Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tiền thân là Nhà máy bia Chợ Lớn của hãng B.G.I được chuyển giao lại cho Việt Nam (năm 1977) khi đất nước thống nhất. SAB sở hữu các thương hiệu bia nổi tiếng tại Việt Nam như Bia 333, Sài Gòn Lager (Sài gòn xanh), Sàn Gòn Export (Sài Gòn đỏ), Sài Gòn Special, có đến 90% người Việt Nam có thể nhận biết được các thương thiệu này. Năng lực sản xuất của SAB hiện tại lớn nhất trong ngành bia Việt Nam khi có tới 24 nhà máy sản xuất với tổng công suất 1.8 tỷ lít bia/năm.
1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Năm 2018, kết quả hoạt động kinh doanh của SABECO có phần giảm sút so với năm 2017. Doanh thu thuần đạt 35,948 tỷ đồng, tăng 5,13% và lợi nhuận sau thuế đạt 4.402 tỷ đồng, giảm 11,03%. Mặc dù kết quả không mấy khả quan, song SABECO vẫn hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra với tỷ lệ lần lượt là 2,1% và 10% kế hoạch về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế được biết là do giá nguyên liệu đầu vào tăng cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 60% lên 65%.
Nhìn qua 8 quý, mặc dù doanh thu có xu hướng tăng nhưng bên cạnh đó giá vốn cũng tăng tương ứng với tỷ lệ ngày càng cao làm biên lợi nhuận gộp giảm dần. Lũy kế 4 quý năm 2018, biên lợi nhuận lợi nhuận gộp đạt 22,49%, thấp hơn so với năm 2017 là 25,93%. Chính vì vậy, sự tăng trưởng doanh thu này không được đánh giá cao.
2. Tình hình sử dụng tài sản
Cuối năm 2018, tổng tài sản của SABECO đạt 22.366 tỷ, tăng 353 tỷ đồng tương ứng 1,6% so với năm 2017. Trong đó, đáng kể đến là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 985 tỷ đồng, tương ứng 15%, hàng tồn kho và tài sản cố định giảm so với tỷ lệ lần lượt là 9,47% và 8,81% so với năm trước. Vốn chủ sở hữu tăng 1.691 tỷ đồng (11,73%), đạt 16.111 tỷ đồng; nợ ngắn hạn giảm đáng kể, giảm 19,94% tương ứng 1.475 tỷ đồng; nợ dài hạn tăng 71% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Như vậy, với hơn 4.200 tỷ tiền tồn đầu kỳ cùng với vốn chủ sở hữu tăng thêm, công ty chủ yếu dùng để trả nợ ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn.
3. Khả năng thanh toán
Với việc trả bớt nợ, tỷ lệ nợ của công ty đã được giảm đáng kể, từ 34,49% năm 2017 xuống còn 27.96% năm 2018. Khả năng thanh toán lãi vay tốt và ngày càng tăng. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng khá tốt, suốt 4 quý năm 2018 luôn duy trì trên mức an toàn. Với tỷ lệ nợ thấp cùng với khả năng thanh toán tốt, có thể nói SABECO có sức khỏe tài chính khá mạnh mẽ.
4. Khả năng sinh lợi
Do lợi nhuận năm 2018 giảm nên tỷ suất sinh lợi của SABECO cũng giảm đáng kể, ROA chỉ còn 19,84%, ROE còn 28,84%, thấp hơn so với 2 năm trước. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi giảm nhưng vẫn còn ở mức hấp dẫn nhà đầu tư và cao hơn so với bình quân ngành (ROA: 8,01%; ROE: 14,64%).
Chỉ số P/E của SAB vào khoảng 37.3 lần, cao hơn gần gấp đôi so với bình quân ngành là 19.56 lần. EPS đạt 6.510 đồng, cao hơn so với bình quân ngành là 4.119 đồng. Giá cổ phiếu của công ty hiện đang được các nhà đầu tư mua với giá 240.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 10 lần so với giá trị sổ sách.
Sau một năm tái cấu trúc kể từ khi tập đoàn ThaiBev mua lại 53.59% vốn và tham gia điều hành Sabeco, dù kết quả kinh doanh không mấy khả quan nhưng cơ bản vẫn hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, với động thái thúc đầy marketing giúp cho Sabeco tăng 1,8% điểm thị phần. Với kế hoạch đặt ra trong năm 2019 là doanh thu đạt 38.871 tỷ đồng (tăng 8,1%) và lợi nhuận sau thuế đạt 4.717 tỷ đồng (tăng 7,1%) thì các kế hoạch tối ưu hóa chi phí được kỳ vọng mang lại kết quả rõ ràng hơn.
(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Năm 2018, kết quả hoạt động kinh doanh của SABECO có phần giảm sút so với năm 2017. Doanh thu thuần đạt 35,948 tỷ đồng, tăng 5,13% và lợi nhuận sau thuế đạt 4.402 tỷ đồng, giảm 11,03%. Mặc dù kết quả không mấy khả quan, song SABECO vẫn hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra với tỷ lệ lần lượt là 2,1% và 10% kế hoạch về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế được biết là do giá nguyên liệu đầu vào tăng cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 60% lên 65%.
Nhìn qua 8 quý, mặc dù doanh thu có xu hướng tăng nhưng bên cạnh đó giá vốn cũng tăng tương ứng với tỷ lệ ngày càng cao làm biên lợi nhuận gộp giảm dần. Lũy kế 4 quý năm 2018, biên lợi nhuận lợi nhuận gộp đạt 22,49%, thấp hơn so với năm 2017 là 25,93%. Chính vì vậy, sự tăng trưởng doanh thu này không được đánh giá cao.
2. Tình hình sử dụng tài sản
Cuối năm 2018, tổng tài sản của SABECO đạt 22.366 tỷ, tăng 353 tỷ đồng tương ứng 1,6% so với năm 2017. Trong đó, đáng kể đến là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 985 tỷ đồng, tương ứng 15%, hàng tồn kho và tài sản cố định giảm so với tỷ lệ lần lượt là 9,47% và 8,81% so với năm trước. Vốn chủ sở hữu tăng 1.691 tỷ đồng (11,73%), đạt 16.111 tỷ đồng; nợ ngắn hạn giảm đáng kể, giảm 19,94% tương ứng 1.475 tỷ đồng; nợ dài hạn tăng 71% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Như vậy, với hơn 4.200 tỷ tiền tồn đầu kỳ cùng với vốn chủ sở hữu tăng thêm, công ty chủ yếu dùng để trả nợ ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn.
3. Khả năng thanh toán
Với việc trả bớt nợ, tỷ lệ nợ của công ty đã được giảm đáng kể, từ 34,49% năm 2017 xuống còn 27.96% năm 2018. Khả năng thanh toán lãi vay tốt và ngày càng tăng. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng khá tốt, suốt 4 quý năm 2018 luôn duy trì trên mức an toàn. Với tỷ lệ nợ thấp cùng với khả năng thanh toán tốt, có thể nói SABECO có sức khỏe tài chính khá mạnh mẽ.
4. Khả năng sinh lợi
Do lợi nhuận năm 2018 giảm nên tỷ suất sinh lợi của SABECO cũng giảm đáng kể, ROA chỉ còn 19,84%, ROE còn 28,84%, thấp hơn so với 2 năm trước. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi giảm nhưng vẫn còn ở mức hấp dẫn nhà đầu tư và cao hơn so với bình quân ngành (ROA: 8,01%; ROE: 14,64%).
Chỉ số P/E của SAB vào khoảng 37.3 lần, cao hơn gần gấp đôi so với bình quân ngành là 19.56 lần. EPS đạt 6.510 đồng, cao hơn so với bình quân ngành là 4.119 đồng. Giá cổ phiếu của công ty hiện đang được các nhà đầu tư mua với giá 240.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 10 lần so với giá trị sổ sách.
Sau một năm tái cấu trúc kể từ khi tập đoàn ThaiBev mua lại 53.59% vốn và tham gia điều hành Sabeco, dù kết quả kinh doanh không mấy khả quan nhưng cơ bản vẫn hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, với động thái thúc đầy marketing giúp cho Sabeco tăng 1,8% điểm thị phần. Với kế hoạch đặt ra trong năm 2019 là doanh thu đạt 38.871 tỷ đồng (tăng 8,1%) và lợi nhuận sau thuế đạt 4.717 tỷ đồng (tăng 7,1%) thì các kế hoạch tối ưu hóa chi phí được kỳ vọng mang lại kết quả rõ ràng hơn.
(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)