Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Trước đó mình nên tham khảo ý kiến của bạn bè xem tình hình thế nào để yêu cầu mức lương hợp lý.
Theo mình nên nói thẳng với người tuyển dụng mức lương mà mình cho là hợp lý đó.
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Thẳng thắn mà nói, mức lương bao nhiêu sẽ làm em thoải mái nhận việc?". vậy với câu hỏi này thì theo các bạn phải trả lời thế nào? ai bít chỉ mình với

Thực ra để trả lời 1 câu hỏi khéo léo như thế này cũng thật khó khăn với các bạn sinh viên mới ra trường như chúng ta phải không?
Còn theo mình thì mình sẽ trả lời như thế này không biết như thế nào mọi người có thể bổ sung thêm nha: Thực ra khi mới vào công ty không ai có thể đánh giá năng lực trình độ của mình như thế nào vì học thực trên lý thuyết khác với thực tế nhiều lắm các bạn à, có nhiều điều mà chúng ta không biết được đâu các bạn à, Vậy sao ko bảo với họ rằng hãy để bạn làm thử việc trong vòng 01 tháng lúc đó xem với năng lực trình độ của mình để đánh giá chính thực lực của mình và đưa ra 1 mức lương hợp lý với trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Có bác nào bổ sung không? Em xin hết!
good bye see you again
:hurray:CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG:ibbanana:
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

em cũng đi PV nhiều lần, nhưng chỉ có 2 lần là gây ấn tượng với em nhất:
- Lần thứ nhất cũng là lần đầu tiên đi PV, tại công ty viettel, do chưa bao giờ đi PV và ko có sự chuẩn bị trước(12h gọi PV, lúc đó em dang o Đà Lạt, mà 9h sáng hôm sau là PV rồi) nên em cũng khá bối rối. vào PV, nhà tuyển dụng hởi rất nhiều, về chuyên ngành, về kiến thức xã hội, về cách xử lý tình huống...và cuối cùng là hỏi mức lương em mong muốn. Thật sự bối rối nên em nói đại: dạ có lẽ là trên 1 triệu. khi đó nhà tuyển dụng nói rằng: anh trả em 1.050.000dd được không? cũng là trên 1 triệu. em thuê nhà bao nhiêu? ăn uống sinh hoạt bao nhiêu? với số tiền đó em có đủ sống không? lúc đó em thật sự chỉ biết ngồi nghe. vậy là bỏ lỡ cơ hội rồi!
- Lần ấn tượng thứ 2 là lúc em PV vào 1 công ty XNK, sử dụng tiếng Anh là chủ yếu. thú thật do cũng không biết gì về công ty nên đến lúc vào PV và làm bài test bằng tiếng anh em khá bất ngờ và muốn bỏ cuộc luôn, muốn đi về ngay cho rồi, vì anh văn em rất tệ. cả bài test em chỉ trả lời được vài câu, nghe và viết tiếng anh cũng tệ. có khoảng 3-4 lần gì đó em muốn nói với người trực tiếp giám sát em là em không muốn làm bài nữa, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, dẫu sao cũng đã đến đây rồi thì cũng nên ở lại cho đến cùng, mặc dù biết mình rớt chắc. cuối cùng sếp ra PV em, vì nghĩ mình rớt rồi( vì bài test có làm được gì đâu) nên em trả lời PV rất thật, và cũng khá tự nhiên, thoải mái, không thấy áp lực như những lần PV khác, em cũng nói thẳng với sếp rằng em đã có ý định bỏ cuộc nhưng cuối cùng vẫn ở lại, em muốn đã làm việc gì đó thì làm cho đến cùng, dù biết trước kết quả không như mình mong đợi.
hôm đó em PV từ 2h đến 5h30 và cuối cùng, em được nhận vào cty làm việc. sếp bảo có rất nhiều người đã bỏ cuộc giữa chừng vì biết đây là công ty sử dụng tiếng anh là chủ yếu, và anh cũng thấy rằng ngoại ngữ của em chưa tốt, nhưng anh cho em 1 cơ hội, anh tin em sẽ làm tốt công việc ở cty.

Kinh nghiệm của em chỉ nghèo nàn thế thôi, nhưng từ đó em thực sự nhận ra rằng làm việc gì cũng nên kiên trì, nhẫn nại, nếu không đạt được điều mình mong muốn thì ít ra là cũng đã để lại ấn tượng tốt trong lòng người khác.
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Đã tham gia diễn đàn này chắc hẳn bạn cũng đã từng kinh qua kinh nghiệm (được) phỏng vấn, hoặc chí ít cũng đang chuẩn bị cho một cuộc "đấu trí" như vậy trong tương lai gần. Vấn đề là, trong những buổi đàm đạo đó, người ta hỏi, và nên hỏi những câu hỏi nào??

Người ta nói: "Một câu hỏi tốt có giá trị bằng nửa câu trả lời"

Trên thực tế, sách dạy "1002 kinh nghiệm khi dự phỏng vấn" - hoặc những thứ tương tự như vậy - có đầy ngoài đường và trên internet. Bao nhiêu phần trăm trong mớ hỗn độn đó là có giá trị? Quan trọng hơn, có bao nhiêu phần trăm trong số gọi-là-kinh-nghiệm đó thực sự giúp ích cho bạn??

Tui muốn mở topic này để cùng trao đổi với danketoan kinh nghiệm thực tế về vấn đề tưởng đơn giản nhưng có ý nghĩa quyết định đến nghề nghiệp và cuộc sống của chúng ta.

Tui xin mở đầu trước:

Lần gần đây nhất tui được phỏng vấn, người ta hỏi: "Nếu sếp có vấn đề bất đồng với anh, và anh tin chắc là mình đúng, anh giải quyết tình huống đó như thế nào?"

Lần gần đây nhất tui đi phỏng vấn người ta, tui hỏi: "Thẳng thắn mà nói, mức lương bao nhiêu sẽ làm em thoải mái nhận việc?". Rất thất vọng, vì có tới 4/5 ứng viên chung kết trả lời sai câu hỏi này. Rất may mắn, vì có 1/5 trả lời đúng và đó là người chúng tôi chọn.


Nếu bạn sắp đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị!
Chúc may mắn :D

Chào các bạn,
Nếu các bạn có đi ứng cử vào chức vụ ktt mình xin bổ sung thêm những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi như sau:
- Anh (chị) hãy đưa ra sơ đồ một phòng kế toán.
- Với sơ đồ như vậy sẽ thích hợp với một mô hình công ty với quy mô như như thế nào?
- Theo anh ( chị) thì trong bộ phận kế toán những công việc nào không được kiêm nhiệm công việc khác, rủi ro khi điều đó xảy ra.
Hy vọng sẽ giúp ích được mọi người!
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Chào cả nhà,

Mấy bữa rày bận rộn công việc, phần vì nền kinh tế đình trệ (giảm lương tăng giờ làm), phần vì nguồn lực nhân sự bất ổn (cả về chất lẫn về lượng) nên đâm ra hơi thụ động... xem ra đề tài này chết dí với câu hỏi "sao không trả lời hộ tui em...?" của bạn nhoc.kul đã hơn một năm rồi :-(

Bạn biết tại sao tui cố tình không trả lời những câu hỏi đã viết không? Vì trong lĩnh vực này chẳng bao giờ có một câu trả lời luôn luôn đúng. Bạn nên chuẩn bị đáp án cho riêng mình --- đáp án mà bạn cảm thấy tự tin và tâm đắc nhất.

Với tư cách là người được phỏng vấn, tui sợ nhất là người phỏng vấn tui "giấu bài". Tui thích nói trò chuyện trao đổi thẳng thắn hơn là cố đoán người ta muốn gì.

Với vai trò là người phỏng vấn, tui sợ nhất gặp ứng viên "trả bài": sách vở dạy sao thì lặp lại một cách máy móc, nhiều khi y chang không sai một chữ.

Ngoài ra còn một cái sợ chung đó là sự giả dối. Trong vòng một vài tiếng đồng hồ bạn có thể đánh giá đôi ba thứ về người đối diện, song để biết ra sự thật (nhiều khi rất phũ phàng) bạn sẽ cần (trả giá) một thời gian lâu sau đó!!!

Trong thực tế, để hạn chế tình trạng ứng viên dùng "kỹ năng ba hoa" để trả lời phỏng vấn, người ta thường dùng những câu hỏi gián tiếp khi đặt vấn đề. Hôm nay tui mạn phép chia sẻ vài câu hỏi như vậy, kèm theo sự vận dụng chủ quan của tui, mời các bạn tham khảo biết đâu sau này hữu dụng:

* Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty trước? Đây là một câu hỏi tương đối khó. Xoáy vào câu hỏi này sẽ biết được nhiều thứ về ứng viên như năng lực làm việc, yêu cầu lương bổng, khả năng chịu áp lực v.v... Trong khi đó, nếu hỏi Điều gì sẽ giữ chân bạn với cty chúng tôi? thì nhiều khả năng câu trả lời sẽ không mấy thực tế.

* Bạn nghĩ gì về sự vất vả của nghề kế toán? là sự thay thế hoàn hảo cho câu Liệu bạn có sẵn sàng làm việc ngoài giờ không? Câu hỏi trước sẽ cho thấy ai yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc, trong khi câu hỏi sau 99.9% lời đáp sẽ là "Có" kèm theo một hoặc nhiều chữ "nhưng..."

* Ngoài cty chúng tôi, bạn có đang xin việc ở các cty khác không? Bạn đi tìm việc, còn nhà tuyển dụng thì tìm nhân sự. Họ cũng muốn biết tình hình "cạnh tranh" như thế nào. Ngoài ra, câu hỏi này sẽ cho biết bạn có phải là người năng động hay không, bạn đang tìm kiếm gì cho nghề nghiệp của mình và quyết tâm của bạn để giành một vị trí trong cty này đến đâu.


... Hôm nay lại phải tạm chia tay với các bạn ở đây rồi. Hẹn lần sau!

Chúc cả nhà năm mới nhiều hạnh phúc và tài lộc!
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

bạn biết j` về công ty?
1 câu hỏi nữa là bạn có biết chữ "CO" trong tên công ty chúng ta là chữ viết tắt của từ j` k?
:imlanglun:
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Thực ra khi phỏng vấn! Nhà tuyển dụng hay mắc phải lỗi là luôn tỏ ra minh giỏi hơn ứng viên! điều này la không nên, vì vậy nếu rơi vào tình huống này ứng viên phải chủ động chuyển đề tài ngay, không để nhà tuyển dụng đánh đố, rồi chúng ta không thể trả lời được sẽ rất mất điểm. Khi gặp các nhà tuyển dụng luôn luôn hỏi về kiến thức chuyên ngành ma mình không được học thì ứng viên nên nói thẳng với người tuyển dụng là những kiến thức mày tôi không được học, cái mà nhà tuyển dụng cần là con người chứ không phải là kiến thức sách vở này, ứng viên phải chủ động làm chủ tình huống, nhưng không để nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu khi nghĩ ứng viên giỏi hơn nhà tuyển dụng, và các câu trả lời không bao giờ được nói là "không bao giờ" mọi thú có thể xảy ra, nhưng
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Chào cả nhà!

Ứng viên lần trước như vậy là đã không thể lọt vào vòng sau... Vì thế tui lại được "vinh dự" tham gia tìm kiếm nhân sự khác. Sau đây là một số câu hỏi khá hay tui nhặt nhạnh được trong buổi PV mới đây nhất, tất cả đều do sếp người nước ngoài hỏi, hy vọng các bác sẽ rút tỉa được chút gì đó:

* Bạn học được gì từ thời gian làm việc tại công ty hiện tại?

* Vì sao bạn gia nhập công ty hiện tại? (...) Vì sao bạn muốn rời bỏ công việc đó? Nếu công ty đó mời bạn ở lại tiếp tục làm việc, bạn sẽ đưa ra những điều kiện nào?

* Nếu một công ty khác tương tự như công ty chúng tôi cũng mời bạn làm việc, bạn nghĩ sao?

* Bạn nghĩ gì về việc làm một con cá to trong một cái ao bé, và làm một con cá be bé trong một cái ao to? Bạn thích cái nào hơn?


Có vẻ sếp Tây rất thích cách đối đáp của ứng viên. Từ từ tui sẽ bật mí các câu trả lời của ứng viên này để các bác tham khảo.

Chúc vui!

Mình thấy các cau hỏi bạn đưa ra chủ yếu bằng tiếng anh, nếu được bạn ghi luôn cau hỏi bằng tiếng anh bên cạnh tiếng việt cho mọi người cùng tham khảo.
Thanks a lot!
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

ừ, đúng đấy.với mức lương bao nhiêu trả lời khó thật.nếu cao quá sợ mình ko trúng tuyển mà thấp quá thì lại sợ mình bị thiệt.mình cũng đang đi thực tập, chuẩn bị đi làm rùi nên cũng muốn biết câu trả lời cho câu hỏi trên.
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

ừ, đúng đấy.với mức lương bao nhiêu trả lời khó thật.nếu cao quá sợ mình ko trúng tuyển mà thấp quá thì lại sợ mình bị thiệt.mình cũng đang đi thực tập, chuẩn bị đi làm rùi nên cũng muốn biết câu trả lời cho câu hỏi trên.

Mình cũng vừa ra trường đang muốn kiếm một công việc. Nhưng theo mình những câu hỏi đó muốn trả lời được phải tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh trước của mỗi người không thể có mẫu sãn được. Nếu có mẫu sãn thì ai cũng được tuyển, ai cũng có việc làm, có đáp án rùi thì chỉ càn học thuộc rồi trả lời khi phỏng vấn. Bạn xem như vậy thì phỏng vấn còn có ý nghĩ gì nữa.
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

chiến đấu tới cùng dành phần thắng hehehhe
mức lương hả 10000000 ít wa không????
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

hu hu. Biết hỏi như thế rùi nhưng trả lời sao cho hợp lí là cả một vấn đề. Mỗi nhà tuyển dụng yêu cầu đều khác nhau. Chỉ cần một câu ko vừa lòng họ có thể cho bạn " đo ván " ngay
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Đã tham gia diễn đàn này chắc hẳn bạn cũng đã từng kinh qua kinh nghiệm (được) phỏng vấn, hoặc chí ít cũng đang chuẩn bị cho một cuộc "đấu trí" như vậy trong tương lai gần. Vấn đề là, trong những buổi đàm đạo đó, người ta hỏi, và nên hỏi những câu hỏi nào??

Người ta nói: "Một câu hỏi tốt có giá trị bằng nửa câu trả lời"

Trên thực tế, sách dạy "1002 kinh nghiệm khi dự phỏng vấn" - hoặc những thứ tương tự như vậy - có đầy ngoài đường và trên internet. Bao nhiêu phần trăm trong mớ hỗn độn đó là có giá trị? Quan trọng hơn, có bao nhiêu phần trăm trong số gọi-là-kinh-nghiệm đó thực sự giúp ích cho bạn??

Tui muốn mở topic này để cùng trao đổi với danketoan kinh nghiệm thực tế về vấn đề tưởng đơn giản nhưng có ý nghĩa quyết định đến nghề nghiệp và cuộc sống của chúng ta.

Tui xin mở đầu trước:

Lần gần đây nhất tui được phỏng vấn, người ta hỏi: "Nếu sếp có vấn đề bất đồng với anh, và anh tin chắc là mình đúng, anh giải quyết tình huống đó như thế nào?"

Lần gần đây nhất tui đi phỏng vấn người ta, tui hỏi: "Thẳng thắn mà nói, mức lương bao nhiêu sẽ làm em thoải mái nhận việc?". Rất thất vọng, vì có tới 4/5 ứng viên chung kết trả lời sai câu hỏi này. Rất may mắn, vì có 1/5 trả lời đúng và đó là người chúng tôi chọn.


Nếu bạn sắp đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị!
Chúc may mắn :D

theo bạn khi hỏi về mức lương mình nên trả lời như thế nào thì được lọt , mình đã bị hỏi như v ậy và mình mới ra trường nên mình nói tùy theo họ , vậy là mình rớt rồi,
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

theo bạn khi hỏi về mức lương mình nên trả lời như thế nào thì được lọt, mình đã bị hỏi như vậy và mình mới ra trường nên mình nói tùy theo họ, vậy là mình rớt rồi

Trong cuộc phỏng vấn tìm việc, bạn cần hiểu một khi người ta hỏi mức lương mong muốn nghĩa là bạn đã tạo được một ấn tượng tốt đối với người tuyển dụng. Nói nôm na là "món hàng" xem được thì kẻ mua mới dạm giá người bán.

Tuy nhiên, đây không phải là chuyện con cá mớ rau. Không phải người mua nào cũng muốn mua rẻ --- vì ngoài tuyển dụng thì vấn đề phát triển và giữ chân nhân viên cũng phải được tính đến. Cho nên mới nói (bạn có thể tham khảo các bài viết trước trong chủ đề này), "thách giá" cao quá là không nên, mà chào mời bèo bọt quá thì cũng coi không được.

Trong câu hỏi có mùi tiền này, nhiều khả năng người tuyển dụng cũng muốn đánh giá xem bạn hiểu về thị trường của "mặt hàng" mà bạn đang bán đến đâu, và bạn tự đánh giá "chất lượng sản phẩm" của mình như thế nào. Nếu bạn biết chút ít về mặt bằng lương của cty đó thì quá tuyệt, cứ mạnh dạn nêu yêu cầu của mình trong khoảng 100%-120% của mức lương chuẩn cho vị trí mà bạn đang nhắm tới.

Nếu chưa biết gì về thông tin lương bổng của vị trí cần tuyển dụng (có lẽ là bạn chưa cất công tìm hiểu, hoặc bạn chưa thật nghiêm túc) thì cũng có vài cách khác. Dễ nhất là tham khảo trên báo, trên mạng - cả phe mua lẫn phe bán - xem người ta chào giá cho những món hàng tương tự ra sao để tự lượng sức mình. Nếu bạn đã từng đi làm thì cứ lấy mức lương ở cty cũ mà làm mốc: đề nghị mức lương bằng với sếp trực tiếp ở cty cũ cũng là một ý không tồi. Một số bạn có quy tắc khá đơn giản nhưng không phải là không có căn cứ: lấy số lương hiện tại nhân lên gấp rưỡi hay gấp đôi rồi từ từ trả giá...

Một vài cuốn sách cho rằng cách trả lời câu hỏi này là "tùy theo cty" - giống như bạn nthuylien đã chia sẻ. Theo tui đây là tối sách. Hãy tưởng tượng bạn tới cửa hàng và thấy món đồ đẹp, và hỏi người bán "cái gì dùng để làm gì dzậy? giá nhiu?" để rồi nghe rằng: "cái đó muốn dùng làm gì cũng được, muốn cho bi nhiu thì cho!!" --- bạn sẽ nghĩ sao??!


Thân!
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Thế sao thấy Bác tuinethaykhong toàn trích bài hoặc ý ngưiời khác thế ? nếu là bác thì Bác sẽ đáp như thế nào ? đó là cái mà lâu nay Bác chưa trả lời đó :mocmui: .. hi vọng sẽ nhận được câu trả lời của bác sớm nhất .. đừng làm em buồn thất vọng :ammuu:

Hì hì... hì hì hì...

Tui không trích bài người khác (trừ khi có chú thích), tui cũng không mượn ý kẻ khác (trừ khi dẫn giải rõ ràng). Nếu đọc đến đây mà bạn vẫn gắng hỏi "nếu là bác thì bác sẽ đáp như thế nào?" thì người "buồn thất vọng" phải là tui đây mới đúng!

Nếu ngày mai tui đi phỏng vấn xin việc thì tối nay tui sẽ không vô danketoan.com mà gu-gồ xem cty nọ làm ăn ra sao, uy tín thế nào, đãi ngộ nhân viên trọng hay khinh, có xứng đáng để tui trao thân gửi phận dài lâu hay không v.v... Vì ngày mai tôi dự tuyển vị trí thư ký kế toán trưởng (ặc ặc) nên tui cũng tranh thủ dùng cái sim khuyến mãi chưa bị khoá gọi mấy người quen - cả thư ký lẫn kế toán - hỏi thăm xem bữa rày họ nộp thuế thu nhập nhiều hay ít...

Sau khi dùng hệ phương trình tích phân đa điểm (ặc ặc) ráp nối hết các thông tin tui lượm lặt được, kết quả cho thấy 84.6% khả năng mức lương hợp lý cho vị trí thư ký kế toán trưởng mà họ đang tuyển là từ 4.666.845đ đến 6.132.108đ mỗi tháng chưa kể thù lao làm ngoài giờ.

Tối nay trước khi đi ngủ tui sẽ dợt lại vài lần, để ngày mai lỡ cty nọ đề cập vấn đề lương bổng, tui sẽ trả lời thế này: "Thưa ông/bà, dĩ nhiên nhân viên nào cũng muốn được cty tưởng thưởng xứng đáng cho công sức đóng góp của mình, và tuinethayko cũng không ngoại lệ. Với yêu cầu công việc, vai trò trách nhiệm cùng với những thử thách của vị trí thư ký kế toán trưởng này, tuinethayko hy vọng sẽ nhận được mức lương tương đương 350 đô la Mỹ mỗi tháng quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm thanh toán. Dĩ nhiên, tuinethayko rất vui lòng để trao đổi thêm về lương bổng, phúc lợi cũng như điều kiện làm việc v.v. để hai bên có thể gặp nhau và tuinethayko có cơ hội đóng góp sức lực, trí tuệ và kinh nghiệm cho quý công ty".


Ghi chú: tui không đảm bảo về khả năng được tuyển dụng cũng như không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến thu nhập của bạn nếu bạn sử dụng toàn bộ hoặc một phần nội dung tui viết ở bên trên. Bạn có thể tham khảo, vận dụng những nội dung này và tự chịu trách nhiệm về những rủi ro có thể có!!!


Chúc ngủ ngon và hẹn gặp lại!
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Thanks anh nhé! dù anh chỉ trích dẫn thui nhưng rất hay,bổ ích và bất ngờ đối với nhiều câu trả lời ... anh cho em hỏi cái đỏ đỏ đc không ? mình tính như thế nào ????

Trích dẫn là trích dẫn thế nào?! :muongita: Bài tui viết mà cứ bị tước bản quyền như vậy coi sao đặng...

Cái vụ tính toán đó bạn đừng dây dưa vào làm gì, nhức đầu lắm. Bạn có xem chương trình "Hãy chọn giá đúng" trên ti vi không? Đi phỏng vấn tuyển dụng nôm na cũng như vậy, người ta kêu bạn ra giá thì cứ ra giá, thua thì thôi (gỡ gạc được chút kinh nghiệm), còn thắng thì được nhiều hay ít là do tài trí mình được đến đâu. Chần chừ thoái thác đồng nghĩa với mất cơ hội. Đơn giản thế thôi.

.....

Vài bữa nữa tui lại phải đi phỏng vấn tuyển người. Sợ! Các bạn có biết người tuyển dụng như tui lo ngại nhất điều gì không??!

Hãy đặt mình vào vị trí của "người mua", có thể cơ hội "quảng cáo & bán hàng" của bạn tăng lên nhiều đấy!


Hẹn bài tới!
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn… Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)

Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”.
3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.
4. Điểm yếu của bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ”.
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.
6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn…
7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).
8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?

Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.
11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.
12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ.
13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

chào các bác!
chủ đề này hay đấy, em xin man phép trả lời thử nhé:
-"nếu đc nhận vào làm, kế hoạch 2 năm tới của bạn là gì?"- nếu được nhận vào làm trong hai năm tới em sẽ cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc mà công ty giao, học hỏi trao dồi kiến thức chuyên môn, và em rất mong muốn sẽ đạt đc vị trí cao .
-"bạn có chơi chứng khoán ko? sao vậy?- hiện tại thì em chưa có khả năng thử sức với lĩnh vực chứng khoản mặc dù rất thích .vì vấn đề tài chính, kinh nghiệm kiến thức hiểu biết vẫn chưa sâu nhưng trong tương lai em sẽ cố gắng khắc phục những vấn đề đó :xinchao:
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Mình thấy mọi người nói rất hay nhưng nếu là mình "bản thân người hỏi câu hỏi đó họ biêt vấn đề tiền lương quan trọng thật ,nhưng bạn xabs định đi phỏng vấn ở côn ty người ta có nghĩa là bạn đax chấp nhận
Nếu bạn cho thấy được lòng yêu nghề của bạn trong câu trả lời họ sẽ tuyển bạn thôi
Nếu bạn làm được việc chắc chắn bạn sẽ được nâng lương
 
Ðề: Phỏng vấn tuyển dụng: Thực tế người ta hỏi gì?

Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả lời phù hợp có thể giúp ích cho bạn:
1. Hãy tự giới thiệu về Anh/ChịHãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.
2. Anh/Chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?
Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.
Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!
3. Điểm mạnh của Anh/Chị?Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.
4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.
5. Giới hạn của Anh/Chị?
Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: “Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này.” hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.
6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: “Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này”.
7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai? Hãy bộc lộ niềm mong muốn hoàn thành các công việc tốt đẹp và sự tự tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của bạn! Tuy nhiên, cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.
8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?
Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!
9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?
Bạn có thể trình bày như sau: “Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty”. Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.
10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?
Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.
11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?
Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: “Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể”.
12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?
Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định “sự phù hợp” của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.
13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?
Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!).
14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?
Câu hỏi này có nghĩa là: “Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn”. Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ “Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần.”
15. Phong cách quản lý của Anh/Chị?Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.
16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết
Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.
17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?
“Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không”. Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.
18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?
Nếu có, bạn có thể trả lời như sau “Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải”.
Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.
19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).
20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.
21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?
Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.
22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã “suy nghĩ lại” khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.
23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?
Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.
24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.
25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?
Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.
26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.
27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.
28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?
Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. “Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình”. Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!
29. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.
30. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây? Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.
31. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.
32. Anh/Chị cho rằng cấp dưới/đồng nghiệp nghĩ sao về mình?
Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!
33. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?
Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.
34. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua. Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
35. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, “Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng”.
36. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ/người sếp trước đây?
Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.
38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.
39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.
40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?
Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: “Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?” hay “Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này”. Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.
41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?
Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?“Hoàn toàn không có vấn đề nào cả.” (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất “đáng gờm”).
43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?
Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.
44. Anh/Chị thường đọc gì?Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất?
Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.
46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị?
Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.
47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.
48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?
Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.
mình sưu tầm trên mạng, các bạn tham khảo nhé! chúc thành cônghttp://www.danketoan.com/forum/images/smilies/dance2.gif
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top