Phân tích BCTC Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre ( DHC )

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
40.png

I. Giới thiệu về Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre ( DHC )

CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC) được thành lập vào thập niên 1990 với vai trò là công ty con của công ty quốc doanh Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (Bến Tre Auquatex). Trong giai đoạn 2002-2003, DHC được tách thành một công ty riêng biệt và được cổ phần hóa thành một công ty độc lập với 2 mảng kinh doanh, sản xuất giấy và bao bì (Dohaco) và thủy sản (Beasemex). Năm 2009, DHC niêm yết trên sàn GDCK TP. HCM (HOSE/HSX).

Năm 2012, DHC trải qua giai đoạn thay đổi lớn về cơ cấu cổ đông và ban lãnh đạo. Trong năm 2012, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc (TGĐ) hiện tại của DHC, người gia nhập công ty mẹ trước đây của DHC vào thập niên 1980 và gia nhập DHC vào năm thập niên 2000, trở thành cổ đông lớn và nắm quyền kiểm soát công ty. Trước đó, ông là Phó Chủ tịch HĐQT của DHC từ năm 2004. Ông đã giúp DHC thực hiện thoái vốn khỏi mảng kinh doanh thủy sản kém hiệu quả trong giai đoạn 2012-2013 để công ty có thể tập trung duy nhất vào mảng sản xuất giấy và bao bì.

DHC có cơ cấu cổ đông khá đa dạng. Tính đến tháng 12/2019, hiện không có cổ đông nào nắm lượng cổ phần kiểm soát của công ty. Thay vào đó, quyền sở hữu của DHC được chia đều bởi đội ngũ lãnh đạo được TGĐ công ty dẫn dắt và nhóm các NĐT tài chính.

II Phân tích tình hình tài chính DHC

1. Phân tích doanh thu

41.png

Doanh thu năm 2019 đạt gần 1.430 tỷ đồng, tăng so với năm 2018: 54.31%. Đây là năm mà DHC đạt cả mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất kể từ khi chào sàn giao dịch năm 2009 đến nay.

Doanh thu 9 tháng đầu 2019 có xu hướng tăng ổn định, đến quý 4/2019 doanh thu tăng mạnh mẽ nhờ việc nhà máy Gioa Long 2 vừa hoàn thành 3 năm xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động.

Giấy bao bì là mảng lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất của ngành giấy, nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam. Được hỗ trợ bởi sản lượng bán tăng 120% khi nhà máy Giao Long 2 của DHC bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng 9/2019 và đạt hiệu suất vận hành khoảng 100% trong quý 4/2019. Sản lượng bao bì tăng trưởng tốt, ước tính từ 15-18% yoy với giá bán tương đối ổn định. Sản lượng giấy sản xuất tăng gần gấp đôi.

2. Phân tích lợi nhuận

42.png

Lợi nhuận từ HĐKD năm 2019 đạt hơn 238 tỷ đồng, tăng so với năm 2018: 43.36%

Do phục vụ ngành tiêu dùng, giấy có ít biến động giá hơn so với các loại hàng hóa khác, thêm vào đó là việc tăng cao sản lượng sản xuất và tiêu thụ giấy làm cho doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp đôi lên gần 1,3 tỷ đồng, chủ yếu từ lãi tiền gửi và chênh lệch tỷ giá do thanh toán ngoại tệ cho Nhà cung cấp từ nguồn ngoại tệ thu từ xuất khẩu góp phần làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng cao.

3. Phân tích chi phí

43.png

Cấu trúc chi phí gần như không thay đổi quá lớn qua 2 năm, tỷ trọng giá vốn tăng nhẹ hơn 1% nên lợi nhuận giảm nhẹ còn 16% trong tổng doanh thu.

Mảng giấy của DHC sử dụng các nguyên liệu tái chế. DHC sản xuất giấy bao bì từ thùng carton cũ (OCC), là giấy carton cũ được thu mua tại Việt Nam và nước ngoài. DHC thu mua 50% nhu cầu nguyên liệu từ trong nước và nhập khẩu 50% còn lại từ Mỹ, EU và Nhật Bản. so với OCC trong nước, OCC nhập khẩu có hàm lượng sợi giấy, chất lượng cao hơn, và giá thấp hơn. Trở ngại chính của giấy OCC nhập khẩu là có biến động giá cao hơn và gặp rủi ro về chính sách khi nhập khẩu vật liệu phế thải từ nước ngoài là khá nhạy cảm về mặt chính trị và xã hội do tồn tại lo ngại rằng Việt Nam có thể bị ô nhiễm bởi chất thải từ nước ngoài.

Các khoản chi phí phát sinh trong kỳ đều tăng : CPBH tăng gần gấp 2 lần chủ yếu do tăng chi phí vận chuyển và chi phí tiếp thị khách hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp gấp 1,5 lần so với 2018.

4. Phân tích khả năng sinh lời

44.png

Lợi nhuận sau thuế tăng lên đến 35% trong khi tài sản và vồn chủ sở hữu chỉ tăng có 23% và 25%, do đó, tỷ suất sinh lợi của DHC tăng lên. Cụ thể ROA và ROE của DHC lần lượt là 8,83% và 18,3%.

Tổng tài sản tăng 23% do ghi nhận nhà máy Giao Long 2 đã hoàn thành và đực đưa vào sử dụng.

5. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

45.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn của DHC có chiều hướng giảm nhẹ, đạt 1,57 lần vào cuối năm 2019.

Các khoản tiền và tương đương tiền tăng mạnh, đạt hơn 156 tỷ vào cuối năm 2019, tăng gấp 5.4 lần so với đầu năm. Các khoản phải thu cũng tăng hơn 2 lần và chiếm 45% trong tổng TSNH.

Nợ phải trả ngắn hạn tăng thêm 42% chủ yếu là từ nợ phải trả người bán.

6. Phân tích cấu trúc vốn, khả năng vay và trả nợ

46.png

Nợ phải trả và nguồn vốn lần lượt chiếm 47% và 53% trong tổng tài sản của DHC. Tỷ lệ nợ của DHC vẫn ở dưới mức 50%, đảm bảo khả năng vay nợ trong tương lai.

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn giản hơn 21%, chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn.

Chi phí lãi vay từ các khoản vay nhằm tài trợ cho nhà máy Giao Long 2 bắt đầu được ghi nhận trong KQKD vào tháng 9/2019 so với việc được vốn hóa tại thời điểm trước đó. Các khoản chi phí phát sinh trong kỳ đều tăng mạnh như chi phí tài chính tăng gấp 3,6 lần lên gần 15 tỷ đồng.

47.PNG


Cổ phiếu của DHC vẫn có xu hướng tăng giá trong dài hạn.

1587977270029.png

Cùng với tình hình kinh doanh thuận lợi, năm 2019 vừa qua thị trường cổ phiếu DHC cũng khả quan khi lập đỉnh vào hồi đầu tháng 12/2019 vừa qua với mức giá 42.420 đồng/cổ phiếu. So với mức giá 23.000 vào đầu năm 2019, giá cổ phiếu của DHC đã tăng lên thêm 60% vào cuối năm 2019. Trên thị trường, sau phiên giảm mạnh từ 39.000 xuống mức 30.000 vào 30/3/2020 thì cổ phiếu DHC hiện tăng trưởng trở lại từ đầu tháng 4/2020, tăng 17% thị giá lên mức 36.400 đồng/cp.

Mở rộng công suất và cải thiện cơ cấu sản phẩm sẽ giúp gia tăng doanh thu. Nhà máy Giao Long 2 đi vào hoạt động thương mại tháng 9/2019 và vận hành 100% trong quý 4/2019. Ngoài ra, DHC có kế hoạch nâng công suất bao bì thêm 130% năm 2021 trong khi có kế hoạch sản xuất giấy kraft (krafliner) (có giá cao hơn 40%-50% so với các sản phẩm hiện tại của DHC) trong năm 2020.

Dịch CoV có khả năng ảnh hưởng nhu cầu giấy bao bì trong nước, dịch CoV có thể ảnh hưởng hoạt động bán lẻ và sản xuất tại Việt Nam, vốn là các yếu tố dẫn dắt cốt lõi cho tiêu thụ giấy bao bì

Công ty Đông Hải Bến Tre vừa công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu thuần gần 671 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước. Chi phí giá vốn tăng thấp hơn giúp lãi gộp đạt 162 tỷ đồng, gấp 3,3 lần. Biên lãi gộp đạt 24,2%, cải thiện so con số 18% quý 1/2019. Kết quả, DHC lãi sau thuế hơn 89 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần kết quả cùng kỳ năm trước. Giải trình kết quả vượt bậc, phía Công ty cho biết Nhà máy Giấy Giao Long - giai đoạn 2 đi vào hoạt động chính thức từ tháng 9/2019 giúp sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh, trong khi giá giấy bán ra và giá giấy nguyên liệu mua vào vẫn ổn định giúp doanh thu của Công ty tăng vọt.

Năm 2020, Dohaco đặt kế hoạch doanh thu 2.338 tỷ, lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng. Như vậy, quý đầu năm, Công ty lần lượt thực hiện được gần 29% chỉ tiêu doanh thu và 45% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tốc độ tăng trưởng của DHC đang trong chiều hướng rất tốt và ít chịu ảnh hưởng từ dịch Covid - 19, thu hút các nhà đầu tư.

Tất cả các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân, mọi người cùng tham khảo nhé.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top