phạt vi phạm hợp đồng

lahan

Member
Hội viên mới
Phạt vi phạm hợp đồng giữa 2 công ty có giá trị 15tr có được đưa vào chi phí hợp lý hay không? các bạn giải đáp dùm, cảm ơn.
 
Ðề: phạt vi phạm hợp đồng

bạn nói chưa rỏ lắm. Nhưng đã vi phạm hành chính thì không được đưa vào chi phí hợp lý đâu bạn nhé. nếu bạn đưa vào sẻ bị chi cục thuế loại ra đó hy.
 
Ðề: phạt vi phạm hợp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng giữa 2 công ty có giá trị 15tr có được đưa vào chi phí hợp lý hay không? các bạn giải đáp dùm, cảm ơn.

Theo quy định tại điểm 2.29, mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính thì chỉ các khoản phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật mới không được hạch toán vào chi phí hợp lý. Trường hợp công ty bị phạt vi phạm hợp đồng không nằm trong các vi phạm hành chính nói trên thì công ty được hạch toán vào chi phí hợp lý.

Thân :dangiuqua:
 
Ðề: phạt vi phạm hợp đồng

Theo mình hiều thì công ty bạn bị phạt vi phạm hợp đồng và phải trả 15 tr, khoản này trước kia công ty mình không được chấp nhận là cp hợp lý
 
Ðề: phạt vi phạm hợp đồng

Theo mình hiều thì công ty bạn bị phạt vi phạm hợp đồng và phải trả 15 tr, khoản này trước kia công ty mình không được chấp nhận là cp hợp lý

Trước ngày 01/01/2007, việc xử lý đối với khoản tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế được xử lý Tại Điều 302, 303, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: khoản tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế và các khoản phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế không được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điểm 5, Mục IV, Phần B, Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính. Các khoản thu về phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế và các khoản bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế được bù trừ với các khoản phạt về vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế.

Kể từ 01/01/2007 trở đi, các khoản phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế được hạch toán chi phí hợp lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 14/02/2007 của Bộ Tài chính.

Mới đây nhất, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính thì chỉ các khoản phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật mới không được hạch toán vào chi phí hợp lý. Trường hợp công ty bị phạt vi phạm hợp đồng không nằm trong các vi phạm hành chính nói trên thì công ty được hạch toán vào chi phí hợp lý.

Thân :dangiuqua:
 
Ðề: phạt vi phạm hợp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng giữa 2 công ty có giá trị 15tr có được đưa vào chi phí hợp lý hay không? các bạn giải đáp dùm, cảm ơn.
Nếu đã là phạt do vi phạm hợp đồng thì khoản phạt này vẫn được đưa vào chi phí hợp lý 811.....
Còn bạn "Chuabietgi" lúc trước gặp trường hợp đó sao không cải lại thuế vậy, về sách thông tư 134 (trước kia), giờ thì 130 lên mà nói, chắn chắn bạn thắng àh...
 
Sửa lần cuối:
Ðề: phạt vi phạm hợp đồng

Theo mình được biết trong số 31 khoản chi phí không được trừ vào thu nhập chịu thuế thì không có khoản phạt vi phạm hợp đồng mà chỉ có phạt vi phạm hành chính nên khoản phạt này vẫn được phép tính vào chi phí hợp lý. Tuy nhiên giá trị phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Hãy tham khảo thêm Luật thuế TNDN và Bộ luật dân sự hiện hành hoặc tốt nhất nên hỏi trực tiếp cán bộ kiểm tra quyết toán thuế của đơn vị mình là chuẩn nhất. Chúc thành công.
 
Ðề: phạt vi phạm hợp đồng

Theo mình được biết trong số 31 khoản chi phí không được trừ vào thu nhập chịu thuế thì không có khoản phạt vi phạm hợp đồng mà chỉ có phạt vi phạm hành chính nên khoản phạt này vẫn được phép tính vào chi phí hợp lý. Tuy nhiên giá trị phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Hãy tham khảo thêm Luật thuế TNDN và Bộ luật dân sự hiện hành hoặc tốt nhất nên hỏi trực tiếp cán bộ kiểm tra quyết toán thuế của đơn vị mình là chuẩn nhất. Chúc thành công.
Mình nhớ tổng các lần phạt không vượt quá 12% theo quy định của Luật dân dự mà ta???????????????????????????
 
Ðề: phạt vi phạm hợp đồng

Mình nhớ tổng các lần phạt không vượt quá 12% theo quy định của Luật dân dự mà ta???????????????????????????

Nếu ký Hợp đồng Theo Luật Thương mại 2005 thì mức phạt tối đa là 8% tổng giá trị Hợp đồng.
Điều 301. Mức phạt vi phạm:
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định)

Nếu ký Hợp đồng căn theo Bộ luật dân sự 2005 thì mức phạt Hợp đồng không bị khống chế và thực hiện theo sự thoả thuận tại Hợp đồng, Xin dẫn Điều 422 BLDS để bạn tham khảo:
Điều 422. Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.
3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

Thân !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top