Phân tích báo cáo tài chính CTCP Đầu tư Thế giới di động ( MWG )

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
62.png

1. Giới thiệu về công ty

Khởi đầu là Công ty TNHH Thế Giới Di Động được thành lập vào tháng 3/2004 với ba cửa hàng nhỏ ở TP. HCM. Năm 2007 Công ty tiếp nhận vốn đầu tư từ Quỹ Mekong Capital và chuyển sang hình thức cổ phần. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là kinh doanh sản phẩm di động, phụ kiện, sản phẩm hòa mạng (SIM) qua chuỗi cửa hàng Thegioididong.com và kinh doanh sản phẩm điện máy qua chuỗi siêu thị Dienmayxanh.com. Bên cạnh đó MWG vừa bắt đầu thử nghiệm kinh doanh bán lẻ thực phẩm qua chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh từ cuối năm 2016. Tính đến giai đoạn hiện tại, công ty đã mở thành công 2,176 cửa hàng trong đó chiến lược từ nay đến cuối năm 2018, công ty sẽ chú trong mở rộng đối với chuỗi Điện Máy Xanh và Bách Hóa Xanh khi chuỗi Thế Giới Di Động có sự chững lại trong tốc độ tăng trưởng trong thời gian gần đây

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 3,000 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh. Năm 2020, MWG đặt mục tiêu là tập đoàn bán lẻ đa ngành hàng hùng mạnh nhất, có vị thế số 1 trong lĩnh vực thương mại điện tử.

2. Phân tích doanh thu

63.png

Trong năm 2019, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 102,174 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2018 hoàn thành 94% kế hoạch năm. Mức tăng trưởng doanh thu của MWG trong năm 2019 chủ yếu đến từ hai chuỗi ĐMX và BHX. MWG đã mở thêm 268 cửa hàng cửa hàng ĐMX mới, kinh doanh ngành hàng mới – đồng hồ.

3. Phân tích lợi nhuận

64.png

Lợi nhuận từ HĐKD năm 2019 tăng so với năm 2018: 33.10%

MWC - D.PNG
MWG - N.PNG

Gía cổ phiếu trong dài hạn vẫn có xu hướng tăng. Tuy nhiên, giá MWG giảm mạnh sau dịch từ vùng giá 108, các chỉ số đã quá bán và bắt đầu cho tín hiệu hồi phục. Tuy nhiên trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể đối mặt nhiều rủi ro từ thế giới và dịch bệnh trong nước, do đó cần đợi giai đoạn thanh khoản giảm đi và giao dịch ổn định trở lại để tham gia.

4. Phân tích chi phí

65.png

Cấu trúc CP HĐKD của FPT không có sự thay đổi đáng kể qua 2 năm.
Số lượng cửa hàng tăng giúp cho doanh thu của MWG liên tục tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh đang tăng lên vượt tốc độ tăng trưởng của doanh thu

5. Phân tích tỷ suất sinh lời

66.png

Trogn năm 2019, MWG đã tập trung đẩy mạnh mở thêm nhìu cửa hàng BHX cũng như kinh doanh mặt hàng mới _ đồng hồ, nên tài sản của công ty tăng thêm 35% cũng như ngồn vốn tăng 33%.

Tuy nhiên , mặc dù ROA, ROE của MWG rất tốt nhưng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy của DN này rất cao.

6. Phân tích dòng tiền

67.png

Nợ ngắn hạn của MWG chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số nợ phải trả và có xu hướng tăng rất nhanh do MWG đẩy mạnh việc đầu tư mở thêm nhiều cửa hàng. Do đó, khả năng thanh toán ngắn hạn của MWG rất thấp, chỉ nằm trong khoảng từ 0.75 đến 0.8, thấp hơn 1. Điều này rất đáng lo vì MWG sẽ thiếu thụt nguồn tiền để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn.

7. Phân tích cấu trúc vốn, khả năng vay và trả nợ

68.png

Trong cấu trúc vốn của DN, 1đ TS của DN được tài trợ bởi 68% VCSH và 32 % là nợ. DN đã nợ gần 70% tổng TS nên khả năng huy động nợ là thấp điều này ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng trong tương lai của DN, đặc biệt là khi thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn do tính thanh khoản của công ty rất thấp. Nợ vay của MWG có xu hướng tăng cao do mở nhiều cửa hàng của chuỗi BHX.

So với đối thủ cạnh tranh cùng ngành như FPT đã phân tích ở bài trước, MWG có tỷ lệ nợ vay khá cao.

Nhìn chung, mặc dù nợ vay tăng cao do đầu tư thêm nhiều chuỗi cửa hàng nhưng MWG vẫn có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất tốt, hiệu quả sử dụng TS cao, giá cổ phiếu có sự giảm mạnh trong các tháng gần đây nhưng chúng sẽ hồi phục trở lại trong thời gian tới.

Từ Tết Nguyên Đán tới nay, dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 đã làm ảnh hưởng ít nhiều tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiện công ty vẫn chưa gặp vấn đề lớn về nguồn cung trong ngắn hạn. Ông Tài tự tin rằng nguồn hàng của MWG vẫn được đảm bảo đến tháng 5-6 dù cho dịch bệnh kéo dài. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo MWG không có ý định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 và nổ lực hết mình để đạt được mục tiêu đề ra theo hướng kiểm soát chi phí để tăng lợi nhuận chứ không phải bằng hình thức kích cầu.

Mục tiêu MWG 2020 là tập đoàn bán lẻ đa ngành hàng hùng mạnh nhất, có vị thế số 1 trong lĩnh vực thương mại điện tử, mở rộng kinh doanh ở Lào, Campuchia và Myanmar

Tất cả các ý kiến trên cỉ mang quan điểm cá nhân, mọi người cùng tham khảo nhé.
 
PT sao đang nói TGDĐ mà bạn quên sửa "FPT" và chỗ pt cấu trúc vốn phải là 68% nợ và 32% vốn. Hình như bạn ghi nhầm á.
 
Vì mình có phân tích FPT ở bài trước nên mình có so sánh FPT với thế giới di động đó bạn.
 
Bài phân tích mình thấy hay, nhưng mình thắc mắc những chỉ số dẫn chứng của bạn mình thấy số liệu không đúng với số liệu trong báo cáo tài chính của cafef.vn của MWG. Ví dụ mục 5. Phân tích tỷ suất sinh lời mấy số liệu như tổng tài sản, rồi tổng VCSH... mình thấy không đúng với số liệu đang niêm yết trong báo cáo tài chính. Cho mình hỏi số liệu trên có chính xác không hay do mình sai. Mình cảm ơn.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top