Đầu tiên, mình sẽ phân tích về dòng tiền của công ty, bao gồm dòng tiền ngắn hạn và dòng tiền dài hạn.
Xét tới dòng tiền ngắn hạn, đây là một chỉ số thấp so với tiêu chuẩn chung của ngành đưa ra, Từ quý 4/2020 cho tới quý 4/2021, tỷ lệ dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp liên tục giảm, điều này giúp cho chúng ta thấy được một thực tế là, càng ngày doanh nghiệp càng không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng chính tài sản ngắn hạn của công ty khi sắp đáo hạn. Dòng tiền hiện tại đang rất thấp, đó là một điều đáng báo động, nếu muốn thanh toán những khoản nợ này trong những kỳ sắp tới, có thể DN sẽ phải nhận góp vốn từ các chủ đầu tư, nếu không thì khả năng không trả được nợ đúng hạn sẽ rất cao, gây tiền lệ xấu cho lịch sử tín dụng của công ty cho những lần vay mượn sắp tới.
Khi nói về dòng tiền dài hạn, từ quý 1/2021-4/2021, đã có sự tích cực về chỉ số này, ở quý 1 và quý 2/2021, tỷ lệ này của công ty đang ở mức báo động cao, một đồng tài sản được tài trợ bởi lần lượt là 70,75% và 72,32%. Đây là một con số lớn khi xét tới dòng tiền dại hạn, vào thời điểm 2 quý này cho ta thấy, có khả năng việc mượn nợ quá nhiều sẽ dẫn đến việc DN cũng sẽ rất khó thanh toán được nợ trong dài hạn, nếu một DN không thể thanh toán đúng hạn trong cả ngắn hạn và dài hạn, đó sẽ là một thảm họa đối với doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, khi đến quý 3 và quý 4, dòng tiền dài hạn liên tục giảm xuống, đạt được mức trung bình so với mặt bằng chung của ngành, đây là một điều tích cực đối với tình hình tài chính của DN, nghĩa là DN đang xử lý ổn được việc một đồng tài sản mình được tài trợ với ít nợ hơn, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro không trả được nợ qua đó có thể tiếp tục phát triển hơn nữa, không phải suy nghĩ quá nhiều về nợ cần phải thanh toán, ít nhất là trong dài hạn.
Chỉ tiêu tiếp theo mình muốn đề cập tới đó là về chất lượng tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp so với tiêu chuẩn mà các nhà đầu tư kỳ vọng.
Một công ty hấp dẫn được các nhà đầu tư chỉ khi họ khả năng tăng trưởng doanh thu của họ tăng trên 10% mỗi năm và phải đáp ứng được một số tỷ suất lợi nhuận được đưa ra ít nhất là không giảm.
Xét về mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp, từ quý 1/2021 - quý 4/2021, doanh nghiệp đang có sự tăng trưởng doanh thu khá ổn, mặc dù vẫn chưa đạt được kỳ vọng của các nhà đầu tư, nhưng có vẻ trong tương lai, DN có khả năng lớn tăng trưởng trên 10% một năm, chỉ số này giúp cho thấy rằng, trong năm nay, doanh nghiệp đang làm khá tốt trong việc tăng trưởng doanh thu, cho thấy việc doanh nghiệp đang kinh doanh đúng hướng, có thể tiếp tục phát triển và mở rộng để tăng trưởng trên 10% một năm.
Tuy nhiên cũng có một số khó khăn, vì tình hình dịch Covid diễn biến rất phức tạp trong thời gian qua, và đặc biệt ở quý 3/2021, doanh nghiệp đã không thể tăng được khoản doanh thu của mình, đó cũng là một khó khăn và thách thức của DN trong thời điểm đó, và sau khi ổn định được tình hình dịch bệnh, chúng ta thấy được việc doanh nghiệp đã đẩy được sức tăng trưởng doanh thu về lại 8%, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho DN khi kết thúc năm 2021, và dự đoán công ty sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao hơn, vượt qua mức mà NĐT kỳ vọng.
Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, thì chúng ta cũng cần phải xem các chỉ số TSSL của DN diễn ra như thế nào, với một công ty mà doanh thu liên tục tăng qua từng năm nhưng tỷ suất sinh lợi lại giảm, điều đó chắc chắn không phải là một dấu hiệu tích cực cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Trước tiên, mình sẽ đề cập tới tỷ suất lợi nhuận gộp, từ quý 1- quý 4/2021, TSLN gộp của DN có sự dao động nhẹ, tuy nhiên cuối cùng kết thúc năm, TSLN gộp đã tăng và đạt mức cao nhất trong năm cùng với sự tăng trưởng doanh thu, tuy đây không phải là một mức tăng cao nhưng đáng để chúng ta kì vọng về việc trong những năm tiếp theo, DN có thể tăng được tỷ lệ này lên nữa. Doanh nghiệp với những trang thiết bị hiện đại sẽ ngày càng làm cho giá thành giảm xuống và qua đó sẽ làm cho tỷ giá này tăng lên hơn nữa trong các năm tiếp theo.
Tiếp theo, mình sẽ đề cập tới tỷ suất lợi nhuận sau thuế, đây là phần trăm số tiền mà doanh nghiệp đã thực sự thu về khi so với doanh thu đã được tạo ra, từ quý 1/2021-4/2021, tỷ số này cũng liên tục tăng, điều này chứng mình rằng mặc dù doanh thu ngày càng tăng trưởng, nhưng các chi phí phát sinh trong kỳ DN đã được hạn chế, nó không tăng cao hơn mức mà doanh thu tăng, vì vậy làm cho tỷ số này ngày càng tăng và mang lại được sự tích cực cho DN.
Để nói về tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD, chỉ số này cũng tăng dần lên, và tăng 19,91% khi so quý 4/2021 với cùng kỳ năm 2020, điều này cho chúng ta thấy được rằng, việc tăng trưởng lợi nhuận phụ thuộc vào những hoạt động chính của DN, nó cũng phản ảnh được doanh nghiệp đang đi đúng hướng với chiến lược kinh doanh đã đề ra. Khi so sánh với ở quý 4/2021, TSLN từ HĐKD cao hơn TSLN sau thuế (5,3% và 4,27%), một doanh nghiệp khi có tỷ số này cao hơn, có nghĩa là doanh nghiệp đang rất tập trung vào các sản phẩm chính của công ty, thay vì sử dụng nguồn lực của mình để đầu tư vào các hoạt động khác, đây cũng là điều tốt trong doanh nghiệp này.
Về phần cuối cùng, mình muốn phân tích về khả năng sinh lời của DN tại thời điểm hiện tại thông qua chỉ số ROE, ROA.
Về chỉ số ROE từ quý 1 - quý 4/2021, Doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng khá cao, và thông thường, chỉ số mà DN đang có là chỉ số mà đủ để thu hút được các quỹ đầu tư và các NĐT khác góp vốn vào doanh nghiệp, với 1 đồng vốn đầu tư, NĐT có thể kiếm được 17.93% lợi nhuận trong quý 4/2021, đây là một con số đáp ứng được kỳ vọng của rất nhiều NĐT.
Cùng với sự tăng trưởng của ROE, thì ROA cũng tăng trưởng theo, đây là một điều đáng mừng, vì có nghĩa là phần lợi nhuận tăng trên VCSH là nhờ vào việc lợi nhuận/ tài sản của DN tăng chứ không phải do đòn bẩy tài chính của DN, nếu DN sử dụng nợ để đẩy tỷ số ROE lên cao và ROA giảm mạnh, thì đó không phải là chuyện tốt mà ngược lại có thể là một rủi ro rất lớn về việc trả nợ vay và gốc.
Tóm lại, khi xét về khả năng sinh lời, đây là 1 công ty có khả năng sinh lời cao trong tương lai, các chỉ số về chất lượng doanh thu đang ngày càng được cải thiện bởi các chính sách của DN, tập trung vào bản chất công việc đang làm. Nếu doanh nghiệp xử lý được bài toán về dòng tiền ngắn và dài hạn, làm cho nợ thấp đi, đủ tài chính để thanh toán được khoản vay trong ngắn hạn, rất có thể trong tương lai, đây sẽ là một công ty phát triển rất nhanh và mạnh, chiếm lĩnh thị trường trong phân khúc của mình.
(Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)
Nếu các anh chị muốn biết thêm về cách phân tích báo cáo tài chính làm sao cho thực tế hiệu quả thì khóa học này sẽ giúp anh chị giải quyết được vấn đề đó:
http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online
Xét tới dòng tiền ngắn hạn, đây là một chỉ số thấp so với tiêu chuẩn chung của ngành đưa ra, Từ quý 4/2020 cho tới quý 4/2021, tỷ lệ dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp liên tục giảm, điều này giúp cho chúng ta thấy được một thực tế là, càng ngày doanh nghiệp càng không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng chính tài sản ngắn hạn của công ty khi sắp đáo hạn. Dòng tiền hiện tại đang rất thấp, đó là một điều đáng báo động, nếu muốn thanh toán những khoản nợ này trong những kỳ sắp tới, có thể DN sẽ phải nhận góp vốn từ các chủ đầu tư, nếu không thì khả năng không trả được nợ đúng hạn sẽ rất cao, gây tiền lệ xấu cho lịch sử tín dụng của công ty cho những lần vay mượn sắp tới.
Khi nói về dòng tiền dài hạn, từ quý 1/2021-4/2021, đã có sự tích cực về chỉ số này, ở quý 1 và quý 2/2021, tỷ lệ này của công ty đang ở mức báo động cao, một đồng tài sản được tài trợ bởi lần lượt là 70,75% và 72,32%. Đây là một con số lớn khi xét tới dòng tiền dại hạn, vào thời điểm 2 quý này cho ta thấy, có khả năng việc mượn nợ quá nhiều sẽ dẫn đến việc DN cũng sẽ rất khó thanh toán được nợ trong dài hạn, nếu một DN không thể thanh toán đúng hạn trong cả ngắn hạn và dài hạn, đó sẽ là một thảm họa đối với doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, khi đến quý 3 và quý 4, dòng tiền dài hạn liên tục giảm xuống, đạt được mức trung bình so với mặt bằng chung của ngành, đây là một điều tích cực đối với tình hình tài chính của DN, nghĩa là DN đang xử lý ổn được việc một đồng tài sản mình được tài trợ với ít nợ hơn, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro không trả được nợ qua đó có thể tiếp tục phát triển hơn nữa, không phải suy nghĩ quá nhiều về nợ cần phải thanh toán, ít nhất là trong dài hạn.
Chỉ tiêu tiếp theo mình muốn đề cập tới đó là về chất lượng tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp so với tiêu chuẩn mà các nhà đầu tư kỳ vọng.
Một công ty hấp dẫn được các nhà đầu tư chỉ khi họ khả năng tăng trưởng doanh thu của họ tăng trên 10% mỗi năm và phải đáp ứng được một số tỷ suất lợi nhuận được đưa ra ít nhất là không giảm.
Xét về mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp, từ quý 1/2021 - quý 4/2021, doanh nghiệp đang có sự tăng trưởng doanh thu khá ổn, mặc dù vẫn chưa đạt được kỳ vọng của các nhà đầu tư, nhưng có vẻ trong tương lai, DN có khả năng lớn tăng trưởng trên 10% một năm, chỉ số này giúp cho thấy rằng, trong năm nay, doanh nghiệp đang làm khá tốt trong việc tăng trưởng doanh thu, cho thấy việc doanh nghiệp đang kinh doanh đúng hướng, có thể tiếp tục phát triển và mở rộng để tăng trưởng trên 10% một năm.
Tuy nhiên cũng có một số khó khăn, vì tình hình dịch Covid diễn biến rất phức tạp trong thời gian qua, và đặc biệt ở quý 3/2021, doanh nghiệp đã không thể tăng được khoản doanh thu của mình, đó cũng là một khó khăn và thách thức của DN trong thời điểm đó, và sau khi ổn định được tình hình dịch bệnh, chúng ta thấy được việc doanh nghiệp đã đẩy được sức tăng trưởng doanh thu về lại 8%, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho DN khi kết thúc năm 2021, và dự đoán công ty sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao hơn, vượt qua mức mà NĐT kỳ vọng.
Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, thì chúng ta cũng cần phải xem các chỉ số TSSL của DN diễn ra như thế nào, với một công ty mà doanh thu liên tục tăng qua từng năm nhưng tỷ suất sinh lợi lại giảm, điều đó chắc chắn không phải là một dấu hiệu tích cực cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Trước tiên, mình sẽ đề cập tới tỷ suất lợi nhuận gộp, từ quý 1- quý 4/2021, TSLN gộp của DN có sự dao động nhẹ, tuy nhiên cuối cùng kết thúc năm, TSLN gộp đã tăng và đạt mức cao nhất trong năm cùng với sự tăng trưởng doanh thu, tuy đây không phải là một mức tăng cao nhưng đáng để chúng ta kì vọng về việc trong những năm tiếp theo, DN có thể tăng được tỷ lệ này lên nữa. Doanh nghiệp với những trang thiết bị hiện đại sẽ ngày càng làm cho giá thành giảm xuống và qua đó sẽ làm cho tỷ giá này tăng lên hơn nữa trong các năm tiếp theo.
Tiếp theo, mình sẽ đề cập tới tỷ suất lợi nhuận sau thuế, đây là phần trăm số tiền mà doanh nghiệp đã thực sự thu về khi so với doanh thu đã được tạo ra, từ quý 1/2021-4/2021, tỷ số này cũng liên tục tăng, điều này chứng mình rằng mặc dù doanh thu ngày càng tăng trưởng, nhưng các chi phí phát sinh trong kỳ DN đã được hạn chế, nó không tăng cao hơn mức mà doanh thu tăng, vì vậy làm cho tỷ số này ngày càng tăng và mang lại được sự tích cực cho DN.
Để nói về tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD, chỉ số này cũng tăng dần lên, và tăng 19,91% khi so quý 4/2021 với cùng kỳ năm 2020, điều này cho chúng ta thấy được rằng, việc tăng trưởng lợi nhuận phụ thuộc vào những hoạt động chính của DN, nó cũng phản ảnh được doanh nghiệp đang đi đúng hướng với chiến lược kinh doanh đã đề ra. Khi so sánh với ở quý 4/2021, TSLN từ HĐKD cao hơn TSLN sau thuế (5,3% và 4,27%), một doanh nghiệp khi có tỷ số này cao hơn, có nghĩa là doanh nghiệp đang rất tập trung vào các sản phẩm chính của công ty, thay vì sử dụng nguồn lực của mình để đầu tư vào các hoạt động khác, đây cũng là điều tốt trong doanh nghiệp này.
Về phần cuối cùng, mình muốn phân tích về khả năng sinh lời của DN tại thời điểm hiện tại thông qua chỉ số ROE, ROA.
Về chỉ số ROE từ quý 1 - quý 4/2021, Doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng khá cao, và thông thường, chỉ số mà DN đang có là chỉ số mà đủ để thu hút được các quỹ đầu tư và các NĐT khác góp vốn vào doanh nghiệp, với 1 đồng vốn đầu tư, NĐT có thể kiếm được 17.93% lợi nhuận trong quý 4/2021, đây là một con số đáp ứng được kỳ vọng của rất nhiều NĐT.
Cùng với sự tăng trưởng của ROE, thì ROA cũng tăng trưởng theo, đây là một điều đáng mừng, vì có nghĩa là phần lợi nhuận tăng trên VCSH là nhờ vào việc lợi nhuận/ tài sản của DN tăng chứ không phải do đòn bẩy tài chính của DN, nếu DN sử dụng nợ để đẩy tỷ số ROE lên cao và ROA giảm mạnh, thì đó không phải là chuyện tốt mà ngược lại có thể là một rủi ro rất lớn về việc trả nợ vay và gốc.
Tóm lại, khi xét về khả năng sinh lời, đây là 1 công ty có khả năng sinh lời cao trong tương lai, các chỉ số về chất lượng doanh thu đang ngày càng được cải thiện bởi các chính sách của DN, tập trung vào bản chất công việc đang làm. Nếu doanh nghiệp xử lý được bài toán về dòng tiền ngắn và dài hạn, làm cho nợ thấp đi, đủ tài chính để thanh toán được khoản vay trong ngắn hạn, rất có thể trong tương lai, đây sẽ là một công ty phát triển rất nhanh và mạnh, chiếm lĩnh thị trường trong phân khúc của mình.
(Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)
Nếu các anh chị muốn biết thêm về cách phân tích báo cáo tài chính làm sao cho thực tế hiệu quả thì khóa học này sẽ giúp anh chị giải quyết được vấn đề đó:
http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online