Phân tích báo cáo tài chính tập đoàn Hòa Phát (HPG) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Tập đoàn Hòa Phát đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 – 2020 với HPG ghi nhận mức doanh thu đạt 20.422 tỷ đồng, lũy kế đạt 39.655 tỷ đồng, tăng 6% so với quý 1/2020 ( đạt 46% kế hoạch của năm ), LNST đạt 2.756 tỷ đồng, lũy kế đạt 5.060 tỷ đồng, tăng 20% so với quý 1/2020 ( đạt 56% kế hoạch). Động lực tăng trưởng đến từ hai mảng sản xuất & kinh doanh thép sau khi KLH gang thép Dung Quất đi vào hoạt động chính thức và mảng nông nghiệp đạt nhiều thuận lợi.
1.PNG

Dư nợ vay ngắn và dài hạn tăng gần 6000 tỷ so với đầu năm, tổng nợ vay cuối quý 2/2020 đạt hơn 60.000 tỷ đồng chủ yếu là nợ vay ngắn hạn tài trợ cho vốn lưu động tăng thêm khi dự án KLH Dung Quất đi vào vận hành. Trong khi đó, tài sản cố định của Hòa Phát không thay đổi nhiều dẫn đến khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh vẫn dao động ở mức thấp khoảng 1,16 và 0,68. Lãi vay tương đương 2.7 lần cùng kỳ do dư nợ vay ngắn và dài hạn bình quân nữa năm đầu 2020 tăng 44% so với cùng kỳ.
2.PNG

3.PNG
Khả năng sinh lời cải thiện mạnh trong năm 2020 nhờ sự đi vào hoạt động của nhà máy Dung Quất. Biên lợi nhuận gộp đạt 18.2%, giảm nhẹ so với mức 19.3% cuả Quý 1/2020 và 19.7% của quý 2/2019. Trong quý 2/2020, các sản phẩm thép của Hòa Phát đều có mức tăng trưởng tiêu thụ tốt, tiêu thụ thép xây dựng đạt 781 nghìn tấn ( tăng 20% yoy), ống thép đạt 202 nghìn tấn ( tăng 9% yoy) và sản phẩm mới phôi thép đạt 471 nghìn tấn. Lợi nhuận mảng nông nghiệp 360 tỉ đồng, gấp 22 lần so với cùng kỳ năm trước do giá thịt lợn được duy trì ở mức cao. Nhờ đó, khả năng sinh lời ROA, ROE vẫn đạt ở mức cao : 2,45% và 5,24%.
4.PNG

KQKD quý II của HPG phần nào phản ánh bức tranh tươi sáng trong nửa đầu năm, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID - 19 diễn biến phức tạp. Hòa Phát kế hoạch tháng 9 năm nay, giai đoạn 2 của dự án Dung Quất sẽ bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng cho thị trường, giúp các doanh nghiệp tôn mạ ống thép trong nước chủ động được nguồn cung nguyên liệu, đẩy mạnh xuất khẩu, tránh được rủi ro sử dụng thép từ các quốc gia khác, tăng trưởng mạnh doanh thu.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm :
Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
Phân tích báo cáo tài chính tập đoàn Hòa Phát 2019
 

Đính kèm

  • HPG.rar
    34.2 KB · Lượt xem: 80
Phân tích sức khỏe tài chính của HPG

Tổng tài sản đến cuối quý 2/2020 của HPG khoảng 112.644 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm, chủ yếu do tăng các khoản tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.

Tài sản ngắn hạn của HPG đang chiếm gần 35% tổng tài sản, trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất với 53%.

1.png
HPG đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với 53% nợ phải trả, 47% được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn chiếm đến 56% tổng nợ khoảng 33.561 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Các khoản vay nợ chiếm đến 71% tổng nợ khoảng 42.666 tỷ đồng. Với khoản nợ vay lớn, HPG liên tục phải đối mặt với khoản chi trả laic vay và nợ vay rất lớn.

Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu (D/E) của HPG đã có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay, từ mức 1,3 lần thời điểm đầu năm xuống mức 0,8 lần cuối Q2/2020. Với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ROIC) hiện tại ở mức 12,9%, cao hơn nhiều so với chi phí đi vay bình quân của HPG ở mức hiện tại khoảng 5%/năm.

2.PNG

Chi phí lãi vay 6T2020 tăng đạt hơn 1 nghìn tỷ VND (+151% so với cùng kỳ ), chiếm 3% tổng doanh thu và 15% EBIT. Tổng lãi vay trong nửa đầu năm 2020 đã lớn hơn số của năm 2019. Vay nợ cao hiện tại đang gây áp lực lớn lên lợi nhuận.

Nợ vay dùng để phục vụ cho mảng sản xuất thép nhưng biên lợi nhuận gộp bị giảm sút. Chính vì thế nhà đầu tư nên cân nhắc rủi ro từ chi phí lãi vay tăng cao. Khi mảng nông nghiệp không thể tiếp tục duy trì được kết quả vượt trội do biến động của giá thịt heo, lợi nhuận của toàn công ty sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

3.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn của HPG đang có xu hướng giảm dần và chỉ giao động trên mức 1, đạt ở mức 1,16 lần vào cuối quý 2/2020. Với tỷ lệ hàng tồn kho cao, khả năng thanh toán nhanh của HPG chỉ ở mức 0,49 lần.

Đối với một tập đoàn có quy mô lớn như Hòa Phát, khả năng thanh toán ngắn hạn trên mức 1 có thể xem là khá ổn định. Không những thế, HPG đã tăng lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng lên hơn 12.147 tỷ đồng, chiếm đến 31% TSNH để đảm bảo tính thanh khoản tốt.

4.png
Với chính sách phải thu tốt, số ngày phải thu trung bình của HPG được cải thiện và giảm dần qua các quý, nhờ đó có thể tăng dòng tiền HĐKD của công ty của mỗi kỳ, giảm bớt gánh nặng về lãi vay và nhu cầu vay nợ của HPG sẽ giảm bớt.

5.png

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho cũng được HPG cải thiện và có xu hướng giảm dần, đẩy mạnh bán hàng tồn kho, tăng tính thanh khoản của công ty.

Dòng tiền lũy kế trong BCTC Q2/2020 của HPG thể hiện dấu hiệu tích cực, ghi nhận sự tăng trưởng đột biến với mức 5.262 tỷ đồng của quý 2/2020, báo hiệu sự tăng trưởng tốt dòng tiền tự do trong những quý tiếp theo.

HPG hiện đang là công ty dẫn đầu thị trường thép tại Việt Nam. Trong khi nền kinh tế toàn cầu đang phải gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì HPG lại ghi nhận mức mức kỷ lục mới về tốc độ tăng trưởng trong 6T2020. Ngoài ra, HPG còn có lợi thế về sức khỏe tài chính tốt và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ. HPG có giá thành sản xuất thấp hơn hẳn so với các đối thủ trong nước và nhiều DN nước ngoài, vì vậy ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn của ngành, HPG sẽ có cơ hội lớn để giành thị phần và có tiềm năng tăng trưởng dài hạn lớn. HPG luôn là một sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top