Phân tích báo cáo tài chính FTM

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân ( FTM)

1. Giới thiệu chung

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân là 1 trong những nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu Việt Nam, có năng lực sản xuất lớn nhất miền Bắc. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất sợi; Sản xuất vải dệt thoi; Hoàn thiện sản phẩm dệt; Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác, Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép các loại; Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; Lắp đặt hệ thống điện, nước, lò sưởi, điều hòa các loại;…

Trụ sở chính của công ty : Lô 3 khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, đường Trần Thái Tông, Tỉnh Thái Bình.

Công ty đi vào hoạt động từ 30/6/2006.

Tuy nhiên, chỉ trong nữa đầu năm 2019, công ty Đức Quân đã liên tục kinh doanh thua lỗ, giá cổ phiếu của công ty đã rớt từ 25.000 đồng xuống dưới 5.000 đồng. Tại sao công ty lại rơi vào đà kinh doanh như vậy?? Chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.


2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 1: Kết quả tình hình kinh doanh của nữa năm đầu 2019 so với cùng kì 2018

d.png


Kết thúc quý 2/2019, doanh thu nữa năm đầu năm 2019 so với cùng kì 2018 giảm mạnh ( giảm 24%).

Trong khi đó, giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm nhưng giảm chậm hơn doanh thu ( chỉ giảm có 16%), điều này làm cho tỷ trọng lợi nhuận gộp giảm đến 85%.

Đặc biệt, trong khi doanh thu của công ty giảm nhưng tỷ trọng giá vốn trong doanh thu của năm sau lại cao hơn năm trước: cụ thể là nữa đầu năm 2018, tỷ lệ giá vốn đã chiếm 88,2% mà năm 2019 đã tăng lên đến 97,72 % làm cho tỷ trọng của lợi nhuận gộp trong doanh thu chỉ chiếm 2,28 %.

Trong giai đoạn này, tình hình kinh doanh của Đức Quân không tốt, không tăng được doanh thu, lợi nhuận, mặc dù công ty đã cố gắng cải thiện chi phí bán hàng ( giảm 67% so với 2018) nhưng mặt khác, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác tăng cao, đặc biệt là chi phí tài chính ( chiếm 7,5% trong doanh thu trong khi lợi nhuận gộp chỉ chiếm 2,28 %). Do đó, lợi nhuận gộp từ việc kinh doanh không đủ để bù đắp những khoản chi phí này làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế âm đến hơn 31 tỷ đồng.

Hình 1: Phân tích tỷ lệ giá vốn và doanh thu

h1.png


Từ Qúy 4/2018, công ty Đức Quân đã có tình trạng giá vốn cao hơn doanh thu và các quý sau đó gần như là xấp xỉ. Lý giải cho hiện tượng này, các nhà đầu tư cho rằng vào giai đoạn cuối năm 2018 đầu năm 2019, Đức Quân đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung.

Trên thực tế, 70% lượng sợi của Việt Nam được xuất sang Trung Quốc, vì thế, các đơn hàng xuất khẩu sợi của Việt Nam rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp ngành sợi có lượng hàng tồn kho ở mức cao. Trong khi đó, giá xuất khẩu bị ép giảm mạnh do Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Bởi vì tình trạng này kéo dài nên Đức Quân đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Sản lượng hàng xuất khẩu giảm khoảng 27% so với năm 2018, thêm vào đó đơn giá biến động không ngừng từ mức ổn định là $3,2/1 kg sợi năm 2018 xuống còn $2,58 vào quý 2/2019. Trong khi đó, giá bông gòn cũng như các đơn hàng đã đặt trước đó vẫn ở mức trung bình như năm 2018 và không giảm mạnh được làm cho giá vốn của công ty xấp xỉ doanh thu làm cho lợi nhuận gộp rất thấp.

3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản

Sau nữa năm đầu 2019, các khoản tiền và tương đương tiền của Đức Quân giảm mạnh, dòng tiền đã đi ra khoảng 90%, đây là một con số rất lớn. Công ty cũng đã thu hồi được khoản phải thu là 14% và bán bớt tài sản ngắn hạn khác 32% so với năm 2018.

Tất cả khoản tiền Đức Quân đã thu hồi từ các khoản phải thu, giảm đầu tư và bán bớt tài sản ngắn hạn tập trung chủ yếu vào việc sản xuất tăng hàng tồn kho của công ty, cụ thể hàng tồn kho tăng gấp 1.5 lần so với năm 2018 và một phần để đầu tư vào tài sản dài hạn ( tài sản dài hạn tăng 32%) và chi trả một ít khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty cũng như hoàn trả một phần vốn cho các nhà đầu tư.

Bảng 2: Phân tích tình hình sử dụng tài sản cuối quý 2/2019


PTts.png


Các khoản phải thu ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty Đức Quân và các khoản phải thu về cho vay chủ yếu là từ công ty cổ phần bất động sản Đại Cường chiếm tỷ lệ từ 60 – 70 % trên tổng khoản phải thu.

Vậy việc đổ vốn vào Công ty Đại Cường này trong khi tình hình kinh doanh của công ty đang sa sút có ảnh hưởng đến tính minh bạch của báo cáo tài chính hay không?

Tính ngày 30/6/2019, doanh nghiệp có khoản nợ phải trả lên tới 1.175 tỷ đồng, chiếm 67% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, trong đó dư nợ vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn chiếm tổng cộng 719,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên công ty BĐS Đại Cường trước đây là do ông Nguyễn Mạnh Thường là cổ đông góp vốn nhiều nhất khoảng 47,9 % và ông cũng từng kiêm chức chủ tịch hội đồng quản trị cũng như tổng giám đốc của công ty này.

Vào khoảng tháng 16/4/2019, ông Nguyễn Mạnh Thường đã rời khỏi vị trị Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Đức Quân và giảm tỷ lệ sở hữu xuống chỉ còn 10,2 % trong khi đây ông là cổ đông sáng lập nên Đức Quân.

16/9/2019, ông Nguyễn Hoàng Giang – người thừa kế chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Đức quân đã từ chức sau tròn 5 tháng đảm nhận và hiện tại công ty chưa công bố người đảm nhận vị trí này.

Các nhà đầu tư cũng như lãnh đạo chủ chốt của Đức Quân cũng đang lo ngại về tình hình hoạt động của công ty, nếu tình trạng lỗ cứ kéo dài, Đức Quân sẽ có thể rơi vào tình trạng phá sản.

4. Khả năng thanh toán

Hình 2: Khả năng thanh toán ngắn hạn


h2.png


Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Đức Quân nhìn chung đang bị giảm và vẫn thấp hơn so với mức an toàn là 2.

Hình 3 : Tỷ lệ tổng nợ trên tài sản


h3.png


Tổng nợ phải trả của công ty chiếm rất cao, trung bình khoảng 68% so với tỷ lệ chung chỉ là 50%

Hình 4: Khả năng thanh toán lãi vay

h4.png

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty từ quý 3/2018 đã giảm rất đáng kê ( giảm khoảng 8 lần so với quý 2/2018), đặc biệt vào quý 1/2019 chỉ còn có 0.303 lần, điều này chứng tỏ dòng tiền đi vào của công ty còn không đủ để chi trả tiền lãi vay và đến quý 2/2019 đã tăng trở lại lên 3.46 lần.

Kết thúc quý 2/2019, các cổ đông của công ty đang phải đối mặt với áp lực rất lớn khi các khoản nợ đến hạn trả lên tới hơn 130 tỷ đồng trong khi nguồn tiền của công ty tới thời điểm hiện tại chỉ còn gần 12 tỷ và tình hình hoạt động của quý 2 đang bị lỗ hơn 16 tỷ đồng sau thuế.

5. Khả năng sinh lời

Hình 5 : Khả năng sinh lời


h5.png


Khả năng sinh lời của Đức Quân giảm đáng kể liên tục từ đầu năm 2018 đến quý 2/2019. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư.

Ngay sau khi ông Nguyễn Mạnh Thường từ chức, cổ phiếu của Đức Quân đã bắt đầu chao đảo và rớt giá liên tục từ mức 25.000 đ xuống dưới 5.000 đ.

Lợi nhuận công ty đang trên đà giảm làm cho giá trị cổ phiếu trên thị trường của Đức Quân chỉ còn có 4,15 nghìn đồng/ cổ phiếu.

Ngày 16/8/2019, HoSE thông báo đưa cổ phiếu FTM vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét 6 tháng 2019 là số âm. 6 tháng đầu năm 2019, Fortex đạt 450 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% so với cùng kỳ. Công ty ghi nhận lỗ 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 27,5 tỷ đồng.

Các nhà quản lý nếu không cải thiện tình trạng này, các nhà đầu tư sẽ dần rút vốn khỏi Đức Quân.

(Tất cả ý kiến trong bài viết chỉ dựa trên quan điểm cá nhân).
 
Kết thúc quý 1/2020, Công ty Đức Quân tiếp tục báo lỗ, đặc biệt do ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh Covid-19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã cắt giảm nhiều đơn hàng. Đây là quý thứ 5 liên tiếp báo lỗ của công ty FTM.

6.png

Doanh thu thuần có dấu hiệu tăng trở lại vào quý 3, quý 4, tuy nhiên giá vốn 2 quý này lại cao hơn doanh thu thuần, DTT giảm mạnh vào quý 1 năm 2020. Cụ thể, DTT giảm 87% so với cùng kỳ chỉ đạt hơn 31 tỷ đồng, và giá vốn hàng bán giảm 87%, ghi nhận gần 31 tỷ đồng. Từ đó dẫn đến lãi gộp của FTM giảm 81%, xuống chỉ còn 710 triệu đồng.

Kết thúc quý 1, FTM báo lỗ ròng gần 45 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 14 tỷ đồng. Đây là quý thứ 5 liên tiếp Công ty báo lỗ. Tính đến ngày 31/03/2020, lỗ lũy kế của FTM đã hơn 90 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 1, tổng tài sản của FTM ghi nhận gần 1,571 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Hàng tồn kho của FTM tăng 63% so với đầu năm. Phải thu ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản của Công ty, ở mức gần 797 tỷ đồng.

7.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn của FTM đang chạm mức 1

Gía cổ phiếu của FTM vào cuối tháng 5/2020 chỉ còn 1.450 đ/ cp.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cũng vừa thông báo sẽ đưa cổ phiếu FTM vào diện cảnh báo kể từ 23/04.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top