Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp

Nguyenkhanhlinh

New Member
Hội viên mới
Mọi người ơi cho e hỏi 1 xíu ạ. E đang làm báo cáo về phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ mà hồi học phân tích báo cáo thầy k dạy e bảng này. Mà giờ nó bắt phân tích mà công ty lại làm báo cáo theo kiểu gián tiếp nên e không biết làm sao. Nhất là phần lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh e không biết phải phân tích như thế nào. Mọi người ai biết chỉ e với ạ. E xin cảm ơn mọi người. Bảng ở dưới chỉ là ví dụ minh hoạ nha mn
 

Đính kèm

  • 15370CA3-23FC-4584-BC94-3D2ED9134D50.jpeg
    15370CA3-23FC-4584-BC94-3D2ED9134D50.jpeg
    118.5 KB · Lượt xem: 332
Chào bạn Nguyenkhanhlinh,
- Theo kinh nghiệm của mình, khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo trực tiếp/ gián tiếp) cần đánh giá được từ tổng quát đến chi tiết trong kỳ phân tích các điểm chính sau đây:
+ Dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ này so với kỳ trước biến động thế nào. Nếu biến động nhiều thì nguyên nhân do đâu - bắt đầu xem xét đến số tổng dòng tiền lưu chuyển thuần từ kinh doanh, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính ---> xem tỷ trọng dòng tiền thuần từng khoản mục + biến động tỷ trọng so với kỳ trước ---> khoản mục nào ảnh hưởng nhất đến biến động dòng tiền thuần trong kỳ này ---> nguyên nhân chi tiết từ đầu (đi sâu vào từng yếu tố trong các dòng tiền) ---> xem xét chi tiết ghi sổ kế toán + thu thập các thông tin phi tài chính để đánh giá tình phù hợp của nghiệp vụ phát sinh.
+ Phương pháp gián tiếp giúp có cái nhìn bao quát, logic hơn trong đánh giá dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh hơn là phương pháp trực tiếp. Từ chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước thuế, sau các điều chỉnh, ra đến chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước các điều chỉnh vốn lưu động giúp ta đánh giá lợi nhuận trước thuế của đơn vị có phụ thuộc/ biến động nhiều trước các khoản chi phí/ lợi nhuận phi tiền tệ trong kỳ hay không.
+ Tiếp tục lợi nhuận trước thuế này sau các ảnh hưởng từ vốn lưu động trong kỳ của đơn vị (biến động số dư các khoản phải thu/ phải trả/ chi phí trả trước/ lãi vay đã trả/ thuế TNDN đã nộp sẽ tạo ra dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Phân tích chi tiết dòng tiền thuần được tạo ra trong kỳ giúp đơn vị đánh giá khả năng quản lý vốn lưu động trong kỳ này có hiệu quả hơn/ ít hiệu quả hơn so với kỳ trước hay không ở các điểm (khả năng thu hồi công nợ phải thu có nhanh hơn không/ việc chi mua cho hàng tồn kho ít hơn hay nhiều hơn kỳ trước / việc trì hoãn các khoản phải trả có lâu hơn được không/ việc trả lãi vay trong kỳ nhiều hơn hay ít hơn/ việc phát sinh các chi phí trả trước trong kỳ này thế nào...) Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ này thể hiện dương nhiều hơn so với kỳ trước thể hiện dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh chính trong kỳ của đơn vị tốt hơn ( thu tiền nhanh hơn/ kéo giãn công nợ phải trả hơn/ hàng tồn kho quay vòng nhanh hơn...), đây là một chỉ tiêu phân tích rất quan trọng về khả năng tạo dòng tiền trong kỳ của đơn vị.

Một số muốn trao đổi với bạn.
Trân trọng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top