Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

Các bạn cho mình hỏi tại sao đưa vào tk 642, ở cty mình thì đưa vào TK 635 kế toán trưởng mình ht thế
xin cho ý kiến.
635 chỉ hạch toán cho khoản lỗ tỉ giá hoặc lãi vay phải trả thôi. Cái phí chuyển khoản này phải cho vào 6427

---------- Post added at 02:02 ---------- Previous post was at 02:01 ----------

Mình thấy thường hạch toán vào 642 hoặc 635

Chưa bao giừo thấy cho vào 635 cả. Công ty mình thì 64277
 
Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

sự trợ giúp khán giả mà nhiều ý kiến quá ng chơi biết theo ai :D, e ủng hộ 642 !
 
Ðề: Re: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

a mà cho mình hỏi thêm là phí ngân hàng co VAT thì mình có được khấu trừ không nhỉ? pác nào biết trả lời giúp mình kái

Thường cho hết vào 642 thôi. chả ai tách ra đâu
 
Ðề: Re: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

ko hach toan GTGT nhe. GTGT chi duoc khau tru tren hoa don GTGT thoi ban a. con phi ngan hang cho vao chi phi het nha.
 
Ðề: Re: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

ko hach toan GTGT nhe. GTGT chi duoc khau tru tren hoa don GTGT thoi ban a. con phi ngan hang cho vao chi phi het nha.

Bạn nhầm à. Thông tư văn bản nào quy định không cho hạch toán? Chỉ là vì phí ngân hàng quá ít mọi người mới không hạch toàn thuế GTGT mà cho vào chi phí luôn thôi.
 
Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

Thông thường thì ghi Nợ 635, Nợ 1331 có 112
Trường hợp mua TSCĐ, NVl phí có giá trị lớn thì có thể hạch toán trực tiếp vào chi phí hình thành TSCĐ hoăc chi phí mua hàng ghi
Nợ 211; 152; 153; 156
Nợ 1331, 1332
Có 112
 
Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

635 chỉ hạch toán cho khoản lỗ tỉ giá hoặc lãi vay phải trả thôi. Cái phí chuyển khoản này phải cho vào 6427

---------- Post added at 02:02 ---------- Previous post was at 02:01 ----------



Chưa bao giừo thấy cho vào 635 cả. Công ty mình thì 64277

Tùy theo tình hình mỗi công ty mà mình hạch toán theo cách khác nhau.
Thông thường thì cho vào 624 là không có gì bàn cãi.
Nhưng đôi khi liên quan đến vấn đề chênh lệch tỷ giá hay các khoản phí xử lý chứng từ thì mình cho vào 635 sẽ hợp lý hơn.
 
Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

Thiệt là bực cái mình về vụ phân loại giữa 2 TK này để hạch toán cho đúng các chi phí ngân hàng, nhiều người cũng cho rằng liên quan ngân hàng là tài chính thì cho 635. Thắc mắc này mình tìm hiểu thấy phát sinh từ những năm 2007, nhưng tới nay hình như vẫn chưa có văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể của cơ quan Thuế, cũng là 1 số TK nhưng thậm chí ngay trong cơ quan Thuế cũng mỗi nơi lại hiểu mỗi nghĩa, mổi người áp dụng mỗi cách, hướng dẫn doanh nghiệp cũng khác nhau tùy nơi. Hy vọng cơ quan Thuế "cấp cao - ban hành văn bản" hiểu được cái vấn đề mà dân kế toán chúng ta đang thắc mắc bao nhiêu năm qua mà cho ra 1 văn bản cụ thể và thống nhất.
Mình xin trích lọc 1 số thông tin đã tìm hiểu như sau:
:hochanh:
Trích nguồn từ web NiceAccounting: Hệ thống tài khoản - 635. Chi phí tài chính.
TÀI KHOẢN 635
CHI PHÍ TÀI CHÍNH​

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán. . .; Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. . .
Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí.
Không hạch toán vào Tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:
- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí kinh doanh bất động sản;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;
- Chi phí tài chính khác.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 635 - CHI PHÍ TÀI CHÍNH​

Bên Nợ:
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính;
- Lỗ bán ngoại tệ;
- Chiết khấu thanh toán cho người mua;
- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;
- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh (Lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện);
- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (Lỗ tỷ giá hối đoái chưa thực hiện);
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (Lỗ tỷ giá - giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào chi phí tài chính;
- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
Bên Có:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.

Hệ thống TK Theo Quyết định 15:
642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421: Chi phí nhân viên quản lý
6422: Chi phí vật liệu quản lý
6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
6425: Thuế, phí và lệ phí
6426: Chi phí dự phòng
6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428: Chi phí bằng tiền khác

Dựa vào kiến thức hạn hẹp về Tài chính, cũng như những dẫn chứng trên đây, mình ủng hộ cho ý kiến hạch toán vào tài khoản 642, Vì phí ngân hàng: phí chuyển tiền, nhận tiền, quản lý tài khoản, phí mua bán ngoại tệ,... đều là các khoản phí ngân hàng thu để thực hiện dịch vụ cuả ngân hàng, ta trả tiền cho dịch vụ đó để ngân hàng thay ta quản lý và thực hiện các giao dịch với đối tác, đồng thời cũng là bên thứ 3 xác nhận các giao dịch thực tế cuả DN với đối tác khi cần chứng mình các giao dịch trị giá trên 20 triệu đối với cơ quan thuế.

Theo mình có thể hạch toán chi tiết vào 1 trong 2 khoản sau:
"6425 - Thuế, Phí và Lệ phí": Vì đây là dạng phí ngân hàng thu để thực hiện dịch vụ, nên hạch toán chi tiết vào phí, lệ phí là hợp lý (Ví dụ: sao y công chứng, phí cấp giấy chứng nhận, phí giấy tờ, thủ tục,... đều là các hình thức thu phí)
"6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài": Đây là dịch vụ của ngân hàng, ta trả phí để họ thực hiện dịch vụ cho chúng ta, hạch toán vào đây cũng hợp lý (Ví dụ: dịch vụ internet, điện thoại, dịch vụ chuyển phát nhanh,... đều là dịch vụ)

Còn nếu nói phí ngân hàng cụ thể là phí chuyển tiền/nhận tiền là phí tài chính, thì theo diễn giải TK 635 như trên, hoàn toàn ko có nội dung nói về 2 khoản phí này. TK 635 chủ yếu dùng trong hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán, kết chuyển "Lỗ Tỷ Giá", phí lãi vay,....
Mình chưa thấy văn bản nào quy định phí nhận tiền, phí chuyển tiền do ngân hàng thu là Phí Tài Chính. Cho nên nếu anh chị nào có văn bản quy định hay thông tư nào hướng dẫn hạch toán những phí ngân hàng ấy vào phí tài chính vui lòng share ra cho cả nhà tham khảo và "dẹp loạn" cái sự náo nhiệt trong mấy năm qua về vấn đề hạch toán khoản phí này. Em cũng được mở rộng thêm kiến thức.:gatdau:
Và 1 câu hỏi ngớ ngẫn (thực sự em cũng mới ra trường mấy tháng nên chưa rành): Hạch toán phí ngân hàng vào 642 hay 635, có gì khác biệt? cuối tháng cũng đều tống nó vào 911 hết để xác định 4212 thui mà???
:nguguc::tinhtoan:


---------- Post added at 01:21 ---------- Previous post was at 01:16 ----------

Bonus: Pác nào thấy hợp lý, thanks cho em 1 phát để em biết dc số người đồng tình với ý kiến của em nhé!! ^^:k6336855:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

Bạn đưa 642 na. hạch toán :
Nợ TK 642
Nợ TK 133
Có TK 112
 
Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

mình vẫn đưa vào 642. cp quản lý
 
Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

mình nghĩ nên cho vào tk 642 hơn là cho vào tk 156.
 
Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

phí ngân hang hạch toán vào 6427
N6427
C112
 
* TK6427, cho đơn giản; thuế nhiều thì hoac toan thêm vào TK1331:
N6427
N1331
C112
* KHÔNG đòng ý đưa vào TK6425, Vì "6425 - Thuế, Phí và Lệ phí" Phản ánh những khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp NSNN được tính vào chi phí, "6425 - Thuế, Phí và Lệ phí" được hạch toán đói ứng với TK333. "Thuế, Phí và Lệ phí" là những khoàn nọp NSNN, thuế là các thuế nộp NSNN theo các thuế hiên hành (Luật quản lý thuế), Phí và lệ phí là các khoản nộp NSNN theo Pháp luật Phí và lệ phí nộp NSNN (Luật quản lý thuế, và Pháp lệnh Phí và Lệ phí)
Mình thấy vậy!

Ðề: Phí ngân hàng hạch toán vào TK nào

Thiệt là bực cái mình về vụ phân loại giữa 2 TK này để hạch toán cho đúng các chi phí ngân hàng, nhiều người cũng cho rằng liên quan ngân hàng là tài chính thì cho 635. Thắc mắc này mình tìm hiểu thấy phát sinh từ những năm 2007, nhưng tới nay hình như vẫn chưa có văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể của cơ quan Thuế, cũng là 1 số TK nhưng thậm chí ngay trong cơ quan Thuế cũng mỗi nơi lại hiểu mỗi nghĩa, mổi người áp dụng mỗi cách, hướng dẫn doanh nghiệp cũng khác nhau tùy nơi. Hy vọng cơ quan Thuế "cấp cao - ban hành văn bản" hiểu được cái vấn đề mà dân kế toán chúng ta đang thắc mắc bao nhiêu năm qua mà cho ra 1 văn bản cụ thể và thống nhất.
Mình xin trích lọc 1 số thông tin đã tìm hiểu như sau:
:hochanh:




Dựa vào kiến thức hạn hẹp về Tài chính, cũng như những dẫn chứng trên đây, mình ủng hộ cho ý kiến hạch toán vào tài khoản 642, Vì phí ngân hàng: phí chuyển tiền, nhận tiền, quản lý tài khoản, phí mua bán ngoại tệ,... đều là các khoản phí ngân hàng thu để thực hiện dịch vụ cuả ngân hàng, ta trả tiền cho dịch vụ đó để ngân hàng thay ta quản lý và thực hiện các giao dịch với đối tác, đồng thời cũng là bên thứ 3 xác nhận các giao dịch thực tế cuả DN với đối tác khi cần chứng mình các giao dịch trị giá trên 20 triệu đối với cơ quan thuế.

Theo mình có thể hạch toán chi tiết vào 1 trong 2 khoản sau:
"6425 - Thuế, Phí và Lệ phí": Vì đây là dạng phí ngân hàng thu để thực hiện dịch vụ, nên hạch toán chi tiết vào phí, lệ phí là hợp lý (Ví dụ: sao y công chứng, phí cấp giấy chứng nhận, phí giấy tờ, thủ tục,... đều là các hình thức thu phí)
"6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài": Đây là dịch vụ của ngân hàng, ta trả phí để họ thực hiện dịch vụ cho chúng ta, hạch toán vào đây cũng hợp lý (Ví dụ: dịch vụ internet, điện thoại, dịch vụ chuyển phát nhanh,... đều là dịch vụ)

Còn nếu nói phí ngân hàng cụ thể là phí chuyển tiền/nhận tiền là phí tài chính, thì theo diễn giải TK 635 như trên, hoàn toàn ko có nội dung nói về 2 khoản phí này. TK 635 chủ yếu dùng trong hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán, kết chuyển "Lỗ Tỷ Giá", phí lãi vay,....
Mình chưa thấy văn bản nào quy định phí nhận tiền, phí chuyển tiền do ngân hàng thu là Phí Tài Chính. Cho nên nếu anh chị nào có văn bản quy định hay thông tư nào hướng dẫn hạch toán những phí ngân hàng ấy vào phí tài chính vui lòng share ra cho cả nhà tham khảo và "dẹp loạn" cái sự náo nhiệt trong mấy năm qua về vấn đề hạch toán khoản phí này. Em cũng được mở rộng thêm kiến thức.:gatdau:
Và 1 câu hỏi ngớ ngẫn (thực sự em cũng mới ra trường mấy tháng nên chưa rành): Hạch toán phí ngân hàng vào 642 hay 635, có gì khác biệt? cuối tháng cũng đều tống nó vào 911 hết để xác định 4212 thui mà???
:nguguc::tinhtoan:


---------- Post added at 01:21 ---------- Previous post was at 01:16 ----------

Bonus: Pác nào thấy hợp lý, thanks cho em 1 phát để em biết dc số người đồng tình với ý kiến của em nhé!! ^^:k6336855:
 
Theo đánh giá trên góc nhìn của mình: Về phí chuyển tiền: sử dụng tài khoản nào đây, 642 hay 635?
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp.
- Chi phí tài chính là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng. Chi phí tài chính không chỉ bao gồm lãi suất khoản vay, mà còn bao gồm các khoản phí khác như PHÍ GIAO DỊCH, phí hoa hồng, phí thanh toán chậm, phí hàng năm như phí thẻ tín dụng hàng năm, và phí tín dụng bảo hiểm hàng năm trong trường hợp người cho vay yêu cầu có bảo hiểm trước khi quyết định cho vay.

Lấy 1 VD: khi DN thanh toán cho nhà cung cấp bằng vốn tự có, thông qua trung gian ngân hàng, ngân hàng sẽ thu phí chuyển tiền hay nói cách khác doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng và doanh nghiệp phải trả tiền cho dịch vụ đó, doanh nghiệp KHÔNG có Quyền kiểm soát hoặc quản lý phí chuyển tiền đấy mà chỉ có Nghĩa vụ thanh toán (theo biểu phí niêm yết của ngân hàng). Đánh giá: TK 642 CP quản lý doanh nghiệp khó có thể áp dụng được.

Tại điểm 12c, điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (năm 2010): 12. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Điều trên cho ta đi đến suy luận thông qua ngân hàng, doanh nghiệp đang sử dụng hoạt động tài chính là dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng, chi phí đó cần xét đến chính là CP tài chính – TK 635.
 
Đúng bản chất chi phí thì phí chuyển khoản cho vào 6425

- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,. . . và các khoản phí, lệ phí khác.

Nhưng khi đi làm hiểu hoặc ko hiểu người ta đưa vào 635 tài khoản này chỉ dùng cho mua bán trả góp, mang tiền hoặc tài sản đi đầu tư , đi vay phải trả lãi …..

TK 635 tài khoản này chỉ dùng cho mua bán trả góp, mang tiền hoặc tài sản đi đầu tư , đi vay phải trả lãi ….. Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán. . .; Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. . .=> do đó nếu đưa vào 635 thì nó không đúng bản chất vấn đề

=> do dó phải là 6425 mới đúng

- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,. . . và các khoản phí, lệ phí khác.=> đây là khoản phí nên đưa vào 6425 thì hợp lý hơn

Nợ 6425/ có 112
 
a mà cho mình hỏi thêm là phí ngân hàng co VAT thì mình có được khấu trừ không nhỉ? pác nào biết trả lời giúp mình kái

Có khấu trừ nha bạn nhưng phải có liên 2 của ngân hàng, còn ko có hạch toán hết vào chi phí
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top