Phân tích báo cáo tài chính Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam ( HVN ) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Kết thúc quý 2 vừa qua, Vietnam Airlines đã công bố kết quả kinh doanh với doanh thu thuần đạ 5.995 tỷ đồng, chỉ bằng 1/4 so với cùng kỳ và chỉ chiếm 1/3 doanh thu quý 1 vừa qua. Lợi nhuận thuần ghi nhận lỗ 4.030 tỷ đồng.

1.PNG

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid - 19, lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2020, Vietnam Airlines đạt doanh thu 24.808 tỷ đồng, bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019 nhưng tổng lợi nhuận sau thuế bị âm 6.642 tỷ đồng so với khoản lợi nhuận thực dương 1.381 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019. Nếu không sớm nhận được sự hỗ trợ của cổ đông Nhà nước, đà suy giảm của HVN sẽ còn lớn hơn trong 6 tháng cuối năm 2020.

2.png
Với hãng hàng không Vietjet giá vốn chỉ bằng 102% doanh thu như đã phân tích ở bài trước thì Vietnam Airlines giá vốn gấp 1,65 lần doanh thu thuần. Tốc độ sụt giảm của doanh thu quá nhanh dẫn đến chi phí còn chiếm quá lớn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lần lượt là 10% và 4% trong tổng doanh thu. Khác với Vietjet có hoạt động mua và thuê lại máy bay (SLB) bù đắp được phần lỗ của nguồn daonh thu chính thì HVN các lĩnh vực kinh doanh nào cũng giảm đáng kể : doanh thu hành khách nội địa của riêng công ty mẹ giảm 57,7% so với quý 2/2019; doanh thu hành khách quốc tế giảm 96,6%; doanh thu thuê chuyến giảm 89%.

Điểm thuận lợi hiếm hoi so với cùng là tỷ giá diễn biến tích cực giúp công ty có được khoản lãi ròng từ hoạt động tài chính hơn 450 tỷ trong khi cùng kỳ là -373 tỷ đồng và khoản thu nhập khác là 397 tỷ đồng đến từ việc nhận cổ tức. Lợi nhuận sau thuế tổng hợp lại âm hơn 3.981 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên HVN có mức lỗ kỹ lục kể từ khi niêm yết đến nay.

HVN đã ghi nhận sự giảm sút quy mô lớn nhất khi tổng tài sản ngắn hạn của HVN giảm sâu từ mức 19.100 tỷ đầu năm xuống 12.061 tỷ vào 30/6/2020. Tính đến ngày 30/6/2020, Vietnam Airlines có 2.601 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn; 1.648 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn. Tại thời điểm cuối quý 2, các khoản phải trả người bán ngắn hạn của Vietnam Airlines giảm mạnh từ 15.900 tỷ đồng xuống 11.000 tỷ đồng nhưng đồng thời vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lại tăng từ 6.500 tỷ lên 11.100 tỷ đồng cho thấy hãng đã phải tăng thêm vay nợ đáng kể.

3.png

Tính thanh khoản của HVN hiện tại đang rất xấu khi khả năng thanh toán ngắn hạn chỉ ở mức 0,4 và khả năng thanh toán nhanh đang ở mức 0,28. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đang âm hơn 5.300 tỷ, nhờ có sự bù đắp lại từ dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính nên dòng tiền thuần chỉ âm hơn 355 tỷ đồng. HVN đang rất khó khăn về dòng tiền và cần gấp sự tài trợ từ chính phủ.

Kế toán trưởng HVN cho biết nếu không được hỗ trợ, "Đến tháng 8, Vietnam Airlines sẽ cạn tiền". Tại một hội thảo tổ chức ngày 13/7, Tổng Giám đốc Dương Trí Thành cũng nói: "Đến khoảng cuối tháng 8, Vietnam Airlines sẽ vào tình trạng hết sức khó khăn về thanh khoản". Ông Thành mong muốn Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp thanh khoản với quy mô 12.000 tỷ đồng, có thể thông qua góp vốn chủ sở hữu hoặc vay ngân hàng. Chính phủ cũng là cổ đông lớn nhất góp 86,2% vốn của Vietnam Airlines nên cần đứng ra hỗ trợ cho tổng công ty này lúc khó khăn vì đại dịch COVID-19.

Hiện nay, nợ vay đã chiếm đến 78% tổng tài sản của HVN và đã gần gấp 5 lần vốn chủ sở hữu. Công ty đang lên kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu cũng như tăng nợ vay để đảm bảo dòng tiền chi công ty trong thời gian sắp tới.

Vietnam Airline là hãng hàng không phần lớn là thuộc sở hữu của nhà nước nên giá cổ phiếu trên sàn vẫn đang ở mức thấp với mức giá hiện tại là 24.700 ( so với mức giá của Vietjet là 100.000 ).

4.PNG

Cổ phiếu của HVN cũng lao dốc mạnh mẽ kể từ đầu năm 2020 và cú chạm đáy kỷ lục vào cuối tháng 3 với mức giá 17.800, giảm gần một nữa so với mức giá đầu năm 2020 khoảng 34.000, giảm mạnh hơn so với mức giá của Vietjet ( giá VJC chạm đáy chỉ giảm khoảng 1/3 so với đầu năm ). Tuy nhiên sau đó, giá của HVN đã có dấu hiệu hồi phục tăng trở lại với mức giá cao nhất là 30.000 và chưa có dấu hiệm chạm đáy lần 2 như VJC do dịch bệnh bùng phát trở lại.

Tình hình kinh doanh quý 3 có thể tốt hơn so với 2 quý trước do các chuyển bay đã hoạt động trở lại đặc biệt là vào hồi cuối tháng 6 đầu tháng 7. Tuy nhiên, sự dãn cách xã hội lần hai vào cuối tháng 7 mặc dù không dập tắt nhưng cũng bẽ gãy đà tăng trưởng của HVN nói riêng và ngành hàng không nói chung.

Hiện nay, để giảm bớt gánh nặng chi phí, lãnh đạo tự nguyện đi làm không hưởng lương, mạnh mẽ đàm phán, giãn hoãn và giảm các chi phí cố định như thuê tàu bay, các chi phí liên quan hoạt động bảo dưỡng sửa chữa,... động viên toàn thể cán bộ nhân viên (phi công, tiếp viên..) đoàn kết đồng lòng vượt qua đại dịch. Ban quản trị đang cố gắng hết sức để đưa ra biện pháp hiệu quả nhất cho Vietnam Airlines để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

The LEADER Avianca, hãng hàng không lớn thứ hai khu vực Mỹ Latinh, mới đây đã nộp đơn xin phá sản sau khi các lệnh cấm du lịch tại khu vực này buộc hãng phải tạm dừng đội bay vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây là hãng hàng không đã có trên 100 năm hoạt động trong ngành hàng không. Avianca Holdings SA đã buộc phải xin phá sản sau khi không thể đáp ứng được thời hạn thanh toán trái phiếu và dần vô vọng trong việc xin viện trợ từ chính phủ Colombia, theo Reuters. Do đó, nếu như HVN không có được nguồn viện trợ từ chính phủ hay phương án thay thế nào trong thời điểm hiện tại thì HVN cũng có nguy cơ đi theo con đường như hãng hàng không Avianca.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Hàng Không Vietjet quý 2/2020

File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo chi tiết nhé.
 

Đính kèm

  • HVN.rar
    79.7 KB · Lượt xem: 38

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top