Phần mềm tốt nhất cho Doanh nghiệp quản lý chuỗi bán lẻ

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
BRAVO 7 ERP-VN và Bài toán đặc trưng tại DN chuỗi bán lẻ


Trước khi đi vào giải quyết vấn đề, BRAVO xin cung cấp tới bạn đọc 04 vấn đề cơ bản khiến cho các doanh nghiệp bán lẻ lúng túng khi quản lý đó là:

- Quản trị tài chính chuỗi cửa hàng;
- Quản lý nhân viên bán hàng;
- Kiểm soát hàng hoá;
- Quản lý khách hàng.


Công ty TNHH Thương mại BOO (BOO) - một trong những công ty lớn về sản xuất và phân phối các sản phẩm thời trang. Với hệ thống cửa hàng lớn, việc quản lý các hoạt động bán hàng tại đây được quan tâm đặc biệt. Nhằm đảm bảo vận hành tốt hoạt động và nâng tầm tính chuyên nghiệp – đẳng cấp cho thương hiệu, tháng 2/2017 vừa qua, BOO đã tin tưởng lựa chọn Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO làm đối tác cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP-VN.

cua-hang-boo.jpg

BOO sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng với giới yêu thích thời trang

Hệ thống ERP-VN tại BOO được triển khai cho: Bộ phận Bán hàng và Dịch vụ khách hàng, Bộ phận Mua hàng, Bộ phận Kho, Bộ phận Nhân sự - Tiền lương, Bộ phận Tài chính – Kế toán.

Với bộ phận Mua hàng: Yêu cầu được đặt ra: mua hàng nguyên phụ liệu cho gia công, mua hàng gia công và mua hàng dịch vụ hành chính, sửa chữa. Với BOO, bộ phận mua hàng phải phối hợp được với bộ phận Sản phẩm để thiết lập định mức tồn trữ tối thiểu và tối đa cho từng loại nguyên phụ liệu.

Với bộ phận Kho: Phần mềm đã đảm bảo được yêu cầu về điều phối hàng hóa, quản lý kho cũng như quản lý Logistic và giao nhận.

Với bộ phận Nhân sự: Hệ thống của BRAVO giúp BOO quản lý được các vấn đề về hợp đồng lao động, bảo hiểm, quản lý công việc, quản lý cấp phát đồng phục, chấm công, lương…

• Với bộ phận Kế toán tài chính: Hệ thống BRAVO đã kế thừa được dữ liệu của tất cả các phân hệ còn lại nhằm quản lý và lên các báo cáo phù hợp.

• Bộ phận phận bán hàng và dịch vụ khách hàng: Đây là bộ phận vô cùng quan trọng và cần được quản lý tốt đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán lẻ. Với BOO, phần mềm BRAVO đã hỗ trợ tốt được yêu cầu tại đây như:

- Import (Nhận dữ liệu) kế hoạch bán hàng (dạng Excel) vào phần mềm để theo dõi.

Với hệ thống nhiều cửa hàng, đa dạng về mặt sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi được áp dụng liên tục, lại khác nhau tại các vùng miền hay đối tượng khách hàng. Hệ thống BRAVO đã thiết lập để BOO có thể khai báo chương trình khuyến mại, chiết khấu. Khai báo, nhằm cập nhật được bảng giá sản phẩm, chính sách khuyến mại, chiết khấu theo từng mặt hàng, nhóm hàng, cửa hàng, vùng miền, từng đối tượng khách hàng/nhóm đối tượng khách hàng. Tự động cập nhật giá, chính sách khuyến mại theo thời gian hiệu lực của chương trình.

- Thực hiện bán hàng: Phần mềm BRAVO xử lý POS tại cửa hàng.

- Nhận dữ liệu từ văn phòng công ty mẹ về từng cửa hàng (theo cơ chế tự đồng bộ đã thiết kế cập nhật): Bảng giá, chính sách, mã vật tư, mã khách hàng, mã cửa hàng.

- Bán hàng theo chính sách Công ty ban hành, một số thủ tục khi thực hiện bán hàng trên phần mềm. Đặc biệt, Với BOO ngoài các khách hàng lẻ còn có các khách buôn (nhà phân phối), chương trình cũng tạo các luồng dữ liệu liên quan đến các bộ phận khác như kho hay kế toán để xử lý các đơn hàng bán buôn.

Chính sách Bán hàng cho khách hàng việc quản lý thông tin khách hàng cơ bản như: email, Số điện thoại, Tên, giới tính, ngày sinh, lịch sử giao dịch của khách… nhằm nắm bắt và triển khai các chương trình phù hợp với từng khách hàng được tiến hành thuận lợi. Đặc biệt, BRAVO tích hợp được tính năng chính sách bán hàng cho nhân viên và liên kết với phân hệ nhân sự để tính lương. Đó là ưu điểm của việc sử dụng hệ thống ERP, vì các phòng ban có thể kết nối, kế thừa dữ liệu của nhau nhằm quản lý tốt công việc chung.

nghiem-thu-boo-1.JPG

Họp Tổng kết triển khai phần mềm giữa BOO và BRAVO (Hà Nội, ngày 29/11)

>>Họp Tổng kết triển khai, nghiệm thu phần mềm ERP BRAVO tại BOO.

Với việc nắm vững các bài toán đặc trưng của nhiều lĩnh vực khác nhau, cộng với đội ngũ nhân viên Triển khai giàu kinh nghiệm, phần mềm BRAVO đã đáp ứng được các yêu cầu quản trị cụ thể tại từng doanh nghiệp. Với BOO, dự án đã nghiệm thu trong vòng 5 tháng triển khai và hiện tại, phần mềm đã được đưa vào sử dụng ổn định.
 
Phần mềm quản lý bán hàng dành cho siêu thị mini

Với phần mềm quản lý bán hàng siêu thị - mô hình chuỗi hệ thống thì có nhiều điểm khác biệt và đòi hỏi nhiều thứ hơn, bởi nhu cầu quản trị của doanh nghiệp luôn ở mức rất cao vì trong thị trường này mức độ cạnh tranh là rất lớn. Đôi khi sự chênh lệch 100đ giá sản phẩm sẽ là sự khác biệt rất lớn về lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cũng vậy.
Phan-mem-quan-ly-ban-hang-sieu-thi-mini(1).jpeg

Vậy, yêu cầu của một phần mềm quản lý bán hàng siêu thị với mô hình chuỗi hệ thống cũng rất khắt khe, dưới đây có thể liệt kê từ đơn giản đến phức tạp như sau:

- Thống kê số lượng bán hàng hằng ngày

- Thống kê nhập – xuất – tồn chi tiết theo kho (điểm bán) theo mặt hàng

- Thống kê doanh số bán, lãi gộp theo mặt hàng chi tiết theo nhân viên bán hàng

- Thống kê tiền mặt, chi tiết loại tiền hỗ trợ kiểm kê chuyển ca nhanh

- Thống kê hàng hết hạn, sắp hết hạn sử dụng

- Quản lý thông tin thẻ thành viên, tích điểm thành viên

- Chức năng quản lý bảng giá, chương trình khuyến mãi

- Báo cáo phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, biểu đồ so sánh giữa các thời kỳ hỗ trợ nhà quản trị phân tích nguyên nhân tăng/giảm doanh thu của các cửa hàng

- Ngoài ra, ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu đặc thù khác đáp ứng chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

>> Giải pháp BRAVO - POS dành cho chuỗi cửa hàng bán lẻ

Giải pháp BRAVO là một trong những lựa chọn được nhiều khách hàng quy mô lớn lựa chọn. Một trong những ưu thế của giải pháp POS do BRAVO cung cấp là có thể quản lý toàn diện chuỗi cửa hàng với nhiều yêu cầu đặc thù quản lý chuyên sâu và phức tạp. Cộng thêm khả năng tích hợp và mở rộng các phân hệ quản lý ở các bộ phận khác, giúp quy trình quản lý của doanh nghiệp trở nên hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

>>Xem thêm các thông tin chi tiết về phần mềm POS của BRAVO

 
Phần mềm quản lý bán lẻ - POS (BRAVO)



Quản lý bán lẻ (phần mềm POS) là một phân hệ nằm trong hệ thống phần mềm quản trị tổng thể - Giải pháp phần mềm ERP của BRAVO dành cho các doanh nghiệp thương mại đặc biệt các doanh nghiệp có hoạt động mô hình chuỗi cửa hàng.

Phần mềm POS hỗ trợ tác nghiệp: Phòng kinh doanh, (chuỗi các cửa hàng, gian hàng, điểm bán hàng…). Bộ phận kế toán, bộ phận Quản lý kho, Ban Lãnh đạo doanh nghiệp...

>>> Tính năng của phân hệ phần mềm quản lý kho hàng.
Quan-ly-ban-le-POS.png
Phần mềm quản lý bán lẻ BRAVO hỗ trợ người sử dụng:
  • Thiết lập danh sách máy tính (các quầy, cửa hàng), các nhân viên tham gia bán lẻ. Khai báo phân quyền kiểm soát thao tác của nhân viên bán lẻ (không cho phép sửa đổi giá, sửa đổi các giao dịch đã bán… tránh gian lận trong làm việc).
  • Lập và in phiếu mở phiên (quầy), biên bản giao tiền. Có tính năng tự động mở phiên giao dịch.
  • Lập và in các giao dịch hóa đơn bán lẻ (tự tính tiền hàng theo giá bán lẻ, lấy chiết khấu… Ghi nhận tiền khách hàng trả và tiền phải trả lại khách hàng) .
  • Lập và in các giao dịch hàng bán lẻ bị trả lại.
  • Khai báo và quản lý hàng hóa theo mã vạch, theo serial, hình ảnh... Lập và in mã vạch từ phần mềm.
  • Quản lý lượng hàng theo từng kho, điểm bán hàng. Quản lý và theo dõi việc điều chuyển hàng hóa giữa các kho, các vị trí.
  • Thiết lập và quản lý chính sách bán lẻ: giảm giá, chiết khấu, tặng quà… tới từng mặt hàng, nhóm hàng.
  • Quản lý theo dõi khách hàng qua thẻ từ, tích điểm thưởng…
  • Tra cứu xem các thông tin liên quan về từng mặt hàng, từng khách hàng… nhanh chóng và tiện lợi.
  • Thanh toán bằng nhiều cách (Tiền mặt, Thẻ ngân hàng, ví điện tử).
  • Lập và in danh sách các loại tiền nộp khi đóng phiên giao dịch.
  • Thống kê theo dõi trạng thái hóa đơn bán lẻ theo nhân viên thu ngân và theo hình thức thu tiền (tiền mặt, thẻ ngân hàng).
  • Gộp, lập và tự động hạch toán các hóa đơn bán lẻ thành hóa đơn tài chính từ đó lên trực tiếp bảng kê sổ sách kế toán, doanh thu bán hàng, thuế VAT phải nộp…
  • Lập và in báo cáo doanh số bán lẻ (theo ngày, nhân viên, phiên bán hàng, mỗi nhóm khách hàng…), Báo cáo tổng hợp và chi tiết về hàng xuất (theo phiên bán hàng, nhân viên, nhóm khách hàng…), Báo cáo việc lập các hóa đơn thuế VAT (từ nguồn dữ liệu bán lẻ)…
 
Hướng dẫn làm Phần mềm Quản lý bán hàng trên hệ thống BRAVO

Để làm phần mềm quản lý bán hàng trên phần mềm BRAVO 7, gồm các bước sau:

Bước 1. Ghi nhận yêu cầu khách hàng
Chức năng này sẽ ghi nhận yêu cầu ban đầu từ khách hàng. Các yêu cầu này sẽ làm căn cứ để bộ phận bán hàng làm báo giá, hợp đồng cung cấp hàng hóa, sản phẩm tới khách hàng. Các hình thức để nhận thông tin có thể là “Đơn đặt hàng mua”, điện thoại yêu cầu trực tiếp từ khách hàng. Thông tin sau quá trình trao đổi để làm rõ nhu cầu sẽ được nhập vào phần mềm qua tính năng này.

Yen_G9.jpg

Để tăng tốc độ nhập liệu, người dùng chỉ cần nhập tên và địa chỉ. Khi lưu, chương trình sẽ tự động tạo mã khách hàng trong danh mục (và cập nhật lại vào phiếu). Khi có thêm thông tin, người dùng có thể vào danh mục khách hàng để bổ sung cho đầy đủ.

Bước 2. Lập Bảng giá bán hàng
Trên phần mềm quản lý bán hàng BRAVO, chức năng này dùng để thiết lập bảng giá bán của các mặt hàng. Khi lập hóa đơn bán hàng, chương trình sẽ tự động lấy ra giá bán dựa theo bảng giá gần nhất của mặt hàng đó.

Người dùng có thể tự động đặt đơn giá bán mới sẽ tăng/ giảm bao nhiêu % so với giá bán hiện thời hoặc so với giá vốn trung bình bằng cách nhập số % điều chỉnh vào ô “Tự điều chỉnh giá mới so với giá hiện thời” (hoặc so với giá vốn TB).

Yen_G9_0.jpg

Bước 3. Lập Báo giá
Bước thứ 3, tiến hành lập báo giá chào hàng về các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Báo giá có thể được lập dựa trên phiếu “Yêu cầu khách hàng”.

Yen_G9_1.jpg

Bước 4. Đặt hàng bán (SO)
Sau khi có nhu cầu từ khách hàng, tiến hành lập đơn hàng bán. Đơn hàng bán sẽ là căn cứ để nội bộ doanh nghiệp thực hiện các công việc nhằm đáp ứng nhu cầu từ khách hàng.

Bước 5. Hợp đồng bán
Trong phần hướng dẫn cách làm phần mềm quản lý bán hàng trên phần mềm BRAVO, cần chú ý tới phần thiết lập Hợp đồng bán. Hợp đồng là cam kết pháp lý giữa người mua và người bán. Trên phần mềm BRAVO, người dùng có thể soạn thảo và in hợp đồng từ phần mềm. Các thông tin trên hợp đồng đa số đều có trên Đơn hàng bán.

Bước 6. Hóa đơn bán hàng
Yen_G9_2.jpg

- Trên chương trình, Hóa đơn bán hàng sẽ kiêm phiếu xuất. Vì vậy, người dùng không cần lập thêm phiếu xuất kho và không cần nhập giá trị tiền vốn, chương trình sẽ tự động áp giá sau khi tính giá vốn vật tư, hàng hóa, thành phẩm xuất kho bằng chức năng “Tính giá vốn” của chương trình.

Nếu doanh nghiệp có lập phiếu xuất kho song song với hóa đơn thì trên hóa đơn bỏ trống mã kho để chương trình chỉ lấy số liệu của phiếu xuất để tính toán tồn kho.

- Nếu hóa đơn không đồng thời là phiếu xuất kho thì ta sẽ bỏ trống cột mã kho trong hóa đơn và lập một phiếu xuất độc lập khác khi hàng xuất ra khỏi kho.

Bước 7. Hàng bán bị trả lại
Khi hàng bán bị trả lại, cần làm 3 định khoản gồm:

- Định khoản doanh thu hàng bán bị trả lại tài khoản 531.

- Định khoản giá vốn đúng bằng giá vốn của hóa đơn xuất.

- Định khoản thuế (nếu có).

Cách làm phần mềm quản lý bán hàng đối với mục Hàng bán bị trả lại như sau:

Bước 1: Mở màn hình cập nhật chứng từ phiếu hàng bán bị trả lại;

Bước 2: Cập nhật các thông tin trên đầu phiếu (số chứng từ, ngày chứng từ, đối tượng…);

Bước 3: Kích đúp vào nút “Lấy chi tiết hóa đơn bán hàng” tại khung bên trái, chương trình sẽ liệt kê một danh sách các hóa đơn của đối tượng đó;

Bước 4: Tích chọn những hóa đơn có hàng bị trả lại. Sau khi chọn xong, nhấn nút “Close” trên cùng bên phải để chương trình tự động lấy thông tin những vật tư, hàng hóa trong các hóa đơn đó;

Bước 5: Nhập số lượng bị trả lại của từng mặt hàng;

Bước 6: Nhấn lưu để hoàn tất.

Bước 8. Thu tiền khách hàng
Ghi nhận thanh toán của khách hàng có thể qua tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt. Trong quá trình nhập liệu cần chú ý đến tài khoản công nợ phải thu, mã đối tượng phải khớp với trên hóa đơn. Để chọn hóa đơn có hạn thanh toán, sau khi nhập đầy đủ dữ liệu trên lưới, ta dùng chuột bấm vào nút có dấu cộng (+) ở cột đầu tiên (bên trái cột Giao dịch). Chương trình sẽ tự động tìm kiếm các hóa đơn chưa tất toán có trùng tài khoản và đối tượng trên dòng đó. Dùng chuột chọn vào cột Thanh toán và nhập số tiền vào cột Trả tiền.

>> Xem thêm: Tổng quan về phân hệ phần mềm quản lý bán hàng trên Phần mềm BRAVO.
 
Sơ đồQuản lý hàng tồn kho theo hạn sử dụng

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt việc kinh doanh nhà hàng khách sạn, công tác quản lý bảo quản thực phẩm là khâu vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu thực phẩm có hạn sử dụng rất ngắn, nếu người quản lý kho không theo dõi xử lý kịp thời có thể phải hủy bỏ. Dẫn đến chi phí cho Bếp rất cao, ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

Dưới đây là sơ đồ quy trình quản lý hàng tồn kho theo hạn sử dụng:
quy-trinh-quan-ly-hang-ton-kho(1).PNG
>> Xem chi tiết diễn giải sơ đồ.
 
Lưu ý kế toán cần hoàn thành các công việc này trong tháng 12/2018

Thông báo tình hình biến động LĐ trong doanh nghiệp

thong-tin-danh-cho-dan-ke-toan.jpg



Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 11/2018
Đây là quy định đối với doanh nghiệp khai thuế theo tháng.

Nộp hồ sơ khai thuế TNCN, GTGT
Đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng là những doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế phải thực hiện nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Trích nộp tiền BHXH bắt buộc

Nộp kinh phí Công đoàn theo mức phí được uy định là:

- Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Cụ thể:

Số tiền KPCĐ phải nộp = 2% X Tổng số tiền lương của tất cả nhân viên tham gia BHXH.

Chú ý: Đó là mức đóng kinh phí công đoàn đối với DN.

- Nếu nhân viên tham gia tổ chức công đoàn cơ sở (Công đoàn cơ sở có thể được thành lập tại DN) thì nhân viên phải đóng thêm Đoàn phí công đoàn là: 1% mức tiền lương tham gia BHXH.

- DN có thể được lấy lại 65% số tiền Kinh phí công đoàn đã đóng -> Nếu có đầy đủ chứng từ thanh toán tiền cho NLĐ (Như chi thăm ốm đau, thăm hỏi sinh đẻ ...).

Năm tài chính 2018 sắp kết thúc, các nhân sự trong doanh nghiệp cần lưu ý kỹ những vấn đề này để hoàn thành tốt công việc của mình. Đồng thời cũng cần nắm vững những quy định mới đã ban hành của năm 2018 để đảm bảo các thông tin, hoạt động của doanh nghiệp không bị mắc sai sót gì.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top