Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quý 3/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Hoạt động kinh doanh của ACV hồi phục trở lại cùng với thị trường hàng không nội địa. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, giống kịch bản của hai quý đầu năm.

1.png

KQKD của ACV ghi nhận trong Q3.2020 với doanh thu đạt 1.443 tỷ đồng, tăng 37,9% so với Quý 2. Tuy vậy, mức doanh thu trong Q3.2020 vẫn chỉ đạt 31,4% so với cùng kì năm trước. Tổng lượt hành khách giảm 21,3% svck.Các đường bay thương mại quốc tế vẫn chưa được hoàn toàn nối lại và tác động tiêu cực từ đợt bùng phát dịch lần 2 đến ngành du lịch nội địa ( lượt khách nội địa Q3/20 giảm 31,6% svck ).

3.png

Giá vốn tăng mạnh với tỷ trọng từ 97%, tuy nhiên, tỷ trọng giá vốn đã có sự cải thiện đáng kể khi quý 2/2020 chiếm đến 145% nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí vẫn được duy trì tốt. Lợi nhuận gộp đã ghi nhận mức dương gần 41 tỷ đồng.

Tỷ trọng chi phí bán hàng không thay đổi nhiều. ACV vẫn phải duy trì chi phí của phi công cũng như tiếp viên, các nhận viên quản lý nên chi phí quản lý có tỷ trọng tăng mạnh từ 5% lên 13% trong doanh thu.

Doanh thu tài chính lại tiếp tục ghi nhận hơn 579 tỷ đồng nhờ lượng tiền lớn gửi ngân hàng là yếu tố chủ chốt lợi nhuận sau thuế của AVC. Chi phí tài chính ghi nhận 287 tỷ chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá.

2.png

Kết thúc quý 3, ACV báo lãi ròng 139 tỷ đồng, giảm 94% so với quý 3 năm ngoái; phần lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 141 tỷ đồng. Trong quý 2, tổng công ty ghi lỗ ròng 356 tỷ đồng, lần đầu tiên lỗ trở lại kể từ quý 2/2016.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần giảm 55% về mức 6.083 tỷ đồng; lợi nhuận ròng giảm 77% còn 1.366 tỷ đồng.

Cơ cấu tài sản không có nhiều thay đổi so với đầu năm khoảng 58.122 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng 67%

Công ty vẫn đang nắm trong tay lượng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn "khổng lồ"gần 34.000 tỷ đồng.

6.png

Nguồn tiền mặt, đầu tư tài chính ngắn hạn gia tăng là nguồn thu nhập ổn định ACV giúp hãng hàng không này vượt qua sự kinh doanh ảm đạm của ngành hàng không. Do (i) hoạt động khai thác cảng không đòi hỏi chi phí vốn lưu động lớn, (ii) hoạt động đầu tư các khu bay sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, nên ACV có khả năng duy trì lượng tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn cao, ước mang lại khoảng 2,378 tỷ đồng lãi tiền gửi giai đoạn 2021. Nhờ đó mà ACV lươn duy trì sức khỏe tài chính lành mạnh.

5.png

Cấu trúc vốn của ACV được tài trợ bởi 37% nợ và 63% bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Vay và nợ thuê tài chính khoảng hơn 15.382 tỷ đồng, chiếm 26% tổng nguồn vốn, hầu hết là vay nợ dài hạn.

4.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn quý này lại tiếp tục tăng mạnh ở mức 6,97 lần vào cuối quý 3/2020 nhờ tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm hơn 836 tỷ đồng.

Nguồn tiền dự trữ lớn và dòng tiền ổn định tạo thuận lợi cho ACV trong hoạt động triển khai các dự án đầu tư, giảm phụ thuộc vào nguồn nợ vay và nâng cao vị thế khi đàm phán với các tổ chức tín dụng.

1606967438922.png

Ở bài phân tích quý 2 trước, ACV đang trong xu hướng tăng giá ngắn hạn với mức giá 57.600 đ/cp vào đầu tháng 9. Hiện tại giá cổ phiếu đã tăng mạnh đến mức 71.700 đ/cp. Tháng 11 vừa qua là khoảng thời gian cổ phiếu cucr ACV với các biến động tăng giá liên tục nhờ các dấu hiệu tốt trong sự phục hồi kinh doanh quý 3/2020.

Các chỉ số của ACV đang cho thấy sự tăng giá mạnh sẽ bị chững lại trong ngắn hạn khi đường MACD đã cắt xuống đường tín hiệu trong một vài phiên gần đây. Chỉ báo RSI sau khi đi vào vùng quá mua thì cũng đã có dấu hiệu giảm dần.

Sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không (CHK) và KQKD của ACV dự kiến sẽ tiếp tục hồi phục tích cực trong các tháng cuối năm 2020 nhờ tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt và các đường bay nội địa hoạt động ổn định trở lại. ACV sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi dương trở lại từ Q4.2020.

Mới đây, dự án đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn 1 chính thức được phê duyệt với mức đầu tư 109.112 tỷ đồng. Là một dự án trọng điểm với quy mô lớn, sân bay Long Thành kì vọng sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng của ACV trong dài hạn

Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh và vị thế tài chính của ACV trong năm 2020 không bị tác động nghiêm trọng nhờ đặc điểm biên lợi nhuận cao, các biện pháp cắt giảm chi phí được thực hiện mạnh mẽ và động lực từ nguồn doanh thu tài chính. Về dài hạn, ACV là một trong những đơn vị hưởng lợi mạnh mẽ nhất từ xu thế tăng trưởng của ngành hàng không Việt Nam, đăc biệt nhờ quy mô lớn - quản lý 22/25 cảng hàng không.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quý 2/2020
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top