Phân tích báo cáo tài chính Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam ( HVN ) quý 3/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Theo ông Quang, ngành hàng không hiện nay vẫn đang gặp những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, tất cả đường bay quốc tế vẫn chưa được thực hiện, chủ yếu vẫn thực hiện các chuyến hồi hương và chở hàng hoá. Mặc dù dịch bệnh ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên, trên thế giới dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Âu dịch bệnh căng thẳng trở lại khiến nhiều nơi phải đóng cửa lần thứ hai

Kết thúc quý 3/2020 Vietnam Airline vẫn mang về một con số lỗ thật kinh khủng và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi đáng kể.

1.png

Cụ thể, doanh thu quý 3 năm nay của HVN chỉ còn 7.602 tỷ đồng, chưa đến 1/3 cùng kỳ năm ngoái với 25.418 tỷ. Dịch bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khoản doanh thu cốt lõi là vận tải hàng không, giảm từ mức 20.519 tỷ về chỉ còn 6.012 tỷ đồng. Các khoản doanh thu bán hàng, phụ trợ cũng lần lượt giảm đáng kể.

Sản lượng hành khách quý 3 của Vietnam Airlines tăng 36% so với quý 2 cho dù có thời điểm dịch bùng phát tại Đà Nẵng, tuy nhiên hãng vẫn lỗ khoảng 3.626 tỷ đồng. Trong tuần đầu tiên của tháng 10, lượng khách vận chuyển của hãng tăng 30% so với cùng kỳ. Ông Hiền cho biết, ngay cả khi lượng hành khách tăng, giá bán vẫn chưa thể đạt được so với mức trước đại dịch, điều này khiến cho hiệu quả kinh doanh thấp.

2.png

Tỷ trọng giá vốn kỳ này vẫn tiếp tục vượt qua doanh thu với tỷ lệ 142%. Tuy nhiên con số này cũng đã có nhiều sự cải thiện đáng kể khi quý 2 vừa rồi giá vốn bằng đến 165% doanh thu quý 2.

Khấu trừ giá vốn, Công ty lỗ gộp 3.201 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 3.300 tỷ.

Trong kỳ, HVN cắt giảm mạnh các khoản chi phí, trong đó chi phí lãi vay giảm gần nửa còn 199 tỷ. Các chi phí bán hàng quản lý cũng giảm tương ứng, đặc biệt giảm mạnh so với quý 2/2020 .

Kết quả, kết thúc quý 3/2020 HVN lỗ sau thuế gần 4.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý 2/20.

3.png

Doanh thu 9 tháng đầu năm của Vietnam Airlines đạt gần 24.000 tỷ đồng, bằng 42% so với cùng kỳ. Đại diện Vietnam Airlines thông tin công ty lỗ ròng hợp nhất 10.750 tỷ đồng, tương đương 71% kế hoạch năm 2020. Trong đó, riêng công ty mẹ lỗ 8.737 tỷ đồng.

Để có mức lỗ nhỏ hơn 13.000 tỷ đồng năm 2020, theo PTGĐ VNA, trong suốt 10 tháng qua, Tổng công ty tập trung nhiều giải pháp tăng doanh thu, cắt giảm chi phí và liên tục làm việc với các chủ nợ để bàn cách giãn, hoãn...

Bên cạnh chỉ số kinh doanh giảm sút, nguồn lực tài chính của HVN cũng điều chỉnh mạnh. Tổng tài sản của HVN giảm hơn 14.000 tỷ đồng xuống còn 62.370 tỷ vào cuối quý 3. Tỷ lệ nợ trung bình 4 quý qua của HVN đã lên đến mức 81% ( con số thực tế cuối quý 3 là 89%, VCSH chỉ còn tài trợ có 11% nữa thôi).

4.png

Trong đó, các khoản tiền giảm từ 1.743 tỷ về 802 tỷ đồng. Tiền gửi ngắn hạn cũng từ mức 3.579 tỷ giảm về 656 tỷ đồng. Phải thu khách hàng cũng thu hẹp từ 4.367 tỷ về chỉ còn 1.958 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty cũng tăng cường vay nợ ngắn hạn với số dư tăng gấp đôi lên 11.684 tỷ đồng.

5.png

Khả năng thanh toán hiện tại của HVN chỉ còn có 0,3 mức tháp nhất kỷ lục trong những năm qua. HVN hiện đã không còn đủ lượng tiền để chi trả các khoản phát sinh, bên cạnh đó phương án vay nợ để tăng lượng tiềnsẽ không thể sử dụng được nữa khi mà tỷ lệ nợ đã lên đến 89% tổng tài sản.

6.png

Dù vậy, dòng tiền kinh doanh HVN hiện đang âm 6.269,5 tỷ, luỹ kế năm ngoái dương gần 7.874 tỷ đồng.

Quốc hội vừa mới thông qua kế hoạch “giải cứu” Vietnam Airlines, HVN được phép chào bán cổ phiếu cho cổ đông dù hoạt động kinh doanh thua lỗ. Đây được coi là điểm tháo gỡ quan trọng trong việc "giải cứu" Vietnam Airlines khi hãng hàng không này thua lỗ nặng nề trong 9 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nếu theo quy định thông thường, Vietnam Airlines sẽ không đủ điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.

HVN đang có kế hoạch phục hồi lại các đường bay mới mở ở quý trước bị tạm dừng do tình hình dịch bệnh. Thêm vào đó, HVN cũng tăng cường tìm kiếm nguồn thu thông qua các chuyến bay hồi hương, bay vận chuyển chuyên gia cũng như chuyển đổi tàu bay vận chuyển hàng hóa.

Theo cập nhật của đại diện Vietnam Airlines, gói hỗ trợ của Chính phủ đang trong quá trình phê duyệt và đã có những tín hiệu tích cực. Thông tin chính thức dự kiến có trong vòng 1 - 2 tháng nữa.

Về phương hướng kinh doanh năm 2021, lãnh đạo VNA lo ngại năm 2021 sẽ tiếp tục khó khăn khi thị trường quốc tế chưa phục hồi, trong khi doanh thu thị trường quốc tế là chủ yếu đối với VNA. "Sang năm 2021, chúng tôi dự tính mỗi ngày vẫn lỗ vài chục tỷ đồng, mức lỗ sẽ ngang năm 2020" nếu thị trường vẫn không hồi phục, đại diện VNA cho hay.

Liệu rằng có nhiều gói cứu trợ từ chính phủ thì HVN có thoát hiểm? Vietnam Airline có duy trì được hoạt động kinh doanh và phục hồi quý tới? HVN vẫn có đủ lượng tiền để bù đắp cho số lỗ và vận hành DN? Chúng ta hãy dự đoán và chờ đợi kết quả kinh doanh các quý sau nhé!

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Hàng Không VIETJET ( VJC ) quý 3/2020

Phân tích báo cáo tài chính Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam ( HVN ) quý 2/2020
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top