Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

nếu làm báo cáo thực tập về tài chính về đề tài phân tích kết quả hoạt động kd thì nên phân tích những gì ?

bạn search trên google từ khóa "phân tích tài chính" sẽ có rất nhiều những luận văn của các anh chị đi trước về đề tài này, chất lắm,
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

Cái đó còn tuỳ thuộc vào cổ đông, nếu bạn đầu tư bạn cũng yêu cầu có lưọi nhuận chứ, trường hợp này cũng có thể hội đồng quản trị muốn thu hồi vốn nhanh (do họ nắm giữ rất nhiều cổ phiêu mà công ty có lợi nhuận cao), họ ko có ý định đầu tư lâu dai.
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

mọi người cho em hỏi cách tính vòng quay khoản phải thu như thế nào với ạ. Thanks các pác nhìu
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

có anh chị nào có hướng dẫn nhận xét chỉ số tài chinh giúp em với . Em thực tập ở VOSA Sài Gòn mà bảng Tỷ Số Tài CHính của nó lạ wa em c hăng bik phan tich sao cả
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

1. Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.Hệ số tổng lợi nhuận = (Doanh số-Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua)/Doanh số bán

Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.

2. Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.Mức lãi hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi ( EBIT)/Doanh thu

Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay có nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động.

3. Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó.Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu.

Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực..) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận ròng cao hơn.

4. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.

ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình.

Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác.

5. Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản.ROI = (Thu nhập ròng/Doanh số bán) * (Doanh số bán/Tổng tài sản).

Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và thu nhập trên đầu tư sẽ cao.

6. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:p/E = P/EPSTrong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.

Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu XYZ không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Chúng ta chỉ cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu XYZ, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu XYZ.

(Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)



Kế toán trưởng cần hướng dẫn các nhân viên kế toán về những khái niệm cơ bản được trình bày trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; vận dụng các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị. Trong phạm vi tài liệu này chỉ nghiên cứu những nội dung cơ bản có liên quan đến công tác kế toán thuế thu nhập.
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dịch vụ trong và ngoài nước, thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập bất thường.
Phương pháp tính thuế thu nhập
Việc xác định thu nhập định thuế chính xác là yêu cầu quan trọng của các nhân viên kế toán.
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức sau đây :


Thu nhập chịu thuế=Doanh thu thực thu - Chi phí hợp lý liên quan đến thu nhập chịu thuế

Đối với hoạt động tài chính thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản chênh lệch về mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, các khoản về cho vay lãi số kết dư khoản dự phòng, đầu tư tài chính ngắn và dài hạn và các khoản đầu tư tài chính khác.
Đối với hoạt động bất thường thu nhập chịu thuế là khoản chênh lệch về thanh lý tài sản, các khoản nợ không xác định được chủ, các khoản thu nhập những trước bỏ sót, số kết dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ khó đòi...

Phương pháp tính tổng thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập DN như sau:

Bước 1 : Tính doanh thu thuần.

Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu theo hoá đơn với các khoản giảm trừ như chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp.

Công thức tính doanh thu thuần như sau :

Doanh thu thuần=Doanh thu hoá đơn-Chiết khấu bán hàng-Giảm giá hàng bán-

-Hàng bán bị trả lại-Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có)


Bước 2 : Tính lợi nhuận gộp về bán hàng.

Lợi nhuận gộp về bán hàng là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng xuất bán và được xác định bằng công thức dưới đây:

Lợi nhuận gộp về bán hàng=Doanh thu thuần-Trị giá vốn hàng xuất bán


Bước 3 : Tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh :

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng với chi phí bán hàng và chi phí QLDN của số hàng đã bán.
Công thức xác định :

Lợi nhuận thuần từ HĐKD=Lợi nhuận gộp về bán hàng-Chi phí bán hàng của số hàng đã bán-Chi phí QLDN của số hàng đã bán


Bước 4 : Tính lợi nhuận từ các hoạt động khác :

Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường. Công thức xác định các loại lợi nhuận này như sau :

Lợi nhuận hoạt động TC = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC
Lợi nhuận bất thường = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐBT

Bước 5 : Tính tổng số lợi nhuận trước thuế.

Tổng lợi nhận trước thuế là tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập và được xác định bằng công thức sau :

Tổng lợi nhuận trước thuế (thu nhập chịu thuế)=Lợi nhuận từ HĐSXKD+Lợi nhuận HĐTC+Lợi nhuận bất thường

Ngoài cách xác định như trên, tổng thu nhập chịu thuế còn có thể xác định theo công thức sau :

Tổng thu nhập chịu thuế=Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế-Chi phí hợp lý+Thu nhập chịu thuế khác

Sau khi tính được tổng thu nhập chịu thuế, căn cứ vào thuế xuất thu nhập doanh nghiệp để tính ra số thuế thu nhập phải nộp theo công thức :

Thuế thu nhập phải nộp=Tổng thu nhập chịu thuế-Thuế xuất thuế thu nhập

Lưu ý :

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT) và bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Đối với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế GTGT.
- Một số trường hợp cụ thể xác định doanh thu chịu thuế thu nhập như sau:

Doanh thu bán hàng trả góp chỉ tính phần doanh thu theo giá bán thông thường (trả 1 lần) không bao gồm phần lãi trả chậm.

Hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tăng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là doanh thu của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi biếu tặng:

Sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.

Hàng hoá, sản phẩm gia công, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu gia công, gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ gia công.

Đối với hoạt động thuê tài sản, doanh thu tính thu nhập chịu thuế là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả trước một lần thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền nhận trước.

Đối với hoạt động tin dụng, doanh thu tính thu nhập chịu thuế là lãi cho vay phải thu trong kỳ.

Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phái đại lý giám định, phí nhận tái bảo hiểm, tiền thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác.

2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .

Để phản ánh tình hình tính thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (TK này được đổi tên từ TK - Thuế lợi tức) và TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK này đổi tên từ TK Lãi chưa phân phối).

Nội dung kết cấu của TK 334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau :

Bên Nợ - Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp vào NSNN.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm trừ vào số thuế phải nộp.

Số chênh lệch giữa số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thực tế theo quyết toán.

Bên có : Ghi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Tài khoản này có thuể có số dư Có hoặc số dư Nợ.

Số dư Có : Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp.

Số dư Nợ : Phản ánh số thuê thu nhập doanh nghiệp nộp thừa cho NSNN.

Ví dụ 1 : Doanh nghiệp sản xuất A năm N có tài liệu sau đây :
(Đơn vị tính 1000đ)
(1) Các chứng từ thông báo của cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm, tổng số tiền phải nộp cả năm (tổng hợp theo các quý) : 35.000
(2) Các chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước (các giấy báo nợ của Ngân hàng), tổng hợp số tiền đã nộp : 33.000
(3) Báo cáo quyết toán thuế duyệt y : xác định số thuê nhập nhập doanh nghiệp phải nộp năm N : 40.000
Số thuế còn phải nộp năm N là 7.000 ( 40.000 - 33.000).
Ví dụ 2 : Doanh nghiệp sản xuất B, năm N có tài liệu sau :
(Đơn vị tính 1000đ)
(1) Các chứng từ thông báo hàng quý của cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tổng hợp được : 25.000


(Còn tiếp)
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

thu mua sách về đọc nhe!
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

mọi người cho em hỏi cách tính vòng quay khoản phải thu như thế nào với ạ. Thanks các pác nhìu
Vòng quay các khoản phải thu= doanh thu ( doanh thu thuần)/ khoản phải thu bình quân.
Khoản phải thu bình quân = (Khoản phải thu đầu kì+ khoản phải thu cuối kì)/2
Hoặc áp dụng công thức trong giáo trình Tài chính doanh nghiệp

Chúc bạn may mắn. Thân!
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

các bác ơi cho gấu hỏi :muốn đánh giá 1 khách sạn hoạt động có hiệu quả,mặt mạnh mặt yếu, thì căn cứ vào yếu tố nào ah:ngaytho:.thanks các bác.:sohappy:mong có câu trả lời sớm:hichic:
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

Cậu có thể xem qua giáo trình "Phân tích hoạt động kinh doanh" của trường Kinh tế quốc dân ý!:leu:!Nó sẽ cho cậu kiến thức cơ bản về hoạt động này!sau đó đọc các sách khác sau!!:bephuthuy::bephuthuy:Giáo trình cho sinh viên là giảng kĩ nhất mấy cái vấn đề cơ bản mà!!hi:dancing::dancing:
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

mình đang cần tài liệu bài tập môn phân tích hoạt động kinh doanh ai có sent cho minh vao địa chi :hoa_huong_duong88g@yahoo.com .minh cam on
 
Ðề: Phân tích hoạt động kinh doanh! Khó quá!

các anh chị ơi giúp em chuyên ni tí.em ko biêt viêt bài mơi phải vào đâu đê viêt. nên em chỉ biết vào mục trả lơi của 1 bài viêt ai đo rôi viêt câu hỏi của mình thôi. em là thành viên mơi xin mọi ngươi chỉ dạy.em xin đa tạ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top