Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
11.jpg
Khi nền kinh tế phát triển đa dạng về thành phần và lĩnh vực thì nhu cầu sử dụng thông tin mang tính chính xác và “biết nói” đóng vai trò thật sự quan trọng. Thông tin của doanh nghiệp cung cấp cho đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Bên cạnh những thông tin được trình bày trong Báo cáo tài chính thì việc biến những con số trong BCTC thành những con số “Biết nói” đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Con số đó có thể cho đối tượng quan tâm biết về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, rủi ro tiềm ẩn và những lợi ích có được khi đầu tư.. Để thực hiện được cần sử dụng công cụ phân tích. Đặc biệt là phân tích BCTC. Trong quá trình phân tích của doanh nghiệp cũng như nội dung giảng môn Phân tích BCTC thường chú trọng đến phân tích Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh.. chưa phân tích nhiều đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong khi đây là báo cáo có thể cho doanh nghiệp biết về sự vận động của dòng tiền. Bài viết này nhằm đưa ra một số phương pháp phân tích BCLCTT để trao đổi sao cho nôi dung phân tích được hoàn chỉnh nhất.

1.Khái niệm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCLCTT là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dư tiền mặt cuối kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối và báo cáo kinh doanh chủa phản ánh hết được.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 hoạt động chính:
- Hoạt động kinh doanh
-Hoạt động đầu tư
-Hoạt động tài chính

2.Sự cần thiết phải phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khi phân tích BCLCTT giúp doanh nghiệp nhìn nhận chi tiết sự biến động của tiền trong từng hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến tiền cuối kỳ, Ttền được chi vào hoạt động nào, chi phí hoạt động kinh doanh nào được chi bằng tiền mặt, vì sao tiền mặt lại giảm đi khi thu nhập tăng.. Do đó,phân tích có ý nghĩa khá quan trọng giúp cho đối tượng quan tâm có thể đi sâu hơn thông qua việc phân tích triển vọng công ty, định giá công ty qua các phương pháp phù hợp.
Phân tích BCLCTT của doanh nghiệp còn cho nhà quản lý thấy doanh nghiệp có khả năng tự tạo ra tiền để tài trợ cho các cơ hội đầu tư mới khi doanh nghiệp nắm bắt được mà không phụ thuộc bên ngoài không?

3.Các phương pháp phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3.1. phân tích từng hoạt động trong báo cáo LCTT

Xuất phát từ các hoạt động trong LCTT như: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính để xây dựng các tỷ trọng giữa từng dòng lưu chuyển so với tổng lưu chuyển của tất cả hoạt động. Để hiểu rõ về việc quản lý từng dòng tiền của từng hoạt động.
3.1.1.Phân tích thông qua hoạt động kinh doanh
- ND: Xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động
- Công thức:
+ Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ HDKD

1.jpg
+ Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh
2.jpg
Yn: Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lượng tiền công ty tạo ra
+ Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh

3.jpg
Yn: Tỷ số phản ánh việc sử dụng tiền trong kinh doanh so với tổng lượng tiền mà công ty sử dụng
Tương tự:
3.1.2. Phân tích hoạt động đầu tư: Tỷ trọng lưu chuyển từ HD Đầu tư, tỷ trọng dòng tiền thu từ HDDT, tỷ trọng dòng tiền chi từ HDDT
3.1.3. Phân tích hoạt động tài chính: Tỷ trọng lưu chuyển từ HD tài chính, tỷ trọng dòng tiền thu từ HD tài chính, tỷ trọng dòng tiền chi từ HD tài chính.
Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện
Nhược điểm: Chưa thấy được sự thay đổi về dòng tiền thuần cuối kỳ và ảnh hưởng của các hoạt động đến dòng tiền thuần.
Ví dụ minh họa: Có BCLCTT của doanh nghiệp X như sau:

4.jpg
Giả sử phân tích dòng tiền trong HDKD
5.jpg
Nhận thấy: - Trong tổng các dòng tiền thì dòng tiền thuần HDKD chiếm 3,22% tăng hơn so với năm trước.
-Trong tổng các dòng tiền thu thì dòng tiền thu của HDKD chiếm 14,85% tăng hơn so với năm trước không nhiều
- Trong tổng các dòng tiền chi thì dòng tiền chi của HDKD chiếm 14,94% giảm hơn so với năm trước.
à tỷ trọng dòng tiền thu > tỷ trọng dòng tiền chi à Có lợi cho DN

Trao đổi:
Đây là BCLCTT lập theo phương pháp trực tiếp giả sử BCLCTT được lập theo phương pháp gián tiếp hoặc BCLCTT dạng tóm lược thì các công thức trong phương pháp phân tích từng HDKD có được áp dụng hay không? Nếu không thì phân tích như thế nào?
3.2. Phân tích biến động
Sử dụng phương pháp so sánh ( ngang và dọc) để xác định biến động của chỉ tiêu tiền cuối kỳ và xác định được ảnh hưởng của từng hoạt động
-Phương pháp so sánh ngang: rChỉ tiêu = chỉ tiêu kỳ phân tích- chỉ tiêu kỳ gốc
% Chỉ tiêu = (rChỉ tiêu/ chỉ tiêu kỳ gốc)*100%
-Phương pháp so sánh dọc: % chỉ tiêu = (Chỉ tiêu phân tích/ Quy mô chung)*100%
Ví dụ:

6.jpg
Nhận thấy: Tiền cuối kỳ năm nay giảm hơn so với năm trước là 10.300 với tỷ lệ giảm xuống là 36,92%. Nguyên nhân là do:
-Ảnh hưởng của dong tiền thuần hoạt động kinh doanh giảm 120 so với năm trước, tỷ lệ giảm xuống là 23,08%.
-Ảnh hưởng của dòng tiền thuần hoạt động đầu tư tăng 1500 so với năm trước, tỷ lệ tăng thêm là 45,45%
-Ảnh hưởng của dòng tiền thuần HD tài chính giảm 2200 so với năm trước, tỷ lệ giảm đi là 23,4%
Trao đổi: Đây là phương pháp dễ thực hiện, hạn chế được nhược điểm của phương pháp trên, xác định rõ ảnh hưởng của hoạt động nào từ đó có giải pháp cụ thể. Nhưng có cần thiết khi phân tích biến động đều sử dụng chung phương pháp so sánh ngang và so sánh dọc hay tùy thuộc vào mục đích của doanh nghiệp?

3.3. Phân tích dòng tiền
Với nguyên tắc, nếu quá trình kinh doanh hoạt động tại ra nhiều tiền và đổ vào công ty sẽ tốt hơn số tiền chi ra. Tỷ số dòng tiền sẽ phản ánh tổng quan giữa luồng tiền đổ vào và luồng tiền chi ra. Luồng tiền vào là nợ phải thu và hàng tồn kho, luồng tiền chi ra à nợ phải trả và nợ lương..Theo công thức
7.jpg
Nếu tỷ số <1: Luồng tiền đổ vào< luồng tiền chi ra. Công ty không an toàn
Tỷ số >1: Luông tiền đổ vào > Luông tiền chi ra. Công ty an toàn
Bên cạnh đó phân tích thêm dòng tiền có sẵn cho đầu tư bằng cách xác định hai khả năng
-khả năng đầu tư không cần tài trợ

8.jpg
Nếu tỷ số dòng tiền tự tài trợ>100%: dòng tiền kinh doanh đảm bảo được khoản đầu tư mà không cần tài trợ. Ngược lại
-Khả năng đầu tư kể cả tài trợ

9.jpg
Ví dụ minh họa:
10.jpg
Nhận xét: tỷ số dòng tiền tự tài trợ <100%: Doanh nghiệp không đảm bảo cho việc đầu tư của doanh nghiệp, cần phải tài trợ cho hoạt động đầu tư.
Trao đổi: Có thể lồng ghép phương pháp 3 (phân tích dòng tiền) với phương pháp 1 (phân tích từng HD trong BCLCTT ) được hay không?

Đinh Thị Thu Hiền
Đại học Duy tân
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top