(Xem phần 1)
2.1 Các trường hợp khác nhau
Hầu như các gian lận trong kế toán có thể phân loại vào 5 trường hợp: Ghi nhận doanh thu ảo và trả trước, Ghi nhận sai tài sản và nợ, Phân bổ sai vốn và chi phí, Gian lận khoản tiền trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Gian lận luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một hành vi gian lận có thể thuộc cùng lúc 2 trường hợp.
2.2 Ghi nhận doanh thu trả trước và doanh thu ảo
2.2.1 Hành vi ghi nhận doanh thu ảo
Trong phần ghi nhận doanh thu sẽ có 3 trường hợp của kế toán sáng tạo bao gồm: ghi nhận doanh thu khi chưa chuyển hàng, ghi nhận doanh thu khi không có đơn đặt hàng và thứ 3 là ghi nhận phóng đại mức doanh thu.
Trường hợp 1 : Ghi nhận doanh doanh thu nhưng chưa chuyển hàng Ghi nhận doanh thu khi chưa chuyển hàng là trường hợp có hợp đồng nhưng hàng chưa chuyển, doanh thu được ghi nhận vào thời kỳ trước khi chuyển hàng , Twinlab Corp đã phải làm lại báo cáo năm 1997 và 1998 với lý do một vài đơn đặt hàng của họ đã ghi nhận doanh thu nhưng hàng hoàn toàn chưa chuyển tới người mua. Một ví dụ khác cho trường hợp này: Peritus Software Services đã có hợp đồng trong 71997 công ty ghi nhận doanh thu trong 91997 nhưng tận tới tháng 111997 hàng vẫn chưa được chuyển. Trong nhiều trường hợp công ty sẽ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán và chuyển hàng sau khi kỳ kết thúc. Trường hợp nổi tiếng nhất trong việc ghi nhận doanh thu chưa chuyển hàng là Enrron .Corp. Trường hợp của Enrron tập hợp quá nhiều hành vi kế toán sáng tạo và gian lận nên sẽ được phân tích riêng.
Trường hợp 2 : Hàng được chuyển khi không có đơn đặt hàng Digital Lightwave, Inc đã thực hiện ghi nhận doanh thu khi chuyển hàng tới một nơi không có đơn đặt hàng. Trên thực tế không có công ty đặt hàng, hàng đã trở lại và lợi nhuận đảo ngược. Cuối năm 1998, Telxon Corp đã sát nhập với một đối thủ truyền kiếp của mình là tập đoàn Symbol Technologies, Inc. Một cách nhanh chóng, Telxon đã đưa ra một hợp đồng bắt Symbol mua lại toàn bộ công ty trước khi được quản lý về sổ sách. Tình hình tài chính trong quý 3 có vẻ ổn khi mà doanh thu tăng 47% và lợi nhuận tăng 13%. Symbol đã ngần ngại và đưa ra quyết định được phép đánh giá đầy đủ về tình hình tài chính của Telxon trước khi mua. Điều này làm Telxon chùn bước. Symbol đã nhìn thấy một khoản doanh thu $14 triệu đã được bán cho nhà phân phối mà trong đó không xuất hiện người mua cuối cùng, nếu không có con số doanh thu này có lẽ lợi nhuận của Telxon đã nhỏ hơn rất nhiều. Sau khi có sự đánh giá này của Symbol, Telxon đã phải loại bỏ con số $14 triệu ra khỏi báo cáo của mình.
Trường hợp 3 : Hành động phóng đại Trong 2 trường hợp trên doanh thu được ghi trước thời hạn nhưng đều có một căn cứ nào đó. Trường hợp sau đây ghi nhận doanh thu ảo không có cả hợp đông lẫn sự chuyển hàng. Ví dụ, trong năm 1997 và 1998, quản lý bán hàng tại Boston Scientific Corp., công ty đã ghi nhận doanh thu bán cho những khác hàng ảo. Nhằm che dấu hành vi này công ty đã cho thuê kho, những khoản hàng hoá ghi nhận ảo sau đó đã được “mua lại” bởi các khách hàng khác nhau. Một số trường hợp khác các công ty ghi nhận doanh thu khi chuyển hàng cho các nhà cung cấp không đặt hàng và hàng sẽ trở lại một thời gian sau đó khi mà doanh thu đã được ghi nhận .
2.2.2 Làm sao phát hiện doanh thu ảo
2.2.2.1 Hiều rõ chính sách công ty
Cần đọc kỹ và rõ ràng thuyết minh báo cáo của các công ty. Trong các trường hợp đã nêu trên việc công ty ghi nhận doanh thu như thế nào được ghi rõ trong các bản thuyết minh. Quan trọng nhất là việc xem doanh thu của công ty ghi nhận là khi nào, đã cung cấp sản phẩm hay chưa, nó được công nhận tại thời điểm giao hàng hay kết thúc hợp đồng. Mặt khác việc ghi nhận doanh thu của công ty có kèm theo các khoản dự phòng, chi phí đào tạo, lắp đặt chưa, các khoản về giảm giá khi khách trả lại hàng ... Tất cả các điểm này cần được làm rõ trong báo cáo tài chính.
2.2.2.2 Xem các khoản phải thu
Doanh thu được ghi nhận trước hay doanh thu ảo thì hầu như là các khoản chưa thu được điều này làm ảnh hưởng tới tài khoản phải thu và các chỉ số liên quan. Nếu đem báo cáo tài chính ra phân tích điều này được thấy rõ nhất qua chỉ số vòng quay khoản phải thu (Account Receivable Turnover Ratio) = Doanh thu / Bình quân khoản phải thu. Chỉ số này càng thấp thì thì các khoản chưa thu được càng cao, nếu một công ty có vấn đề về doanh thu thì khoản phải thu là vấn đề đáng để xem xét, một chỉ số nữa là kỳ A/R days cho biết mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu, các công ty ghi nhận doanh thu trước hay doanh thu ảo khoản này sẽ cao hơn bình thường. Sunbeam Corp sử dụng chính sách cứng trong kế toán( Agressive Accounting), doanh thu bán tăng 18,7% trong năm 1997 kéo theo tăng 38,5% các khoản phải thu và kỳ thu tiền tăng tới 92,3 ngày so với 79 ngày năm 1997.
2.2.2.3 Phải thật kỹ lưỡng
Việc phân tích báo cáo tài chính qua các năm cũng khó có thể chỉ rõ được hành vi kế toán sáng tạo. Khi một công ty cố tình gian lận với việc ghi nhận doanh thu, tài khoản phải thu chưa chắc đã tăng lên, thay vào đó là “các khoản khác” thay vào đó được tăng lên. Việc tăng khoản phải thu được thay bằng việc tăng “các khoản khác” chắc chắn không phải là tiền hay đầu tư vì các khoản này dễ dàng để xác minh chính xác. Tài khoản có thể loại bỏ tiếp theo là hàng tồn kho. Thay đổi hàng tồn kho dẫn tới thay đổi nhiều tài khoản khác nên có thể loại bỏ. Các tài khoản khả dụng là máy móc, thiết bị, các khoản khó kiểm tra hơn. Để phát hiện các trường hợp này cần theo dõi sự thay đổi bất thường trong các khoản tài sản. Nhà đầu tư không những chỉ xem xét báo cáo của riêng một công ty đó mà cần xem xét của tất cả công ty trong ngành để xem được những biến động trong chỉ số, trong doanh thu có phải là biến động chung của ngành hay chỉ là biến động của một công ty riêng biệt. Mọi điểm tăng giảm bất thường hoặc những điểm tăng quá đều hoặc giảm quá đều đều phải được xem xét kỹ lưỡng không được bỏ sót.
2.3 Sử dụng chính sách vốn hoá
2.3.1 Gian lận khi vốn hoá
Việc sử dụng chính sách vốn hoá nhằm việc cắt giảm chi phí là việc rất nhiều công ty đã làm. Nhưng việc thực hiện kế toán sáng tạo là khi những chi phí “không được vốn hoá” được đem vốn hoá. Khi một chi phí được vốn hoá, việc hạch toán giao dịch này sẽ được đưa vào bảng cân đối kế toán như một loại tài sản không phải là một loại chi phí trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, điều này làm cho chi phí trong kỳ giảm xuống và lợi nhuận tăng lên. Việc sử dụng chính sách vốn hoá còn làm thay đổi báo cáo lưu chuyển tiền tệ, khoản tiền được vốn hoá sẽ thuộc dòng tiền ra của hoạt động đầu tư không phải dòng tiền ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm biến đổi những phân tích của người sử dụng. Vì lý do này, việc vốn hoá đem lại những lợi ích trong việc làm đẹp báo cáo tài chính. Sulcus Computer Corp đã thực hiện vốn hoá chi phí trong các năm 19911992. Công ty đã vốn hoá chi phí khi mua lại một công ty khác và phân bổ thành nhiều kì. Nhiều chi phí khác cũng được vốn hoá như chi phí quản lý doanh nghiệp hay chi phí trả trước, đây là điều mà Corrpro Companies, Inc đã làm. GAAP cho phép những chi phí được vốn hoá là những chi phí liên quan tới xây dựng dở dang hoặc đầu tư tài sản cố định. Các công ty thường vốn hoá những chi phí không liên quan để làm đẹp báo cáo tài chính. Trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam việc vốn hoá chi phí được quy định tại chuẩn mực số 16.
2.3.2 Phát hiện vốn hoá sai
Việc phát hiện sai phạm trong chính sách vốn hoá phụ thuộc vào nhiều yêu tố và đặc trưng của ngành. Vốn hoá chi phí trong những công ty liên quan tới phần mềm, quảng cáo, marketing là những chi phí như nghiên cứu, test, ... .Nhưng những chi phí trong những công ty xây dựng chế tạo máy móc bắt buộc là những chi phí xây dựng căn bản, máy móc dở dang. Việc vốn hoá chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là những yếu tố ngành, từ đó chỉ có những lời khuyên chung cho các nhà đầu tư như sau: Những lời khuyên cho người sử dụng báo cáo tài chính bao gồm : • • • Hiểu rõ chính sách vốn hoá của công ty Kiểm tra chi phí vốn hoá Kiểm tra khoản mục được vốn hoá Các khoản mục được kiểm tra vốn hoá phụ thuộc rất nhiều vào kiểm toán. Kiểm toán viên đóng vai trò lớn trong việc phát hiện sai phạm.
2.4 Ghi nhận sai tài sản và nợ
2.4.1 Ghi nhận sai tài sản
2.4.1.1Ghi nhận sai khoản phải thu
Khoản phải thu(Accounts receivable) là phần quan trong khi phát hiện một doanh thu ảo. Ghi nhận không theo luật dẫn tới một khoản không thể thu trong tài khoản này. Tài khoản này sẽ phát triển hơn cả doanh thu và đương nhiên A/R sẽ nhiều hơn trung bình của ngành và các đối thủ cạnh tranh. Nếu ghi nhận tài khoản phải thu thì một khoản dự phòng nợ xấu sẽ được trích lập. Khi mà có một phần hoặc cả tài khoản phải thu không thể thu được thì khoản này được tính như một chi phí và làm giảm lợi nhuận. Doanh nghiệp muốn làm tăng lợi nhuận có thể báo cáo giảm khoản dự phòng phải thu, nói cách khác báo cáo không chính xác giá trị ròng của khoản phải thu. Một thời gian sau khi những khoản thực sự không thể thu xuất hiện thì bắt buộc một khoản dự phòng phải thêm vào hoặc chi phí phải được ghi nhận. Ví dụ trong năm 1999 Addvocat. Inc đã báo cáo trong bản báo cáo thường niên của họ như sau : “Khoản dự phòng phải thu khó đòi năm 2009 là 7 triệu tăng 4,6 triệu so với năm 1998 vì phải tăng cho các khoản nợ không đòi được và tăng dự trữ cho các khoản nợ trong tương lai”
Một ví dụ của Việt Nam là công ty thép Tiến Lên. Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) gây hoang mang cho nhà đầu tư với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30%. So với kết quả trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương ứng. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành hơn 58 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8 tỷ (29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng. Thực ra nếu tìm cách làm tăng giá trị ròng của khoản phải thu thì việc luôn tồn tại trong đó một khoản không đòi được và điều này vẫn làm tăng khoản phải thu và làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên vì vậy muốn phát hiện gian lận này nên chú ý nhiều tới kỳ thu tiền bình quân như đã nói.
2.4.1.2 Ghi nhận sai hàng tồn kho
Việc cố tình đếm nhầm hàng tồn kho cũng là một hành vi thực hành kế toán sáng tạo. Không ít trường hợp đã xảy ra nhưng những trường hợp này có thể dễ dàng phát hiện. Ví dụ Centennial Technologies, Inc đã thay đổi số thẻ hàng tồn kho để có tình nâng cao số lượng hàng tồn kho. Nhưng các công ty không cần phải cố tình đếm nhầm để tăng lượng hàng tồn kho của mình, có thể làm giảm giá vốn hàng bán làm cho biên lợi nhuận tăng lên và lợi nhuận giữ lại cũng tăng. Comptronix Corp trong năm 1980 đã giảm giá vốn và làm tăng một lượng hàng tồn kho không có trong kho, lượng hàng tồn kho ảo này được chuyển thành tài sản như thiết bị máy móc. Doanh nghiệp đã chuẩn bị một số hoá đơn giả của việc mua máy móc này. Việc này được phát hiện khi xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ giữa tài sản và doanh thu.
2.4.2 Ghi nhận sai nợ
2.4.2.1 Ghi nhận sai nợ trả trước(Accrued Expenses Payable)
Nợ trả trước là các khoản chi phí được ghi nhận nhưng chưa phải trả, điều này dẫn tới một khoản nợ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán bao gồm những khoản như : nghiên cứu chưa trả ,bảo hiểm chưa trả hay tiện ích,mua chưa trả. Khi công ty có một khoản chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh được đánh giá nhỏ hơn dưới dạng phát sinh trước, khi đó lợi nhuận tương lai từ hoạt động kinh doanh sẽ được thúc đẩy. Khi một khoản chi phí khác được trả trước thì khoản nợ này sẽ tăng hoặc khoản nợ này được thanh toán thì báo cáo lợi nhuận sẽ giảm xuống. Lấy ví dụ về Genaral Electric CO. Trong năm 1998 đã đánh giá sai một khoản tiền bảo hành cho “tuabin khí” sử dụng trong nhà máy điện. Do lỗi thiết kế tuabin bị nứt dẫn tới một khoản chi phí thu hồi sản phẩm rất tốn kém. Chi phí thu hồi và sửa chữa khoảng hơn 100 triệu USD đã được ghi nhận trước như là một một vấn đề phát sinh được dự báo trước. Nó trở nên cần thiết để công ty ghi nhận là chi phí đặc biệt và được tích như một khoản nợ phát sinh trước. Khi nợ phát sinh trước bị đánh giá sai thì thì doanh thu có xu hướng tăng nhưng nợ thì lại không tăng cùng một tỷ lệ. Lấy ví dụ như chi phí trả trước phải nộp của MiniScribe Corp trong năm 1986 đã bị đánh giá thấp trong khi doanh thu tăng 62% lên tới $184.9 triệu mà khoản bảo hành lại giảm. Điều này gây vô lý khi các khoản doanh thu tăng mà bảo hành lại giảm.
2.4.2.2Khoản phải trả bị định giá sai ( Account Payable)
Khác với phải trả trước, khoản phải trả phổ biến hơn. Đó là khoản mà sau khi mua hàng tồn kho công ty phải trả nhà cung cấp. Đánh giá sai khoản phải trả trực tiếp ảnh hưởng tới hàng có thể cung cấp được.Nói cách khác đánh giá dưới khoản phải trả dẫn tới đánh giá dưới giá vốn hàng bán điều này làm tăng lợi nhuận của công ty. Nó giống như một hệ thống các tài khoản gian lận hơn là chỉ 2 tài khoản. Guilford Mills thể hiện liên kết chặt chẽ giữa hệ thống tài khoản này. Mỗi tháng đều có những người kiểm soát tới để thực hiện một điều chỉnh phù hợp trong tháng đều có những người kiểm soát tới để thực hiện một điều chỉnh phù hợp trong các khoản phải thu và giá vốn hàng bán bằng việc đơn giản đó là đếm sai số lượng. Accounts payable days và Gross Profit margin là 2 chỉ số quan trọng khi đánh giá sai khoản phải trả và giá vốn. Một cải tiến bất thường trong Profit Margin là một dấu hiệu cho sự điều chỉnh sai giá vốn.
2.4.2.3Trường hợp đặc biệt
Repo là một trường hợp của ghi nhận sai nợ khi mà người bán vay tiền của người mua và dùng tài sản của mình thế chấp bằng cách bán tạm cho người mua và sẽ mua lại sau một thời gian nhất định với mức giá đã thỏa thuận trước. Chính vì vậy, các giao dịch repo là giao dịch tài trợ vốn chứ không phải giao dịch bán tài sản thực sự. Tuy nhiên, Repo 105 là 1 thủ thuật kế toán trong đó doanh nghiệp coi khoản vay ngắn hạn là một giao dịch bán đứt tài sản. Sau đó, doanh nghiệp có thể dùng số tiền mặt thu được để trả nợ và như vậy giảm số thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Lehman Brothers đã giảm số nợ ngay trước khi công bố báo cáo tài chính quý bằng cách sử dụng thủ thuật này. Năm 2008, Lehman Brothers phá sản và thủ thuật Repo 105 bị phát hiện sau khi các cơ quan chức năng giám định sổ sách của hãng. Repo chứng tỏ một điều sau năm 2001 thì công nghệ kế toán sáng tạo ở Mỹ đã không còn lúc nào cũng là ghi nhân sai tài sản và nợ thông qua các tài sản mà nó thực hiện tinh vi hơn khó phát hiện hơn. Điều này nhà đầu tư hoàn toàn trông cậy vào các kiểm toán viên để phát hiện ra sai sót. Tuy các hợp đồng repo này coi khoản vay ngắn hạn là bán đứt nên tới thời điểm buộc phải có những dòng tiền xuất ra ngoài. Điều này có thể thể hiện thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nên về lâu dài có thể phát hiện các hợp đồng repo này.
2.5 Kế toán sáng tạo trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khi nhìn vào một báo cáo tài chính của một công ty có lợi nhuận hoạt động ( operating income ) lớn thì điều này có lợi cho quyết định đầu tư. Công ty có thể cố tình cho lợi nhuận từ những giao dịch không thường xuyên trở thành lợi nhuận hoạt động. Những hoạt động này theo quy định quả kế toán quốc tế: Accounting Principles Board Opinion No. 30, Reporting the Results of Operations “Những sự kiện doanh thu không thường niên hoặc bất thường nên được báo cáo như một phần riêng biệt của lợi nhuận hoạt động và những ảnh hưởng của những giao dịch này nên được ghi trong thuyết minh báo cáo tài chính” Những khoản lợi từ tái cấu trúc, bán tài sản hay phí đặc biệt có là những loại phổ biến trong lợi nhuận hoạt động nhưng những khoản lợi nhuận liên quan tới đầu tư thì không nằm trong khoản này. Những khoản từ kiện tụng, dành được, liên doanh liên kết cũng nằm trong lợi nhuận hoạt động và cả những khoản giảm tài sản khác nữa.
Thực tế nhiều khoản mục trong lợi nhuận hoạt động là những khoản mục liên quan tới hoạt động nhưng không thường kỳ tức là không xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Chính vì điểm này nên thực tế ra con số của lợi nhuận hoạt động có thể ở mức khiêm tốn hơn. Biện pháp tốt nhất để xem thực chất lợi nhuận hoạt động của công ty là bao nhiêu là xem các thuyết minh và xem thực chất nó được ghi nhận những khoản nào. Doanh thu từ hoạt động chính là doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm những khoản có chu kỳ và những khoản không có chu kỳ. Nếu chỉ tính những khoản có chu kỳ như doanh thu từ hoạt động bán hàng thì con số lợi nhuận hoạt động sẽ không như doanh nghiệp báo cáo. Việc này không ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng nhưng sẽ ảnh hưởng tới cách nhìn tổng thể của nhà đầu tư vào doanh nghiệp kể cả khi đưa ra phân tích thì những con số này cũng không thể đạt mục đích tối đa. Từ đó nhà đầu tư cần biết được những khoản nào là doanh thu từ hoạt động kinh doanh thuần, những khoản nào mang lại lợi nhuận nhưng lại không được tính là hoạt động kinh doanh. 2.6 Gian lận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thực ra nhiều nhà đầu tư nhất là những nhà đầu tư nghiệp dư thường không chú ý nhiều tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhưng khi phân tích một báo cáo tài chính thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng. Khi thực hiện hành vi kế toán sáng tạo với những hành vi gian lận như ghi nhận sai doanh thu, khoản phải trả, phả nộp thì báo lưu chuyển tiền tệ lộ ra những điểm yếu từ đó có thể phát hiện được gian lận, thúc đẩy lợi nhuận ghi nhận doanh thu ảo hay ghi nhận sai giá trị hàng, thúc đẩy lợi nhuận gộp nhưng khó lòng thay đổi dòng tiền. Nếu chúng ta nhìn ví dụ nổi tiếng nhất trong lịch sử kế toán là Enron thì từ năm 1997 khi lợi nhuận luôn đạt mức cao trong cả 4 quý thì ngược lại dòng tiền tự do có tới 3 quý âm. Những báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng có thể bị làm đẹp điều này là đúng. Báo cáo nghiên cứu của Broome [2004, pp.1819] đã chỉ ra rằng, trong hầu hết các vụ bê bối trên, đều thấy sự xuất hiện của ‘lỗi’ phân loại hoạt động trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đặc biệt là tình huống phân loại nhầm dòng tiền ‘ra’ và ‘vào’ với mục đích ‘làm đẹp’ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư.
Ví dụ như đối với trường hợp của Tyco: Thực tế cho thấy năm 2001 và 2002, thu nhập trên cổ phiếu (EPS – Earning per Share) của Tyco giảm mạnh, do đó Ban giám đốc của Tyco đã ‘hướng’ sự chú ý của nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích vào ‘dòng tiền tự do’ vô cùng dồi dào của mình. Ban giám đốc đã làm mọi cách để tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, từ đó tạo nên ‘dòng tiền nhàn rỗi’. Theo thống kê, Tyco đã thực hiện việc mua đi bán lại hợp đồng về ‘chuông bảo vệ’, dòng tiền ra cho hoạt động này (hơn 800 triệu đô la Mỹ) được phân loại vào hoạt động đầu tư, trong khi đó dòng tiền vào cho hoạt động này được phân loại vào hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Tyco thực hiện vay các cá nhân chủ chốt trong Công ty hàng chục triệu đô la Mỹ, dòng tiền vào được phân loại là dòng tiền vào của hoạt động kinh doanh thông thường. Sau đó Tyco dường như ‘quên’ các khoản vay, coi việc trả nợ các khoản vay như một khoản ‘bồi hoàn’ cho từng cá nhân, và dòng tiền ra này được phân loại vào hoạt động đầu tư.
Trường hợp của “Dynegy và Qwest Communications International”: Nửa đầu năm 2002, Dynegy đã thực hiện lập lại Báo cáo tài chính 2001 với lý do phản ánh tác động của giao dịch về mua bán khí gas tự nhiên phức hợp. Giao dịch này (được Dynegy gọi là ‘round trip trade’) bản chất là hợp đồng trao đổi tài sản và nguồn lực giữa Dynegy và một số công ty khác cùng lĩnh vực, theo đó Dynegy sẽ thực hiện việc mua bán thông qua trao đổi nguồn khí tự nhiên với các công ty khác. Với mục đích tăng doanh thu và lợi nhuận thuần, Dynegy đã hạch toán ‘khía cạnh’ bán vào doanh thu thông thường, trong khi đó hạch toán ‘khía cạnh’ mua vào hoạt động đầu tư, và từ đó nguồn tiền thu vào sẽ được hạch toán vào dòng tiền vào của hoạt động kinh doanh thông thường, và dòng tiền chi ra sẽ được hạch toán vào hoạt động đầu tư. Qwest cũng thực hiện những ‘thủ thuật’ tương tự như Dynegy, chỉ khác là Qwest thực hiện trao đổi tài sản (trong khi Dynegy trao đổi khí tự nhiên). Năm 2001, Qwest đã thực hiện trao đổi tài sản với rất nhiều công ty khác như Global Crossing, FLAG Telecom Holdings, Cable & Wireless … với giá trị trao đổi khá lớn (ví dụ với Global Crossing là gần 100 triệu đô la Mỹ). Các hãng sản xuất ôtô như General Motor , Ford , Haley Davidson bán các sản phẩm thông qua các đại lý mua buôn. Các hãng này có thể cho các đại lý vay tiền, sau đó họ sử dụng số tiền này để mua ô tô của họ.Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2003 của các hãng sản xuất ô tô này, khoản tiền cho các đại lý vay được báo cáo là dòng tiền ra của hoạt động đầu tư và khoản tiền thu vào từ bán oto cho đại lý thì được báo cáo là dòng tiền của hoạt động kinh doanh như vậy trong tổng số 7600 triệu USD lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của GM có 4.058 triệu USD thu từ các đại lý mua buôn của hãng theo phương thức IOU. Ford có 2.878 triệu USD trong tổng 20.195, Haley có 134 triệu USD khoản tiền tương tự trong 936 triệu USD lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh của họ. Các nhà phân tích cáo buộc các hãng sản xuất oto đã báo cáo lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh quá với thực tế. ( Nguồn : Jonathan Weil . “Cash Flow Never Lies”)
Trường hợp của Adelphia Communication Corporation và WorldCom: Hai công ty này lại có ‘thủ thuật’ khác để tăng dòng tiền thuần của hoạt động kinh doanh thông thường, đó là vốn hóa chi phí nhân công (Adelphia đã vốn hóa gần 40 triệu đô la Mỹ tiền chi phí nhân công), từ đó dòng tiền ra đã được chuyển từ hoạt động kinh doanh thông thường sang hoạt động đầu tư.
2.6.2 Đánh giá kế toán sáng tạo trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Những tình huống trên cho thấy tính hữu dụng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Điều này có nghĩa là: Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp rất dễ phân loại sai luồng tiền, và hầu hết là tăng dòng tiền thuần của hoạt động kinh doanh thông thường (bằng cách chuyển dòng tiền ra của hoạt động này sang hoạt động đầu tư, hoặc chuyển dòng tiền vào của hoạt động đầu tư sang hoạt động kinh doanh thông thường), người đọc báo cáo sẽ cảm thấy ‘yên tâm’ hơn khi nhìn thấy hoạt động kinh doanh thông thường tốt (Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có lãi và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với dòng tiền của hoạt động kinh doanh dương), đồng thời với hoạt động đầu tư đầy triển vọng (dòng tiền ra khá lớn, do đó có thể kỳ vọng trong tương lai sẽ thu lại nhiều hơn). Nên nhà đầu tư cần xem xét những dòng nào có thể là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh . Ngoài dòng tiền hoạt động kinh doanh thuần nên xem xét một cách tổng quát cả dòng tiền từ hoạt động tài chính, dòng tiền hoạt động đầu tư và dòng tiền tự do. Nếu một công ty thực hiện hành vi sáng tạo khi cố tình phân loại dòng tiền từ hoạt động khác vào hoạt động kinh doanh thì dòng tiền tự do của công ty vẫn âm. Xem xét thật kỹ các công ty có dấu hiệu gian lận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì dòng tiền đầu tư qua các năm âm và dòng tiền hoạt động không đủ để chi chả lại khoản này trong nhiều năm. Từ đó dẫn tới phát hiện sai phạm.
2.7 Thu dọn tàn tích
Giả sử những báo cáo này chót lọt không bị phanh phui, thì “tàn tích” của hành vi gian lận cũng sẽ phải được dọn dẹp. Các công ty ghi nhận doanh thu ảo, hay ghi nhận sớm tiền không về hàng hoá bị trả lại. Kỳ sau sẽ gánh chịu và sẽ là một canh bạc lớn nếu cứ tiếp tục chơi trò chơi này trong nhiều năm, Enron là ví dụ điển hình khi chơi trò trơi này trong nhiều năm. Với Enron mọi chuyện sẽ không tệ tới mức này nếu như họ công bố lỗ ngay từ những năm đầu. Việc báo cáo lỗ sau nhiều năm lãi là trường hợp bất đắc dĩ khi thu dọn tàn tích. Lợi dụng các thương vụ M&A để che dấu các khoản nợ là một cách hay hơn để thu dọn. Thực ra đây là cách khôn ngoan khi mà thay bằng cho nhà đầu tư thấy các khoản nợ trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp các thương vụ sát nhập mua lại coi như là một khoản đầu tư để che dấu lỗ. Olympus – người khổng lồ của ngành công nghệ Nhật Bản – đã có nhiều năm giấu lỗ bằng cách sử dụng phương pháp này. Theo thông cáo của Olympus, hãng này chỉ phát hiện ra vụ gian dối khi hợp tác với một ủy ban thứ ba để điều tra về các giao dịch bất minh trên liên quan đến hợp đồng mua sắm thiết bị y tế của tập đoàn Anh trị giá 2,2 tỉ USD hồi năm 2008. Trong gói chi trả này bao gồm khoản tiền tư vấn khổng lồ 687 triệu USD cùng khoản tiền 773 triệu USD cho 3 công ty trong nước thực chất được sử dụng để che giấu thua lỗ trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Khoản đầu tư vào 3 công ty trong nước đã hầu như bị xóa đi chỉ vài tháng sau khi hợp đồng kết thúc.
The end
2.1 Các trường hợp khác nhau
Hầu như các gian lận trong kế toán có thể phân loại vào 5 trường hợp: Ghi nhận doanh thu ảo và trả trước, Ghi nhận sai tài sản và nợ, Phân bổ sai vốn và chi phí, Gian lận khoản tiền trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Gian lận luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một hành vi gian lận có thể thuộc cùng lúc 2 trường hợp.
2.2 Ghi nhận doanh thu trả trước và doanh thu ảo
2.2.1 Hành vi ghi nhận doanh thu ảo
Trong phần ghi nhận doanh thu sẽ có 3 trường hợp của kế toán sáng tạo bao gồm: ghi nhận doanh thu khi chưa chuyển hàng, ghi nhận doanh thu khi không có đơn đặt hàng và thứ 3 là ghi nhận phóng đại mức doanh thu.
Trường hợp 1 : Ghi nhận doanh doanh thu nhưng chưa chuyển hàng Ghi nhận doanh thu khi chưa chuyển hàng là trường hợp có hợp đồng nhưng hàng chưa chuyển, doanh thu được ghi nhận vào thời kỳ trước khi chuyển hàng , Twinlab Corp đã phải làm lại báo cáo năm 1997 và 1998 với lý do một vài đơn đặt hàng của họ đã ghi nhận doanh thu nhưng hàng hoàn toàn chưa chuyển tới người mua. Một ví dụ khác cho trường hợp này: Peritus Software Services đã có hợp đồng trong 71997 công ty ghi nhận doanh thu trong 91997 nhưng tận tới tháng 111997 hàng vẫn chưa được chuyển. Trong nhiều trường hợp công ty sẽ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán và chuyển hàng sau khi kỳ kết thúc. Trường hợp nổi tiếng nhất trong việc ghi nhận doanh thu chưa chuyển hàng là Enrron .Corp. Trường hợp của Enrron tập hợp quá nhiều hành vi kế toán sáng tạo và gian lận nên sẽ được phân tích riêng.
Trường hợp 2 : Hàng được chuyển khi không có đơn đặt hàng Digital Lightwave, Inc đã thực hiện ghi nhận doanh thu khi chuyển hàng tới một nơi không có đơn đặt hàng. Trên thực tế không có công ty đặt hàng, hàng đã trở lại và lợi nhuận đảo ngược. Cuối năm 1998, Telxon Corp đã sát nhập với một đối thủ truyền kiếp của mình là tập đoàn Symbol Technologies, Inc. Một cách nhanh chóng, Telxon đã đưa ra một hợp đồng bắt Symbol mua lại toàn bộ công ty trước khi được quản lý về sổ sách. Tình hình tài chính trong quý 3 có vẻ ổn khi mà doanh thu tăng 47% và lợi nhuận tăng 13%. Symbol đã ngần ngại và đưa ra quyết định được phép đánh giá đầy đủ về tình hình tài chính của Telxon trước khi mua. Điều này làm Telxon chùn bước. Symbol đã nhìn thấy một khoản doanh thu $14 triệu đã được bán cho nhà phân phối mà trong đó không xuất hiện người mua cuối cùng, nếu không có con số doanh thu này có lẽ lợi nhuận của Telxon đã nhỏ hơn rất nhiều. Sau khi có sự đánh giá này của Symbol, Telxon đã phải loại bỏ con số $14 triệu ra khỏi báo cáo của mình.
Trường hợp 3 : Hành động phóng đại Trong 2 trường hợp trên doanh thu được ghi trước thời hạn nhưng đều có một căn cứ nào đó. Trường hợp sau đây ghi nhận doanh thu ảo không có cả hợp đông lẫn sự chuyển hàng. Ví dụ, trong năm 1997 và 1998, quản lý bán hàng tại Boston Scientific Corp., công ty đã ghi nhận doanh thu bán cho những khác hàng ảo. Nhằm che dấu hành vi này công ty đã cho thuê kho, những khoản hàng hoá ghi nhận ảo sau đó đã được “mua lại” bởi các khách hàng khác nhau. Một số trường hợp khác các công ty ghi nhận doanh thu khi chuyển hàng cho các nhà cung cấp không đặt hàng và hàng sẽ trở lại một thời gian sau đó khi mà doanh thu đã được ghi nhận .
2.2.2 Làm sao phát hiện doanh thu ảo
2.2.2.1 Hiều rõ chính sách công ty
Cần đọc kỹ và rõ ràng thuyết minh báo cáo của các công ty. Trong các trường hợp đã nêu trên việc công ty ghi nhận doanh thu như thế nào được ghi rõ trong các bản thuyết minh. Quan trọng nhất là việc xem doanh thu của công ty ghi nhận là khi nào, đã cung cấp sản phẩm hay chưa, nó được công nhận tại thời điểm giao hàng hay kết thúc hợp đồng. Mặt khác việc ghi nhận doanh thu của công ty có kèm theo các khoản dự phòng, chi phí đào tạo, lắp đặt chưa, các khoản về giảm giá khi khách trả lại hàng ... Tất cả các điểm này cần được làm rõ trong báo cáo tài chính.
2.2.2.2 Xem các khoản phải thu
Doanh thu được ghi nhận trước hay doanh thu ảo thì hầu như là các khoản chưa thu được điều này làm ảnh hưởng tới tài khoản phải thu và các chỉ số liên quan. Nếu đem báo cáo tài chính ra phân tích điều này được thấy rõ nhất qua chỉ số vòng quay khoản phải thu (Account Receivable Turnover Ratio) = Doanh thu / Bình quân khoản phải thu. Chỉ số này càng thấp thì thì các khoản chưa thu được càng cao, nếu một công ty có vấn đề về doanh thu thì khoản phải thu là vấn đề đáng để xem xét, một chỉ số nữa là kỳ A/R days cho biết mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu, các công ty ghi nhận doanh thu trước hay doanh thu ảo khoản này sẽ cao hơn bình thường. Sunbeam Corp sử dụng chính sách cứng trong kế toán( Agressive Accounting), doanh thu bán tăng 18,7% trong năm 1997 kéo theo tăng 38,5% các khoản phải thu và kỳ thu tiền tăng tới 92,3 ngày so với 79 ngày năm 1997.
2.2.2.3 Phải thật kỹ lưỡng
Việc phân tích báo cáo tài chính qua các năm cũng khó có thể chỉ rõ được hành vi kế toán sáng tạo. Khi một công ty cố tình gian lận với việc ghi nhận doanh thu, tài khoản phải thu chưa chắc đã tăng lên, thay vào đó là “các khoản khác” thay vào đó được tăng lên. Việc tăng khoản phải thu được thay bằng việc tăng “các khoản khác” chắc chắn không phải là tiền hay đầu tư vì các khoản này dễ dàng để xác minh chính xác. Tài khoản có thể loại bỏ tiếp theo là hàng tồn kho. Thay đổi hàng tồn kho dẫn tới thay đổi nhiều tài khoản khác nên có thể loại bỏ. Các tài khoản khả dụng là máy móc, thiết bị, các khoản khó kiểm tra hơn. Để phát hiện các trường hợp này cần theo dõi sự thay đổi bất thường trong các khoản tài sản. Nhà đầu tư không những chỉ xem xét báo cáo của riêng một công ty đó mà cần xem xét của tất cả công ty trong ngành để xem được những biến động trong chỉ số, trong doanh thu có phải là biến động chung của ngành hay chỉ là biến động của một công ty riêng biệt. Mọi điểm tăng giảm bất thường hoặc những điểm tăng quá đều hoặc giảm quá đều đều phải được xem xét kỹ lưỡng không được bỏ sót.
2.3 Sử dụng chính sách vốn hoá
2.3.1 Gian lận khi vốn hoá
Việc sử dụng chính sách vốn hoá nhằm việc cắt giảm chi phí là việc rất nhiều công ty đã làm. Nhưng việc thực hiện kế toán sáng tạo là khi những chi phí “không được vốn hoá” được đem vốn hoá. Khi một chi phí được vốn hoá, việc hạch toán giao dịch này sẽ được đưa vào bảng cân đối kế toán như một loại tài sản không phải là một loại chi phí trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, điều này làm cho chi phí trong kỳ giảm xuống và lợi nhuận tăng lên. Việc sử dụng chính sách vốn hoá còn làm thay đổi báo cáo lưu chuyển tiền tệ, khoản tiền được vốn hoá sẽ thuộc dòng tiền ra của hoạt động đầu tư không phải dòng tiền ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm biến đổi những phân tích của người sử dụng. Vì lý do này, việc vốn hoá đem lại những lợi ích trong việc làm đẹp báo cáo tài chính. Sulcus Computer Corp đã thực hiện vốn hoá chi phí trong các năm 19911992. Công ty đã vốn hoá chi phí khi mua lại một công ty khác và phân bổ thành nhiều kì. Nhiều chi phí khác cũng được vốn hoá như chi phí quản lý doanh nghiệp hay chi phí trả trước, đây là điều mà Corrpro Companies, Inc đã làm. GAAP cho phép những chi phí được vốn hoá là những chi phí liên quan tới xây dựng dở dang hoặc đầu tư tài sản cố định. Các công ty thường vốn hoá những chi phí không liên quan để làm đẹp báo cáo tài chính. Trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam việc vốn hoá chi phí được quy định tại chuẩn mực số 16.
2.3.2 Phát hiện vốn hoá sai
Việc phát hiện sai phạm trong chính sách vốn hoá phụ thuộc vào nhiều yêu tố và đặc trưng của ngành. Vốn hoá chi phí trong những công ty liên quan tới phần mềm, quảng cáo, marketing là những chi phí như nghiên cứu, test, ... .Nhưng những chi phí trong những công ty xây dựng chế tạo máy móc bắt buộc là những chi phí xây dựng căn bản, máy móc dở dang. Việc vốn hoá chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là những yếu tố ngành, từ đó chỉ có những lời khuyên chung cho các nhà đầu tư như sau: Những lời khuyên cho người sử dụng báo cáo tài chính bao gồm : • • • Hiểu rõ chính sách vốn hoá của công ty Kiểm tra chi phí vốn hoá Kiểm tra khoản mục được vốn hoá Các khoản mục được kiểm tra vốn hoá phụ thuộc rất nhiều vào kiểm toán. Kiểm toán viên đóng vai trò lớn trong việc phát hiện sai phạm.
2.4 Ghi nhận sai tài sản và nợ
2.4.1 Ghi nhận sai tài sản
2.4.1.1Ghi nhận sai khoản phải thu
Khoản phải thu(Accounts receivable) là phần quan trong khi phát hiện một doanh thu ảo. Ghi nhận không theo luật dẫn tới một khoản không thể thu trong tài khoản này. Tài khoản này sẽ phát triển hơn cả doanh thu và đương nhiên A/R sẽ nhiều hơn trung bình của ngành và các đối thủ cạnh tranh. Nếu ghi nhận tài khoản phải thu thì một khoản dự phòng nợ xấu sẽ được trích lập. Khi mà có một phần hoặc cả tài khoản phải thu không thể thu được thì khoản này được tính như một chi phí và làm giảm lợi nhuận. Doanh nghiệp muốn làm tăng lợi nhuận có thể báo cáo giảm khoản dự phòng phải thu, nói cách khác báo cáo không chính xác giá trị ròng của khoản phải thu. Một thời gian sau khi những khoản thực sự không thể thu xuất hiện thì bắt buộc một khoản dự phòng phải thêm vào hoặc chi phí phải được ghi nhận. Ví dụ trong năm 1999 Addvocat. Inc đã báo cáo trong bản báo cáo thường niên của họ như sau : “Khoản dự phòng phải thu khó đòi năm 2009 là 7 triệu tăng 4,6 triệu so với năm 1998 vì phải tăng cho các khoản nợ không đòi được và tăng dự trữ cho các khoản nợ trong tương lai”
Một ví dụ của Việt Nam là công ty thép Tiến Lên. Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) gây hoang mang cho nhà đầu tư với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30%. So với kết quả trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương ứng. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành hơn 58 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8 tỷ (29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng. Thực ra nếu tìm cách làm tăng giá trị ròng của khoản phải thu thì việc luôn tồn tại trong đó một khoản không đòi được và điều này vẫn làm tăng khoản phải thu và làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên vì vậy muốn phát hiện gian lận này nên chú ý nhiều tới kỳ thu tiền bình quân như đã nói.
2.4.1.2 Ghi nhận sai hàng tồn kho
Việc cố tình đếm nhầm hàng tồn kho cũng là một hành vi thực hành kế toán sáng tạo. Không ít trường hợp đã xảy ra nhưng những trường hợp này có thể dễ dàng phát hiện. Ví dụ Centennial Technologies, Inc đã thay đổi số thẻ hàng tồn kho để có tình nâng cao số lượng hàng tồn kho. Nhưng các công ty không cần phải cố tình đếm nhầm để tăng lượng hàng tồn kho của mình, có thể làm giảm giá vốn hàng bán làm cho biên lợi nhuận tăng lên và lợi nhuận giữ lại cũng tăng. Comptronix Corp trong năm 1980 đã giảm giá vốn và làm tăng một lượng hàng tồn kho không có trong kho, lượng hàng tồn kho ảo này được chuyển thành tài sản như thiết bị máy móc. Doanh nghiệp đã chuẩn bị một số hoá đơn giả của việc mua máy móc này. Việc này được phát hiện khi xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ giữa tài sản và doanh thu.
2.4.2 Ghi nhận sai nợ
2.4.2.1 Ghi nhận sai nợ trả trước(Accrued Expenses Payable)
Nợ trả trước là các khoản chi phí được ghi nhận nhưng chưa phải trả, điều này dẫn tới một khoản nợ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán bao gồm những khoản như : nghiên cứu chưa trả ,bảo hiểm chưa trả hay tiện ích,mua chưa trả. Khi công ty có một khoản chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh được đánh giá nhỏ hơn dưới dạng phát sinh trước, khi đó lợi nhuận tương lai từ hoạt động kinh doanh sẽ được thúc đẩy. Khi một khoản chi phí khác được trả trước thì khoản nợ này sẽ tăng hoặc khoản nợ này được thanh toán thì báo cáo lợi nhuận sẽ giảm xuống. Lấy ví dụ về Genaral Electric CO. Trong năm 1998 đã đánh giá sai một khoản tiền bảo hành cho “tuabin khí” sử dụng trong nhà máy điện. Do lỗi thiết kế tuabin bị nứt dẫn tới một khoản chi phí thu hồi sản phẩm rất tốn kém. Chi phí thu hồi và sửa chữa khoảng hơn 100 triệu USD đã được ghi nhận trước như là một một vấn đề phát sinh được dự báo trước. Nó trở nên cần thiết để công ty ghi nhận là chi phí đặc biệt và được tích như một khoản nợ phát sinh trước. Khi nợ phát sinh trước bị đánh giá sai thì thì doanh thu có xu hướng tăng nhưng nợ thì lại không tăng cùng một tỷ lệ. Lấy ví dụ như chi phí trả trước phải nộp của MiniScribe Corp trong năm 1986 đã bị đánh giá thấp trong khi doanh thu tăng 62% lên tới $184.9 triệu mà khoản bảo hành lại giảm. Điều này gây vô lý khi các khoản doanh thu tăng mà bảo hành lại giảm.
2.4.2.2Khoản phải trả bị định giá sai ( Account Payable)
Khác với phải trả trước, khoản phải trả phổ biến hơn. Đó là khoản mà sau khi mua hàng tồn kho công ty phải trả nhà cung cấp. Đánh giá sai khoản phải trả trực tiếp ảnh hưởng tới hàng có thể cung cấp được.Nói cách khác đánh giá dưới khoản phải trả dẫn tới đánh giá dưới giá vốn hàng bán điều này làm tăng lợi nhuận của công ty. Nó giống như một hệ thống các tài khoản gian lận hơn là chỉ 2 tài khoản. Guilford Mills thể hiện liên kết chặt chẽ giữa hệ thống tài khoản này. Mỗi tháng đều có những người kiểm soát tới để thực hiện một điều chỉnh phù hợp trong tháng đều có những người kiểm soát tới để thực hiện một điều chỉnh phù hợp trong các khoản phải thu và giá vốn hàng bán bằng việc đơn giản đó là đếm sai số lượng. Accounts payable days và Gross Profit margin là 2 chỉ số quan trọng khi đánh giá sai khoản phải trả và giá vốn. Một cải tiến bất thường trong Profit Margin là một dấu hiệu cho sự điều chỉnh sai giá vốn.
2.4.2.3Trường hợp đặc biệt
Repo là một trường hợp của ghi nhận sai nợ khi mà người bán vay tiền của người mua và dùng tài sản của mình thế chấp bằng cách bán tạm cho người mua và sẽ mua lại sau một thời gian nhất định với mức giá đã thỏa thuận trước. Chính vì vậy, các giao dịch repo là giao dịch tài trợ vốn chứ không phải giao dịch bán tài sản thực sự. Tuy nhiên, Repo 105 là 1 thủ thuật kế toán trong đó doanh nghiệp coi khoản vay ngắn hạn là một giao dịch bán đứt tài sản. Sau đó, doanh nghiệp có thể dùng số tiền mặt thu được để trả nợ và như vậy giảm số thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Lehman Brothers đã giảm số nợ ngay trước khi công bố báo cáo tài chính quý bằng cách sử dụng thủ thuật này. Năm 2008, Lehman Brothers phá sản và thủ thuật Repo 105 bị phát hiện sau khi các cơ quan chức năng giám định sổ sách của hãng. Repo chứng tỏ một điều sau năm 2001 thì công nghệ kế toán sáng tạo ở Mỹ đã không còn lúc nào cũng là ghi nhân sai tài sản và nợ thông qua các tài sản mà nó thực hiện tinh vi hơn khó phát hiện hơn. Điều này nhà đầu tư hoàn toàn trông cậy vào các kiểm toán viên để phát hiện ra sai sót. Tuy các hợp đồng repo này coi khoản vay ngắn hạn là bán đứt nên tới thời điểm buộc phải có những dòng tiền xuất ra ngoài. Điều này có thể thể hiện thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nên về lâu dài có thể phát hiện các hợp đồng repo này.
2.5 Kế toán sáng tạo trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khi nhìn vào một báo cáo tài chính của một công ty có lợi nhuận hoạt động ( operating income ) lớn thì điều này có lợi cho quyết định đầu tư. Công ty có thể cố tình cho lợi nhuận từ những giao dịch không thường xuyên trở thành lợi nhuận hoạt động. Những hoạt động này theo quy định quả kế toán quốc tế: Accounting Principles Board Opinion No. 30, Reporting the Results of Operations “Những sự kiện doanh thu không thường niên hoặc bất thường nên được báo cáo như một phần riêng biệt của lợi nhuận hoạt động và những ảnh hưởng của những giao dịch này nên được ghi trong thuyết minh báo cáo tài chính” Những khoản lợi từ tái cấu trúc, bán tài sản hay phí đặc biệt có là những loại phổ biến trong lợi nhuận hoạt động nhưng những khoản lợi nhuận liên quan tới đầu tư thì không nằm trong khoản này. Những khoản từ kiện tụng, dành được, liên doanh liên kết cũng nằm trong lợi nhuận hoạt động và cả những khoản giảm tài sản khác nữa.
Thực tế nhiều khoản mục trong lợi nhuận hoạt động là những khoản mục liên quan tới hoạt động nhưng không thường kỳ tức là không xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Chính vì điểm này nên thực tế ra con số của lợi nhuận hoạt động có thể ở mức khiêm tốn hơn. Biện pháp tốt nhất để xem thực chất lợi nhuận hoạt động của công ty là bao nhiêu là xem các thuyết minh và xem thực chất nó được ghi nhận những khoản nào. Doanh thu từ hoạt động chính là doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm những khoản có chu kỳ và những khoản không có chu kỳ. Nếu chỉ tính những khoản có chu kỳ như doanh thu từ hoạt động bán hàng thì con số lợi nhuận hoạt động sẽ không như doanh nghiệp báo cáo. Việc này không ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng nhưng sẽ ảnh hưởng tới cách nhìn tổng thể của nhà đầu tư vào doanh nghiệp kể cả khi đưa ra phân tích thì những con số này cũng không thể đạt mục đích tối đa. Từ đó nhà đầu tư cần biết được những khoản nào là doanh thu từ hoạt động kinh doanh thuần, những khoản nào mang lại lợi nhuận nhưng lại không được tính là hoạt động kinh doanh. 2.6 Gian lận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.6.1 Hành vi làm đẹp trên báo cáo lưu chuyểnThực ra nhiều nhà đầu tư nhất là những nhà đầu tư nghiệp dư thường không chú ý nhiều tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhưng khi phân tích một báo cáo tài chính thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng. Khi thực hiện hành vi kế toán sáng tạo với những hành vi gian lận như ghi nhận sai doanh thu, khoản phải trả, phả nộp thì báo lưu chuyển tiền tệ lộ ra những điểm yếu từ đó có thể phát hiện được gian lận, thúc đẩy lợi nhuận ghi nhận doanh thu ảo hay ghi nhận sai giá trị hàng, thúc đẩy lợi nhuận gộp nhưng khó lòng thay đổi dòng tiền. Nếu chúng ta nhìn ví dụ nổi tiếng nhất trong lịch sử kế toán là Enron thì từ năm 1997 khi lợi nhuận luôn đạt mức cao trong cả 4 quý thì ngược lại dòng tiền tự do có tới 3 quý âm. Những báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng có thể bị làm đẹp điều này là đúng. Báo cáo nghiên cứu của Broome [2004, pp.1819] đã chỉ ra rằng, trong hầu hết các vụ bê bối trên, đều thấy sự xuất hiện của ‘lỗi’ phân loại hoạt động trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đặc biệt là tình huống phân loại nhầm dòng tiền ‘ra’ và ‘vào’ với mục đích ‘làm đẹp’ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư.
Ví dụ như đối với trường hợp của Tyco: Thực tế cho thấy năm 2001 và 2002, thu nhập trên cổ phiếu (EPS – Earning per Share) của Tyco giảm mạnh, do đó Ban giám đốc của Tyco đã ‘hướng’ sự chú ý của nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích vào ‘dòng tiền tự do’ vô cùng dồi dào của mình. Ban giám đốc đã làm mọi cách để tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, từ đó tạo nên ‘dòng tiền nhàn rỗi’. Theo thống kê, Tyco đã thực hiện việc mua đi bán lại hợp đồng về ‘chuông bảo vệ’, dòng tiền ra cho hoạt động này (hơn 800 triệu đô la Mỹ) được phân loại vào hoạt động đầu tư, trong khi đó dòng tiền vào cho hoạt động này được phân loại vào hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Tyco thực hiện vay các cá nhân chủ chốt trong Công ty hàng chục triệu đô la Mỹ, dòng tiền vào được phân loại là dòng tiền vào của hoạt động kinh doanh thông thường. Sau đó Tyco dường như ‘quên’ các khoản vay, coi việc trả nợ các khoản vay như một khoản ‘bồi hoàn’ cho từng cá nhân, và dòng tiền ra này được phân loại vào hoạt động đầu tư.
Trường hợp của “Dynegy và Qwest Communications International”: Nửa đầu năm 2002, Dynegy đã thực hiện lập lại Báo cáo tài chính 2001 với lý do phản ánh tác động của giao dịch về mua bán khí gas tự nhiên phức hợp. Giao dịch này (được Dynegy gọi là ‘round trip trade’) bản chất là hợp đồng trao đổi tài sản và nguồn lực giữa Dynegy và một số công ty khác cùng lĩnh vực, theo đó Dynegy sẽ thực hiện việc mua bán thông qua trao đổi nguồn khí tự nhiên với các công ty khác. Với mục đích tăng doanh thu và lợi nhuận thuần, Dynegy đã hạch toán ‘khía cạnh’ bán vào doanh thu thông thường, trong khi đó hạch toán ‘khía cạnh’ mua vào hoạt động đầu tư, và từ đó nguồn tiền thu vào sẽ được hạch toán vào dòng tiền vào của hoạt động kinh doanh thông thường, và dòng tiền chi ra sẽ được hạch toán vào hoạt động đầu tư. Qwest cũng thực hiện những ‘thủ thuật’ tương tự như Dynegy, chỉ khác là Qwest thực hiện trao đổi tài sản (trong khi Dynegy trao đổi khí tự nhiên). Năm 2001, Qwest đã thực hiện trao đổi tài sản với rất nhiều công ty khác như Global Crossing, FLAG Telecom Holdings, Cable & Wireless … với giá trị trao đổi khá lớn (ví dụ với Global Crossing là gần 100 triệu đô la Mỹ). Các hãng sản xuất ôtô như General Motor , Ford , Haley Davidson bán các sản phẩm thông qua các đại lý mua buôn. Các hãng này có thể cho các đại lý vay tiền, sau đó họ sử dụng số tiền này để mua ô tô của họ.Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2003 của các hãng sản xuất ô tô này, khoản tiền cho các đại lý vay được báo cáo là dòng tiền ra của hoạt động đầu tư và khoản tiền thu vào từ bán oto cho đại lý thì được báo cáo là dòng tiền của hoạt động kinh doanh như vậy trong tổng số 7600 triệu USD lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của GM có 4.058 triệu USD thu từ các đại lý mua buôn của hãng theo phương thức IOU. Ford có 2.878 triệu USD trong tổng 20.195, Haley có 134 triệu USD khoản tiền tương tự trong 936 triệu USD lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh của họ. Các nhà phân tích cáo buộc các hãng sản xuất oto đã báo cáo lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh quá với thực tế. ( Nguồn : Jonathan Weil . “Cash Flow Never Lies”)
Trường hợp của Adelphia Communication Corporation và WorldCom: Hai công ty này lại có ‘thủ thuật’ khác để tăng dòng tiền thuần của hoạt động kinh doanh thông thường, đó là vốn hóa chi phí nhân công (Adelphia đã vốn hóa gần 40 triệu đô la Mỹ tiền chi phí nhân công), từ đó dòng tiền ra đã được chuyển từ hoạt động kinh doanh thông thường sang hoạt động đầu tư.
2.6.2 Đánh giá kế toán sáng tạo trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Những tình huống trên cho thấy tính hữu dụng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Điều này có nghĩa là: Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp rất dễ phân loại sai luồng tiền, và hầu hết là tăng dòng tiền thuần của hoạt động kinh doanh thông thường (bằng cách chuyển dòng tiền ra của hoạt động này sang hoạt động đầu tư, hoặc chuyển dòng tiền vào của hoạt động đầu tư sang hoạt động kinh doanh thông thường), người đọc báo cáo sẽ cảm thấy ‘yên tâm’ hơn khi nhìn thấy hoạt động kinh doanh thông thường tốt (Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có lãi và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với dòng tiền của hoạt động kinh doanh dương), đồng thời với hoạt động đầu tư đầy triển vọng (dòng tiền ra khá lớn, do đó có thể kỳ vọng trong tương lai sẽ thu lại nhiều hơn). Nên nhà đầu tư cần xem xét những dòng nào có thể là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh . Ngoài dòng tiền hoạt động kinh doanh thuần nên xem xét một cách tổng quát cả dòng tiền từ hoạt động tài chính, dòng tiền hoạt động đầu tư và dòng tiền tự do. Nếu một công ty thực hiện hành vi sáng tạo khi cố tình phân loại dòng tiền từ hoạt động khác vào hoạt động kinh doanh thì dòng tiền tự do của công ty vẫn âm. Xem xét thật kỹ các công ty có dấu hiệu gian lận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì dòng tiền đầu tư qua các năm âm và dòng tiền hoạt động không đủ để chi chả lại khoản này trong nhiều năm. Từ đó dẫn tới phát hiện sai phạm.
2.7 Thu dọn tàn tích
Giả sử những báo cáo này chót lọt không bị phanh phui, thì “tàn tích” của hành vi gian lận cũng sẽ phải được dọn dẹp. Các công ty ghi nhận doanh thu ảo, hay ghi nhận sớm tiền không về hàng hoá bị trả lại. Kỳ sau sẽ gánh chịu và sẽ là một canh bạc lớn nếu cứ tiếp tục chơi trò chơi này trong nhiều năm, Enron là ví dụ điển hình khi chơi trò trơi này trong nhiều năm. Với Enron mọi chuyện sẽ không tệ tới mức này nếu như họ công bố lỗ ngay từ những năm đầu. Việc báo cáo lỗ sau nhiều năm lãi là trường hợp bất đắc dĩ khi thu dọn tàn tích. Lợi dụng các thương vụ M&A để che dấu các khoản nợ là một cách hay hơn để thu dọn. Thực ra đây là cách khôn ngoan khi mà thay bằng cho nhà đầu tư thấy các khoản nợ trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp các thương vụ sát nhập mua lại coi như là một khoản đầu tư để che dấu lỗ. Olympus – người khổng lồ của ngành công nghệ Nhật Bản – đã có nhiều năm giấu lỗ bằng cách sử dụng phương pháp này. Theo thông cáo của Olympus, hãng này chỉ phát hiện ra vụ gian dối khi hợp tác với một ủy ban thứ ba để điều tra về các giao dịch bất minh trên liên quan đến hợp đồng mua sắm thiết bị y tế của tập đoàn Anh trị giá 2,2 tỉ USD hồi năm 2008. Trong gói chi trả này bao gồm khoản tiền tư vấn khổng lồ 687 triệu USD cùng khoản tiền 773 triệu USD cho 3 công ty trong nước thực chất được sử dụng để che giấu thua lỗ trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Khoản đầu tư vào 3 công ty trong nước đã hầu như bị xóa đi chỉ vài tháng sau khi hợp đồng kết thúc.
The end
Nguồn: Internet