Phân tích BCTC Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
35.png

I. Giới thiệu sơ lược về công ty

Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec (COTECCONS) tiền thân là Bộ phận Khối Xây lắp thuộc Công ty Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng – Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 – Bộ Xây dựng. Công ty đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 24/08/2004.

Công ty có số vốn điều lệ sau khi chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần là 15,2 tỷ đồng, trải qua nhiều đợt tăng vốn, tổng vốn chủ sở hữu đến 2019 là 783,550,000,000 đồng

Trong những năm qua Coteccons luôn được đánh giá là một trong những Đơn vị xây dựng hàng đầu tại Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn trong cả nước với vai trò tổng thầu, thiết kế và thi công,.. “Thương hiệu Coteccons giờ đây đã trở thành bảo chứng chất lượng cho những công trình mang đẳng cấp quốc tế”. Xây dựng hình ảnh chính mình dựa trên giá trị thực từ các Công trình Khách hàng là phương châm hoạt động của Coteccons.

II. Phân tích tình hình tài chính của CTD

1. Phân tích doanh thu

36.png

Doanh thu cả năm 2019 của CTD chỉ đạt hơn 23.733 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2018. Sự sụt giảm doanh thu chủ yếu do nguồn cung các dự án bất động sản sụt giảm dẫn đến cạnh tranh về giá đấu thầu, có ít hợp đồng hơn, một số dự án thì trị trì hoãn hoặc chậm tiến độ.

2. Phân tích lợi nhuận

37.png

Lợi nhuận của cả năm 2019 đạt hơn 857 tỷ đồng, giảm mạnh 51 % so với năm 2018.

Biên độ lợi nhuận gộp ngày càng thấp, chỉ đạt khoảng 4%, một số công trình có thời gian thi công dài hơn dự kiến làm tăng chi phí cố định; cạnh tranh khốc liệt trong quá trình đấu thầu cũng làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp.

3. Phân tích chi phí

38.png

Nhìn chung, cấu trúc chi phí của CTD không có gì thay đổi đáng kể qua 2 năm, CTD không có chi phia bán hàng, chi phí quản lý gần như không thay đổi, chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng doanh thu, năm 2019 giá vốn tăng gần 3% làm cho tỷ trọng lợi nhuận trong doanh thu giảm gần 3%.

Cơ cấu doanh thu đang trở nên trở nên kém hiệu quả hơn, chi phí nguyên liệu ngày càng tăng dẫn đến giá vốn cao, lợi nhuận giảm mạnh.

4. Phân tích khả năng sinh lời

39.png

Vì lợi nhuận của CTD trong năm 2019 bị sụt giảm rất mạnh, giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi công ty hầu như không đầu tư thêm tài sản và đặc biệt CTD không có các khoản nự vay, do đó ROE và ROA của CTD giảm mạnh trong năm, cụ thể là ROE chỉ đat 8,64% ( giảm gần một nữa so với năm 2018 ) và ROA giảm từ 9,79% xuống còn 4,6 %.

5. Phân tích dòng tiền

50.png

Hầu hết các khoản nợ phải trả đều là nợ phải trả ngắn hạn, công ty không có nợ vay tài chính. Do đó, nhìn chung, CTD có sức khỏe tài chính ổn định. Khra năng thanh toán ngắn hạn luôn đảm bảo trên 1.5 và đạt 1.91 vào cuối năm 2019. Cấu trúc tài sản ngắn hạn của CTD chủ yếu đến từ các khoản phải thu ngắn hạn, chiếu khoảng 60% tổng tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho chỉ chiếm khoảng 11%, dòng tiền của CTD vẫn trong mức an toàn.

6. Phân tích cấu trúc vốn, khả năng vay và trả nợ

51.png

Một đồng tài sản của doanh nghiệp đucợ tài trợ bởi 52% là vốn chủ sở hữu và 48% là nợ phải trả. CTD nợ nần dưới 50% nên đảm bảo khả năng vay.


52.PNG

Trong dài hạn, cổ phiếu của CTD đang trong đà giảm mạnh, từ mức 212.000 xuống còn 52.700 đồng mỗi cổ phiếu trong vòng 2 năm.

53.PNG


CTD đang có dấu hiệu hồi phục khá tích cực sau khi tích lũy ngắn quanh ngưỡng giá 50. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt mức trung bình 20 phiên trong phiên hồi phục gần nhất, cho thấy động lực tăng đang mạnh dần. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã cắt lại dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đang hình thành. Như vậy, cổ phiếu CTD có thể tăng trở lại ngưỡng hỗ trợ cũ tại mức giá 63 trong các phiên giao dịch tới.

Nhìn chung, CTD là một công ty xây dựng hàng đầu với thương hiệu mạnh, chuyên môn cao và không sử dụng nợ vay. CTD có sức khỏe tài chính khá ổn định. Tuy nhiên khả năng sinh lợi vẫn còn thấp và tình hình kinh doanh có dấu hiệu tăng trưởng không tốt, giá cổ phiếu trong dài hạn có xu hướng giảm rất mạnh. Ngoài ra, CTD còn gặp nhiều khó khăn do thị trường nhà ở ở TP.HCM diễn biến không thuận lợi do quá trình phê duyệt kéo dài, các vấn đề về quản trị doanh nghiệp và xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn.

Tất cả các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân, mọi người cùng tham khảo nhé.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top