Phân tích báo cáo tài chính MWG

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ Phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) được thành lập vào tháng 03/2004 với lĩnh vực hoạt động chính là mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử. MWG hiện là công ty bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận với mạng lưới hơn 2000 cửa hàng trên toàn quốc bao gồm các chuối bán lẻ thegioididong.com, Điện máy XANH và Bách hóa XANH.
MWG.jpg

1. Tình hình hoạt động kinh doanh

MWG-DT.png

MWC cũng đã có một năm 2018 thành công với doanh thu thuần tăng 30.41%, đạt 86.516 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.880 tỷ đồng, tăng 30.51% so với năm 2017. Trong đó nhờ sự đóng góp chủ yếu của Điện máy XANH và thegioididong.com (95%), Bách hóa XANH đóng góp 5%. Bên cạnh đó thì chi phí hoạt động cũng tăng nhiều so với năm trước, cụ thể chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng 3.058 tỷ đồng, nâng tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu thuần tăng từ 12.6% năm 2017 lên 13.2% năm 2018. Chi phí lãi vay tăng 87% tuy nhiên vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu.

MWG-GV-DT.png

Nhìn qua 8 quý, dù cả doanh thu lẫn giá vốn hàng bán đều tăng nhưng tỷ trọng giá vốn trên doanh thu đang có xu hướng giảm, điều này làm biên lợi nhuận gộp tăng từ 16.8% năm 2017 lên 17.68% năm 2018.

2. Tình hình sử dụng tài sản:

MWG-TS.png

Vào thời điểm cuối năm 2018, tổng tài sản của công ty đạt 28.122 tỷ đồng, tăng 23.22% so với cùng kỳ năm ngoái, đáng kể đến là hàng tồn kho tăng 44.78% tương đương 5.395 tỷ đồng và các khoản phải thu dài hạn tăng 29.6% tương đương 71 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 44.23% tương đương 1.223 tỷ đồng tạo đòng tiền hoạt động cho công ty. Ngoài ra nợ ngắn hạn cũng tăng 14.1%, đạt 17.929 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 8.983 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2017.

Với 3.410 tỷ tiền tồn quỹ đầu năm, vốn chủ sở hữu tăng thêm và một khoản nợ vay thêm, công ty chủ yếu đầu tư mua sắm hàng tồn kho, phần còn lại đầu tư tài sản dài hạn và chi cho các hoạt động khác. Cuối năm tồn quỹ 3.749 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2017.

3. Khả năng thanh toán

MWG-KNTT.png

MWG-nợ.png

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngày càng tăng dần qua 8 quý tuy nhiên vẫn chỉ nằm ở mức trung bình, đạt 1.31 ở quý 4-2018. Tỷ lệ nợ trên tài sản dao động trung bình ở mức 69.25% - một mức khá cao, khả năng thanh toán lãi vay (số lũy kế) có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức tốt. Khả năng chi trả gốc vay tăng dù vẫn ở mức thấp.

4. Khả năng sinh lợi:

MWG-ROE.png

Khả năng sinh lợi của công ty giảm qua 4 năm nhưng vẫn ở một mức cao, hấp dẫn nhà đầu tư. Đòn bẩy tài chính cũng giảm dần kể từ năm 2016. Chỉ số P/E của công ty là 9.8 là một mức khá thấp và EPS đạt 8.582 đồng. Giá cổ phiếu của công ty hiện đang giảm về vùng 84.000 đồng, cao hơn 4 lần so với giá trị sổ sách là 20.260 đồng.

Với dự báo là mảng điện thoại di động đang bão hòa, khả năng tăng trưởng chỉ 1% và mảng điện máy trong vài năm tới cũng sẽ sớm bão hòa, khả năng tăng trưởng chỉ khoảng 10% trong khi 2 mảng này đóng góp chủ yếu vào doanh thu của công ty thì dường như các nhà đầu tư đều hoài nghi về sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận so với kế hoạch của công ty trong năm 2019. Được biết trong năm 2019, công ty chủ trương tập trung phát triển chuỗi Bách hóa XANH, đông thời sẽ ra mắt thêm sản phẩm mới là đồng hồ và các nhóm sản phẩm khác hứa hẹn là động lực tăng trưởng chính của Thế giới Di động. Bên cạnh đó công ty cũng dự kiến phát hành 10.635 triệu cổ phiếu ESOP để thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên. Ngoài việc tập trung vào các kể hoạch tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, MWG cũng cần phải chú ý cải thiện khả năng thanh toán, giảm bớt nợ, nâng cao sức khỏe tài chính của doanh nghiệp để giảm bớt một phần áp lực trong giai đoạn này.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 
Mình là dân mới. Bạn có thể giải thích giúp mình một số vấn đề được không. Trong báo cáo KQHĐKD, giá trị của một số chỉ tiêu như
Các khoản giảm trừ doanh thu; Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp; Chi phí tài chính;... trong Báo cáo tài chính hợp nhất đều là số âm. Nhưng tại sao trong bài phân tích bạn để ở số dương. Rất mong được phản hồi sớm. Cảm ơn nhiều.
 
Mình là dân mới. Bạn có thể giải thích giúp mình một số vấn đề được không. Trong báo cáo KQHĐKD, giá trị của một số chỉ tiêu như
Các khoản giảm trừ doanh thu; Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp; Chi phí tài chính;... trong Báo cáo tài chính hợp nhất đều là số âm. Nhưng tại sao trong bài phân tích bạn để ở số dương. Rất mong được phản hồi sớm. Cảm ơn nhiều.


Đấy là chi phí sản xuất kinh doanh, tùy người lập báo cáo bạn nhé.
bạn để âm thì sau đó bạn cộng dọc, còn để dương thì trừ đi thôi.
 
Công ty Cổ Phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) được thành lập vào tháng 03/2004 với lĩnh vực hoạt động chính là mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử. MWG hiện là công ty bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận với mạng lưới hơn 2000 cửa hàng trên toàn quốc bao gồm các chuối bán lẻ thegioididong.com, Điện máy XANH và Bách hóa XANH.

1. Tình hình hoạt động kinh doanh


MWC cũng đã có một năm 2018 thành công với doanh thu thuần tăng 30.41%, đạt 86.516 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.880 tỷ đồng, tăng 30.51% so với năm 2017. Trong đó nhờ sự đóng góp chủ yếu của Điện máy XANH và thegioididong.com (95%), Bách hóa XANH đóng góp 5%. Bên cạnh đó thì chi phí hoạt động cũng tăng nhiều so với năm trước, cụ thể chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng 3.058 tỷ đồng, nâng tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu thuần tăng từ 12.6% năm 2017 lên 13.2% năm 2018. Chi phí lãi vay tăng 87% tuy nhiên vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu.


Nhìn qua 8 quý, dù cả doanh thu lẫn giá vốn hàng bán đều tăng nhưng tỷ trọng giá vốn trên doanh thu đang có xu hướng giảm, điều này làm biên lợi nhuận gộp tăng từ 16.8% năm 2017 lên 17.68% năm 2018.

2. Tình hình sử dụng tài sản:


Vào thời điểm cuối năm 2018, tổng tài sản của công ty đạt 28.122 tỷ đồng, tăng 23.22% so với cùng kỳ năm ngoái, đáng kể đến là hàng tồn kho tăng 44.78% tương đương 5.395 tỷ đồng và các khoản phải thu dài hạn tăng 29.6% tương đương 71 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 44.23% tương đương 1.223 tỷ đồng tạo đòng tiền hoạt động cho công ty. Ngoài ra nợ ngắn hạn cũng tăng 14.1%, đạt 17.929 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 8.983 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2017.

Với 3.410 tỷ tiền tồn quỹ đầu năm, vốn chủ sở hữu tăng thêm và một khoản nợ vay thêm, công ty chủ yếu đầu tư mua sắm hàng tồn kho, phần còn lại đầu tư tài sản dài hạn và chi cho các hoạt động khác. Cuối năm tồn quỹ 3.749 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2017.

3. Khả năng thanh toán


Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngày càng tăng dần qua 8 quý tuy nhiên vẫn chỉ nằm ở mức trung bình, đạt 1.31 ở quý 4-2018. Tỷ lệ nợ trên tài sản dao động trung bình ở mức 69.25% - một mức khá cao, khả năng thanh toán lãi vay (số lũy kế) có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức tốt. Khả năng chi trả gốc vay tăng dù vẫn ở mức thấp.

4. Khả năng sinh lợi:


Khả năng sinh lợi của công ty giảm qua 4 năm nhưng vẫn ở một mức cao, hấp dẫn nhà đầu tư. Đòn bẩy tài chính cũng giảm dần kể từ năm 2016. Chỉ số P/E của công ty là 9.8 là một mức khá thấp và EPS đạt 8.582 đồng. Giá cổ phiếu của công ty hiện đang giảm về vùng 84.000 đồng, cao hơn 4 lần so với giá trị sổ sách là 20.260 đồng.

Với dự báo là mảng điện thoại di động đang bão hòa, khả năng tăng trưởng chỉ 1% và mảng điện máy trong vài năm tới cũng sẽ sớm bão hòa, khả năng tăng trưởng chỉ khoảng 10% trong khi 2 mảng này đóng góp chủ yếu vào doanh thu của công ty thì dường như các nhà đầu tư đều hoài nghi về sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận so với kế hoạch của công ty trong năm 2019. Được biết trong năm 2019, công ty chủ trương tập trung phát triển chuỗi Bách hóa XANH, đông thời sẽ ra mắt thêm sản phẩm mới là đồng hồ và các nhóm sản phẩm khác hứa hẹn là động lực tăng trưởng chính của Thế giới Di động. Bên cạnh đó công ty cũng dự kiến phát hành 10.635 triệu cổ phiếu ESOP để thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên. Ngoài việc tập trung vào các kể hoạch tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, MWG cũng cần phải chú ý cải thiện khả năng thanh toán, giảm bớt nợ, nâng cao sức khỏe tài chính của doanh nghiệp để giảm bớt một phần áp lực trong giai đoạn này.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)


MWG hiện tại giá đang rất cao. Tuy nhiên, về khả năng tăng trưởng và đặc biệt là chất lượng lợi nhuận. Mặc dù giá vốn giảm nhưng hàng tồn kho tăng rất mạnh, chiếm tỷ trọng lớn. MWG lại là một hãng bán lẻ điển hình, chiết khấu thương mại thường sẽ phụ thuộc vào việc mua hàng khối lượng lớn, điều này đăt ra dấu hỏi liệu rằng hàng tồn kho sẽ xử lý như thế nào? (bán được hay trả lại), và nếu chăng có thể trả lại thì chiết khấu đã được hưởng sẽ xử lý như thế nào.
Cá nhân mình thì dài hạn MWG sẽ có nhiều thứ hay ho để xem, khi áp lực tăng trưởng, lợi nhuận đè nặng, hàng tồn kho phình to (mục đích chính không phải mua tích trữ??? ). Nói chung, chờ xem MWG sẽ về đâu.
 
bạn có thể phân tích sâu hơn một chút về cơ cấu doanh thu (doanh thu theo từng mặt hàng, doanh thu theo online - , lợi nhuận của từng mặt hàng kinh doanh, xem xem mảng kinh doanh nào mang lại biên lợi nhuận lớn, tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu bao nhiều? tốc độ tăng trưởng của mảng doanh thu đó như thế nào? về hàng tồn kho cũng vậy, nếu xác định cơ cấu từng mặt hàng, vòng quay hàng tồn kho để thấy tốc độ tạo doanh thu có tốt không? chất lượng hàng tồn như thế nào? vì điện thoại, laptop,... trung bình 1 năm ra 1 model mới, trước khi tung sp mới hãng thường giảm giá mạnh model cũ, hoặc các mặt hàng rau, củ, quả trong Bách Hóa Xanh không để được lâu.

về nợ thì mình thấy nợ chiếm 74% tổng tài sản, gấp 3 và khoảng 90% là nợ ngắn hạn, tài trợ hàng tồn kho, như vậy nếu vòng quay HTK không đủ nhanh hoặc chất lượng HTK không đảm bảo có thể ảnh hưởng tới dòng tiền trả nợ.

về khoản phải thu - bao nhiêu % trả góp, % trả ngay, vòng quay phải thu? tỷ trọng phải thu có tập trung vào 1 số khách hàng nào hay không? chất lượng phải thu thế nào cũng ảnh hưởng đến dòng tiền vào.

về kế hoạch phát triển dài hạn, trong khi các mảng cốt lõi bão hòa và sớm bão hòa, mảng kinh doanh mới đã đủ khả năng thay thế làm đồng lực tăng trưởng chính chưa hoặc công ty có thể đột phá thị trường ngách ở các mảng cũ?

về ESOP, cần nhìn lại chất lượng các lần ESOP trước, kế hoạch ESOP có gắn liền với chỉ tiêu tăng trưởng, kết quả ESOP nhân viên hưởng lợi hay ban lãnh đạo hưởng lợi, điều kiện để được nhận ESOP, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận có theo kịp tốc độ ESOP?

về định giá, với P/E =9.8 liệu có còn phù hợp với triển vọng tăng trưởng đã gần bão hòa như hiền tại, trong khi so với PNJ hay DGW, 2 cty có triển vọng tăng trưởng tốt hơn nhưng P/E thấp hơn.
 
bạn có thể phân tích sâu hơn một chút về cơ cấu doanh thu (doanh thu theo từng mặt hàng, doanh thu theo online - , lợi nhuận của từng mặt hàng kinh doanh, xem xem mảng kinh doanh nào mang lại biên lợi nhuận lớn, tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu bao nhiều? tốc độ tăng trưởng của mảng doanh thu đó như thế nào? về hàng tồn kho cũng vậy, nếu xác định cơ cấu từng mặt hàng, vòng quay hàng tồn kho để thấy tốc độ tạo doanh thu có tốt không? chất lượng hàng tồn như thế nào? vì điện thoại, laptop,... trung bình 1 năm ra 1 model mới, trước khi tung sp mới hãng thường giảm giá mạnh model cũ, hoặc các mặt hàng rau, củ, quả trong Bách Hóa Xanh không để được lâu.

về nợ thì mình thấy nợ chiếm 74% tổng tài sản, gấp 3 và khoảng 90% là nợ ngắn hạn, tài trợ hàng tồn kho, như vậy nếu vòng quay HTK không đủ nhanh hoặc chất lượng HTK không đảm bảo có thể ảnh hưởng tới dòng tiền trả nợ.

về khoản phải thu - bao nhiêu % trả góp, % trả ngay, vòng quay phải thu? tỷ trọng phải thu có tập trung vào 1 số khách hàng nào hay không? chất lượng phải thu thế nào cũng ảnh hưởng đến dòng tiền vào.

về kế hoạch phát triển dài hạn, trong khi các mảng cốt lõi bão hòa và sớm bão hòa, mảng kinh doanh mới đã đủ khả năng thay thế làm đồng lực tăng trưởng chính chưa hoặc công ty có thể đột phá thị trường ngách ở các mảng cũ?

về ESOP, cần nhìn lại chất lượng các lần ESOP trước, kế hoạch ESOP có gắn liền với chỉ tiêu tăng trưởng, kết quả ESOP nhân viên hưởng lợi hay ban lãnh đạo hưởng lợi, điều kiện để được nhận ESOP, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận có theo kịp tốc độ ESOP?

về định giá, với P/E =9.8 liệu có còn phù hợp với triển vọng tăng trưởng đã gần bão hòa như hiền tại, trong khi so với PNJ hay DGW, 2 cty có triển vọng tăng trưởng tốt hơn nhưng P/E thấp hơn.


ESOP cũng là một vấn đề khá thú vị tại Việt Nam, khi mà việc hạch toán ở VN sẽ khác với IFRSs không chỉ về vấn đến muốn "né" thuế TNCN.
Ngoài ra, liệu rằng ESOP có là động lực để "múa" trên BCTC hay không thì còn phải chờ dài dài.
 
Mình đang học môn quản trị tài chính: Có đề bài sau
  1. Đề bài
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp

  1. Nhiệm vụ
  • Tìm kiếm thông tin và download báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trong 3 năm gần nhất tính đến thời điểm hiện tại

  • Phân tích tổng quan về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tính toán, phân tích một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và đưa ra được nhận xét về tình hình tài chính doanh nghiệp
  • Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Bạn nào có file bài cho minh xin với
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top