Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) quý 3/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ phần Nam Việt (mã CK: ANV) đã công bố BCTC quý 3/2020 với doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ.

1.png

Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt hơn 808 tỷ đồng giảm 28,3% so với cùng kỳ. Năm 2020 Trung Quốc trở thành thị trường số 1 của ngành cá tra trong nước. Tuy nhiên dịch Covid 19 bùng phát đã dẫn đến xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm một nửa so với cùng kỳ.

3.png

Giá vốn hàng bán tăng mạnh chiếm tới 87% trong doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp đạt 107 tỷ đồng giảm tới hơn 1 nửa so với cùng kỳ. Biên lãi gộp tương ứng đạt 13%, trong khi quý 3/2019 đạt 21%. Phía công ty cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên giá bán giảm: giá cá tra nguyên liệu và giá cá tra xuất khẩu giảm mạnh và duy trì ở đáy trong 9 tháng đầu năm nay .

Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 95 so với cùng kỳ khoảng 52 tỷ đồng, lần lượt chiếm tỷ trọng 5% và 2% trong doanh thu.

Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 38% xuống còn 8,5 tỷ đồng chủ yếu do giảm lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, trong khi đó chi phí tài chính lại chỉ giảm 16% so với cùng kỳ do giảm lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh.

Trong kỳ ANV ghi nhận khoản lãi khác 1,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 2,8 tỷ đồng.

2.png

Sau khi giảm trừ các khoản chi phí thuế, ANV ghi nhận lãi sau thuế 40 tỷ đồng, giảm mạnh 74% so với cùng kỳ tương đương EPS đạt 315 đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, ANV đạt 2.503,6 tỷ đồng doanh thu thuần, LNST đạt 115,5 tỷ đồng lần lượt giảm 19% và 77% so với 9 tháng đầu năm 2019, EPS cũng giảm mạnh từ 3.985 đồng xuống còn 909 đồng.

Năm 2020 ANV đặt doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng và LNST đạt khoảng 200 tỷ đồng, theo đó kết thúc 9 tháng đầu năm 2020 mặc dù đã hoàn thành được hơn 83% mục tiêu về doanh thu nhưng mới hoàn thành 58% mục tiêu về lợi nhuận.

Tổng tài sản ANV đến 30/09/2020 khoảng 4.340 tỷ đồng, tăng thêm 5% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 61% TTS.

5.png

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản vẫn là hàng tồn kho với 42% khoảng 1.838 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm.

6.PNG

Đơn hàng hồi phục trong Q3.20 tại các thị trường trong khi nguồn cung không mở rộng giúp cho tồn kho cá tra tại Việt Nam ghi nhận 4 tháng suy giảm liên tiếp. Nguồn cung cá tra khó có thể mở rộng trong 3 – 6 tháng tới.

4.png

ANV duy trì cấu trúc vốn bình quân với 43% nợ phải trả, 57% còn lại tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tổng nợ tính đến cuối tháng 6 khoảng 1.966 tỷ đồng ( tăng mạnh 12% so với đầu năm ), trong đó nợ vay chiếm đến 71% tổng nợ.

Nợ ngắn hạn chiếm đến 99% tổng nợ nên khả năng thanh toán ngắn hạn giảm xuống còn 1,37 lần vào cuối quý 3/2020, so với mức đầu năm là 1,55 lần. ANV vẫn duy trì một lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng gần 500 tỷ đồng, chiếm 10% tổng tài sản, giảm mạnh so với mức đầu năm.

1609126849785.png

Từ tháng 11, đồ thị giá của ANV có dấu hiệu sidewway đến gần cuối tháng 12/2020. Tuy nhiên, nhờ lượng giao dịch tăng mạnh vào hôm 25/12 đã làm cho mức giá cổ phiếu ANV vượt ra khỏi các mức kháng cự và hiện đang giao dịch với mức giá mở cửa 28/12 là 24.300 đ/cp. Chỉ báo MACD vừa cắt ngang và vượt lên đường tín hiệu, các chỉ số RSI và MA(50) đang hỗ trợ cho xu hướng tăng giá trong ngắn hạn. Hiện RSI của ANV đã chạm ngưỡng 70 và các cây nên đang dao động ở band trên của bollinger nên khả năng cao giá của ANV sẽ đucợ điều chỉnh giảm trong vài phiên tới, do đó các nhà đầu tư nên chờ đợi cơ hội vào lệnh thích hợp.

Nhu cầu kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong Q4.2020 và năm 2021 nhờ:
  • Kênh Dịch vụ (Nhà hàng, Khách sạn,…) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong phân phối thủy sản sẽ tiếp tục hồi phục về mức trước dịch
  • Xuất khẩu cá tra tại các thị trường lớn đều dưới mức sản lượng trung bình 4 năm. Khi dịch Covid 19 kết thúc, nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng trưởng tốt trở lại.
  • Các doanh nghiệp thủy sản trên thế giới đang duy trì đà hồi phục
Ảnh hưởng tích cực từ Hiệp định EV – FTA trong dài hạn
  • Mức chênh lệch thuế tạo cơ hội cho cá tra Việt Nam
Đầu tư mạnh nuôi trồng và giá trị gia tăng:
  • ANV hiện đang đầu tư mạnh và vùng nuôi mới Bình Phú với chi phí đầu tư hơn 600 tỷ đồng, dự kiến sẽ giúp ANV bật mạnh trong chu kỳ tới. Công ty hiện tại cũng đang nghiên cứu sản xuất collagen và gelatin theo hình thức hợp tác với đối tác từ Hàn Quốc bao tiêu đầu ra.
Hiện nay, nhu cầu Trung Quốc gia tăng mạnh do lo ngại giảm bớt cũng như phục vụ dịp cuối năm. Các thị trường lớn như Mỹ và EU cũng ghi nhận khả quan.

Chu kỳ khó khăn nhất của ngành cá tra đã đi qua và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra có thể sẽ là cơ hội tốt để đầu tư cho chu kỳ ngành trong 1-2 năm tới. Trong ngắn hạn, thông tin tích cực từ thị trường Trung Quốc và KQKD quý 4 dự kiến hồi phục sẽ là điểm nhấn cho ANV

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

Một số bài viết phân tích BCTC các DN khác:

Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) quý 2/2020

Tổng hợp Phân tích báo cáo tài chính ngành Hàng không quý 3/2020

Tổng hợp bài Phân tích Báo cáo tài chính trong nhóm VN30 quý 3/2020

Phân tích báo cáo tài chính ngành Thép quý 3/2020

Phân tích báo cáo tài chính ngành Công nghệ - Viễn thông quý 3/2020

Phân tích báo cáo tài chính ngành Xây dựng quý 3/2020
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top