc nào thầy cũng chờ tất cả các bạn ngưng bút mới giảng tiếp trừ khi thầy giảng theo "phương pháp" đọc chính tả!

4. Bạn sẽ có điều kiện tham gi tích cực trong buổi dạy - học. Khi thầy áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sự hoạt động của sinh viên ở trên lớp sẽ nhiều hơn. Thường thì thầy yêu cầu đọc sách trước. Những câu hỏi thầy đặt ra để thảo luận đòi hỏi phải vận dụng những kiến thức đã có. Nếu không đọc sách truớc, bạn sẽ không thể tham gia ý kiến hoặc có những sự rất hạn chế.

Cuối cùng cần phải nhấn mạnh rằng việc đọc sách trước khi nghe giảng không làm bạn tốn thêm thời gian, nếu nhìn bao quát cả quá trình học tập. Bốn lợi ích trên sẽ giúp bạn nhanh hiểu bài hơn, hiểu sâu sắc hơn và nhớ lâu hơn, vì vậy thời gían ôn tập rút ngắn được thường nhiều hơn so với thời gian bạn cần để đọc sách truớc.

Trời ơi, đọc xong đã hoa cả mắt lên rồi:confuse1:, tuy nhiên thì cũng cảm ơn bạn vì post bài dài thế để chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.:cheers1:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top