Phân tích báo cáo tài chính CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (SSN) Quý 4/2021

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
1. Quản lý vốn

Trong kỳ, công ty sống bằng nguồn tiền từ các hoạt động đầu tư, và DN sử dụng số tiền này để chi trả cho các hoạt động kinh doanh và các hoạt động tài chính của họ.
Ở thời điểm hiện tại, dòng tiền thuần của doanh nghiệp đang có xu hướng không có sự thay đổi và đạt mức âm trong các kỳ vừa qua, điều này thể hiện một thực trạng rằng DN không có đủ tiền để chi trả và thực hiện các hoạt động diễn ra trong kỳ.
1651500417238.png


Trong kỳ vừa qua, tính thanh khoản của công ty đang thấp hơn 1,5. Điều này thể hiện được rằng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN đang đạt mức thấp so với mặt bằng chung, không nằm ở mức an toàn đó là có thể luôn trả được hết khoản vay khi đáo hạn.
1651500639987.png


2. Kiểm soát hiệu quả hoạt động

Biên lợi nhuận gộp của DN tăng 13% so với kỳ trước đó, đây là một mức tăng khá đáng kể. Chỉ số này cho thấy công ty đang có tỷ suất LNG ở mức cạnh tranh cao so với công ty đối thủ. Tuy nhiên, với chỉ số này DN vẫn chưa thể chủ động được kênh phân phối của riêng mình.
1651500948531.png


Trong kỳ vừa qua, lợi nhuận thuần từ HĐKD của DN giảm 79% so với năm ngoái, đây là một mức giảm rất lớn đối với DN. Nó phản ánh rằng hiện tại DN không thật sự hoạt động hiệu quả, chính sách kinh doanh, sản phẩm ngày càng lỗi thời, không thể thu hút được nhiều KH nữa. Vì vậy lợi nhuận từ HĐKD của DN giảm rất mạnh so với trước kia.
1651501456032.png


Trong kỳ vừa qua ROE không có sự cải thiện gì so với kỳ trước đó, xấp xỉ bằng 0%. Điều này là bởi vì DN không có hề có lợi nhuận sau thuế trong các kỳ vừa qua, việc kiếm lợi nhuận của DN dường như là không có một chút đáng kể so với nguồn vốn của họ.
1651501724929.png


3. Kiểm soát hiệu suất sử dụng tài sản

Như đã đề cập ở trước đó, ROE của doanh nghiệp dường như xấp xỉ 0 qua các kỳ, vì vậy mức chỉ số này chắc chắn không thể thu hút được các NĐT tham gia vào góp vốn.
Với việc ROE không có sự thay đổi, chúng ta thấy rõ ràng một vấn đề chính là hiệu suất sử dụng tài sản của DN cũng gần như bằng 0, nghĩa là DN không thể sinh lời với nguồn lực bên trong của họ, đây là một điều cực kỳ đáng báo động cho 1 DN.
1651501911542.png


4. Cơ cấu tài sản


Trong kỳ vừa qua, 2 danh mục chiếm gần như toàn bộ khoản mục tài sản của DN chính là Tài sản dở dang ngắn hạn và dở dang dài hạn. Tổng 2 khoản mục này chiếm 95%, một tỷ lệ rất lớn.
1651502618470.png


Với khoản phải thu ngắn hạn, doanh nghiệp giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái, còn với phải thu dài hạn đây là khoản mục mà ở kỳ trước đó không hề xuất hiện ở DN và nó đã tăng 22% cùng khoảng thời gian trên.

1651503529679.png


Doanh nghiệp hiện tại không có khoản đầu tư trong 3 năm gần nhất, và khấu hao của DN trong khoảng thời gian này cũng không quá lớn. Việc không có các khoản đầu tư đang thể hiện được rằng DN đang gặp vấn đề trong việc tăng trưởng lợi nhuận của mình trong nhũng năm gần đây.
1651503985463.png


Tỷ số Nợ/TTS của DN có xu hướng giảm nhẹ trong kỳ vừa qua, và mức chỉ số này cũng hiện không nằm trong tình trạng an toàn. Với mức chỉ số như trên, DN cần phải thận trọng với các khoản nợ dài hạn nếu không muốn rơi vào tình trạng xấu về tài chính.
1651504279571.png


5. Tăng trưởng bền vững

Trong kỳ vừa qua, mức độ tăng trưởng doanh thu giảm 63% so với năm ngoái, đây là một sự sụt giảm đáng kể, cần phải chú ý. Mức giảm này thể hiện một điều tiêu cực đó chính là quy mô của DN đang ngày càng thu hẹp dần, DN không có được thị phần tốt như trước kia, có thể bị đối thủ cạnh trạnh vượt mặt. Cần phải cải thiện và có những chính sách nhằm tăng trưởng doanh thu trở lại.

1651504698608.png


Lợi nhuận sau thuế ở thời điểm hiện tại của DN giảm 357% so với kỳ trước đó, và xu hướng lợi nhuận của DN trong thời điểm này là giảm rất mạnh qua các kỳ.
1651505385372.png


6. Phân tích ngành nghề
1651505661172.png

Với tình hình tài chính như trên, SSN có điểm số nằm trong nhóm 50% công ty có điểm số thấp nhất.
Doanh nghiệp có thị phần và quy mô nhỏ trong ngành.
Doanh nghiệp chưa cho thấy tính cam kết cao với cổ đông và có chính sách cổ tức chưa hấp dẫn.
(Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)

Nếu các anh chị muốn biết thêm về cách phân tích báo cáo tài chính hiệu quả và thực tế, thì khóa học này sẽ giúp anh chị giải quyết những vấn đề trên:

http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online

Một số bài phân tích trước đây:
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Sữa Việt Nam (VNM) Quý 4/2021:
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Tổng công ty Tín Nghĩa (TID) Quý 4/2021: http://danketoan.com/threads/phan-t...tong-cong-ty-tin-nghia-tid-quy-4-2021.286225/
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (APF) Quý 4/2021: http://danketoan.com/threads/phan-t...n-thuc-pham-quang-ngai-apf-quy-4-2021.286253/
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú (MPC) Quý 4/2021: Phân tích báo cáo tài chính CTCP Đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà (HSL) Quý 4/2021:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top