Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) quý 3/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu thuần 4.402 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ.

1.PNG

Công ty cho biết nguyên nhân chính khiến sản lượng xuất khẩu của công ty sụt giảm là do dịch Covid-19 làm đứt đoạn chuỗi cung ứng tôm toàn cầu ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu. Do đó, khối lượng tôm xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm.

MPC phục hồi sau Covid-19 chậm hơn các doanh nghiệp khác. MPC chứng kiến doanh thu sụt giảm trong cả 3 Quý đầu năm 2020, làm cho tăng trưởng doanh thu 9M2020 thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành là 14% YoY.

4.PNG

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ duy trì tăng trưởng dương từ đầu năm đến nay với giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 634 triệu USD (+33.0% YoY). Tuy vậy, vụ kiện thuế chống bán phá giá đã ảnh hưởng khá xấu đến kết quả kinh doanh của MPC trong năm nay. MPC không chấp nhận kết luận của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ và sẽ kháng nghị quyết định này lên tòa án cao hơn, và sẽ được xem xét trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được đơn kháng nghị.

Mặc dù doanh thu quý này giảm so với cùng kỳ nhưng đây là quý có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm, tăng hơn 60% so với quý 2/2020 cho thấy tín hiệu tăng trưởng tốt vào quý cuối cùng của năm 2020.

2.png

Cấu trúc chi phí của MPC gần như không thay đổi so với quý trước. Tỷ trọng giá vốn vẫn chiếm 88% trong doanh thu, tương đương với quý 3/2019. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp giảm còn 531,5 tỷ đồng.

Biên độ lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 12,08% so với mức 11,6% của cùng kỳ dẫn đến sự tăng trưởng ổn định trong lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp của công ty bằng với mức trung bình ngành, cho thấy khả năng kiểm soát chi phí giá vốn của MPC ngang bằng với năng lực của toàn ngành.

Trước đó, ban lãnh đạo kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ được cải thiện đáng kể trong năm 2020 do MPC mua được tôm nguyên liệu giá thấp hơn 10-15% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của đại dịch và đồng thời kỳ vọng sẽ thắng vụ kiện bán phá giá. Tuy vậy, kết quả vụ kiện bất lợi đã khiến lợi nhuận gộp quý 3 giảm 12.1% YoY và chỉ đạt 532 tỷ VND.

Trong kỳ, chi phí lãi vay giảm mạnh hơn một nửa cùng kỳ còn hơn 30 tỷ đồng Doanh thu tài chính tăng 25% lên 41 tỷ.

Chi phí bán hàng khoảng 215 tỷ, giảm 13% so với cùng kỳ. Chi phí quản lý doanh nghiệp khoảng 55 tỷ đồng, lần lượt chiếm tỷ trọng 5% và 1% trong doanh thu.

3.png

Mặc dù doanh thu giảm, nhưng nhờ cắt giảm chi phí một cách hiệu quả, MPC đã thu về lợi nhuận ròng đạt 244 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,2% so với quý 3/2019.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, MPC ghi nhận doanh thu thuần giảm 22% xuống còn 9.982 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu hoạt động tài chính tăng 69%, đạt 159 tỷ đồng, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi và lãi chênh lệch tỷ giá. Chi phí được tiết giảm, MPC theo đó báo lãi ròng tăng 23%, đạt hơn 477 tỷ đồng.

Đến nay MPC đã thực hiện được 66% chỉ tiêu doanh thu và 52% lợi nhuận đặt ra trong năm 2020.

Tổng tài sản của MPC cuối quý 3 khoảng 9.622 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm và tăng nhẹ 2% so với thời điểm cuối quý 2/2020. Tài sản ngắn hạn MPC chiếm đến 80% tổng tài sản. Các khoản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm gần 2.000 tỷ đồng.

5.png

Tỷ lệ nợ của MPC cũng giảm đáng kể từ đầu năm 2019 đến nay. Hiện tại, nợ phải trả chiếm khoảng 47% tổng nguồn vốn hơn 4.482 tỷ đồng, 99% là nợ ngắn hạn.

6.png

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của MPC vẫn xấp xỉ so với quý trước với 1,74 lần.

Hiệp định EVFTA là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu tôm của Việt Nam, tuy nhiên nó chưa thể hiện tác động đáng kể lên kết quả 9T2020 do thời gian hiệu lực quá ngắn (từ 01/08/2020) và ảnh hưởng của COVID-19 lên thị trường EU trong năm 2020. Tác động tích cực của nhân tố này sẽ thể hiện rõ ràng hơn trong số liệu Q4/2020 và giai đoạn sau.

MPC đang tích cực thúc đẩy phương án tự chủ nguyên liệu và đầu tư mạnh vào hệ thống nuôi trồng thủy sản đển nâng cao chất lương nguyên liệu, đặc biệt là tôm.

Tình hình xuất khẩu tôm của VN:
  • Xuất khẩu tôm sang Mỹ đón nhận những tín hiệu tích cực từ đầu năm 2020. Trong 9T2020, xuất khẩu tôm sang Mỹ liên tục tăng trưởng dương.
  • Nhu cầu tôm tại EU khởi sắc để phục vụ mùa lễ hội cuối năm, thể hiện qua doanh số bán lẻ hoặc online và nhu cầu tiêu thụ tôm cho phân khúc bán lẻ tiếp tục tăng tại thị trường này. Hơn nữa, nhờ tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong tháng 9 năm 2020 đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm.
  • Theo số liệu của ITC, Canada đứng thứ 13 về nhập tôm trên thế giới, chiếm khoảng 2% tổng giá trị nhập khẩu tôm thế giới. Từ đầu năm 2020 đến nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada liên tục ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
  • Thị trường Nhật Bản do chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid nên xuất khẩu tôm trong 9 tháng đầu năm giảm 2,6%. Mặc dù Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất thị trường Nhật Bản nhưng sự cạnh tranh khốc liệt từ Ấn Độ và Indonesia cộng thêm nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thấp trong năm 2020 dẫn đến tình trạng kém lạc quan khi xuất khẩu tại thị trường này.
Hiện Minh Phú hiện là tập đoàn thuỷ sản số 1 Việt Nam và hàng đầu trên thế giới. Sản phẩm Minh Phú hiện đang có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh thu trên 10,000 tỷ VNĐ mỗi năm. Với thị trường xuất khẩu sôi động cộng thêm yếu tố hỗ trợ từ Hiệp định EVFTA sẽ là động lực tăng trưởng tốt của MPC trong quý 4/2020.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú quý 2/2020
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top