Phần mềm kế toán Excel

Hathuong

Càng nhìn càng yêu
Hội viên mới
Các pác ui cho em hỏi chút nha. Em load phần mềm kế toán excel nhưng khi cài chạy được một thòi gian thì chương trình báo hết hạn dùng thử. Em thấy đề là phần mềm miễn phí. Vậy bây giò làm thế nào để chạy tiếp chương trình nnày a? Ai biết méch em với?:hurray:
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Các pác ui cho em hỏi chút nha. Em load phần mềm kế toán excel nhưng khi cài chạy được một thòi gian thì chương trình báo hết hạn dùng thử. Em thấy đề là phần mềm miễn phí. Vậy bây giò làm thế nào để chạy tiếp chương trình nnày a? Ai biết méch em với?:hurray:

Theo em biết hầu như các phần mềm trên mạng đều có giới hạn thời gian sử dụng.Khi down về sao chị ko nhìn cho kỹ.
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Excel thì làm seo hết hạn dùng thử được? Có thể là do hết công thức thôi.
Hathuong thử insert thêm hàng và kéo lại công thức xem sao.
Hay office của hathuong chưa đăng ký?
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Mình nghĩ bạn nên đề xuất sếp mua cái phần mềm kế toán đi. Tại vì cái này cũng không mắc lắm, xài lại an tâm hơn.
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Mình nghĩ bạn nên đề xuất sếp mua cái phần mềm kế toán đi. Tại vì cái này cũng không mắc lắm, xài lại an tâm hơn.

Công ty mình vừa mới thành lập, sếp nói xem phần mềm nào ổn ổn thì mua về dùng, nhưng bạn mình lại khuyên là mới đầu thì chưa nên mua phần mềm, cứ làm trên excel đi đã, khi nào thạo thì dùng phần mềm cũng được. Các bạn tư vấn cho mình nên mua luôn hay từ từ hãy mua
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Mình nghĩ bạn nên sử dụng excel thôi. Cty mới thành lập ko có nhiều nghiệp vụ.
Làm trên excel để kiến thức kế toán thêm vững.
Có nhiều PM viết trên excel mình thấy rất hay. Có những cái PM kế toán ko thay thế được.
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Theo mình công ty đã thành lập thì cho nhân viên kế toán sử dụng phần mềm có bản quyền để thành thạo trong lĩnh vực kế toán, chơ ngành thuế kiểm tra thấy sai thì không từ công ty mới thành lập đâu? mình nghĩ thành lập công ty được phầm mềm kế toán đáng là bao? chúc bạn thành công trong cuộc sống nhé
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Mình nghĩ bạn nên sử dụng excel thôi. Cty mới thành lập ko có nhiều nghiệp vụ.
Làm trên excel để kiến thức kế toán thêm vững.
Có nhiều PM viết trên excel mình thấy rất hay. Có những cái PM kế toán ko thay thế được.

Bạn có PM nào hay dùng cho hình thức Nhật ký chung không. Mình đang rất cần. Nếu có xin gửi cho mình theo ĐC ngaluuhuynh@yahoo.com.vn. Xin cảm ơn.
Mình mới vào làm kế toán ở công ty cũng mới thành lập không lâu, cũng không có nhiếu nghiệp vụ.
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Em đang tìm biển mẩu kế toán Excel theo quyết định 48, nhật ký chung, A/C nào có cho Em xin!!!
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Mình nghĩ bạn nên sử dụng excel thôi. Cty mới thành lập ko có nhiều nghiệp vụ.
Làm trên excel để kiến thức kế toán thêm vững.
Có nhiều PM viết trên excel mình thấy rất hay. Có những cái PM kế toán ko thay thế được.

Luyên thuyên quá
Tui làm kế toán cell chả phải kiệt suất nhưng không ít người ngưỡng mộ (tự phụ tí nhé)
nhưng nói thẳng luôn là chả thể bằng phần mềm được
Cái bạn gì đó nên dùng phần mềm đi
đỡ nhiều thời gian mà nghĩ đến việc khác
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Hathuong ơi theo mình nghĩ thì bạn nên mua phần mềm về làm đi vì sử dụng tiện hơn làm trên excel nhiều.
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế - Phần 1
(Cập nhật: 24.03.2008 11:50)

Các tập đoàn lớn thường cần báo cáo lập theo IFRSs
Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Về cơ bản các chuẩn mực đã đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn trong quá trình lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với xu thế đầu tư nước ngoài gia tăng trong điều kiện hội nhập, các tập đoàn đa quốc gia có cơ sở tại Việt Nam thường yêu cầu các chi nhánh hoặc công ty con tại Việt Nam trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs).


Để đáp ứng yêu cầu đó, Deloitte Vietnam đã phát hành cuốn sách “Tóm tắt so sánh IFRS và VAS". Ban Biên tập web xin trích giới thiệu nội dung cuốn sách với bạn đọc.







I/ IAS – Quy định chung và VAS - Chuẩn mực chung










1) Việc áp dụng các quy định chung của IAS/IFRS



IAS: Các quy định chung không xây dựng thành một chuẩn mực. Trong một số trường hợp, khi có sự xung đột giữa các chuẩn mực cụ thể và quy định chung thì thực hiện theo các chuẩn mực cụ thể.



VAS: Các quy định chung được xây dựng thành một chuẩn mực.Trường hợp có sự xung đột giữa các chuẩn mực cụ thể và chuẩn mực chung thì áp dụng theo chuẩn mực cụ thể. Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.



2) Mục đích của báo cáo tài chính



IAS: Báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các thay đổi trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho những người đọc báo cáo tài chính đưa ra các quyết định phù hợp.



VAS: Không đề cập vấn đề này.



3) Các yêu cầu cơ bản đối với thông tin tài chính



IAS/VAS: Theo nguyên tắc bản chất quan trọng hơn hình thức, các thông tin tài chính cần được trình bày đúng với thưc tế về hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.



4) Tình hình tài chính



IAS/VAS: Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.



5) Tình hình kinh doanh



IAS/VAS: Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu và Chi phí.



IAS: Việc ghi nhận thu nhập và chi phí theo đó phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp, phụ thuộc một phần vào các khái niệm về vốn và duy trì vốn do doanh nghiệp sử dụng khi lập báo cáo tài chính. Thu nhập và chi phí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để cung cấp thông tin phục vụ quá trình đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.



VAS: Không đề cập vấn đề này.



6) Thu nhập và chi phí



IAS/VAS: Khái niệm thu nhập bao gồm doanh thu và thu nhập khác. Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường. Thu nhập khác bao gồm các thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Chi phí bao gồm các khoản lỗ và các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường và các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường.



IAS: Việc đánh giá lại và trình bày lại số dư Tài sản và Công nợ sẽ ảnh hưởng đễn sự tăng hay giảm của vốn chủ sở hữu nếu các tăng, giảm này thoả mãn khái niệm về thu nhập và chi phí. Theo một số khái niệm cụ thể về duy trì vốn, các thay đổi này sẽ được đưa vào vốn chủ sở hữu như một khoản điều chỉnh duy trì vốn hoặc đánh giá lại.



VAS: Không đề cập vấn đề này.



7) Ghi nhận các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính



IAS: Quy định chung chưa đưa ra một số phương pháp ghi nhận có thể sử dụng ở các mức độ khác nhau và sử dụng kết hợp trong báo cáo tài chính, bao gồm:



· Giá gốc



· Giá đích danh



· Giá trị có thể thực hiện được



· Giá trị hiện tại



VAS: Việc ghi nhận phải căn cứ vào giá gốc và giá trị có thể thực hiện được.



8) Khái niệm về vốn và duy trì vốn



IAS: Quy định chung đưa ra hai khái niệm về vốn đó là khái niệm về mặt tài chính và khái niệm về mặt vật chất. Hai khái niệm này dẫn đến sự khác nhau khi xác định lợi nhuận do có sự khác nhau trong việc xử lý ảnh hưởng của những thay đổi về giá của các tài sản và các khoản công nợ của doanh nghiệp.



VAS: Không đề cập vấn đề này.







II/ IAS 1 và VAS 21 – trình bày Báo cáo tài chính



1) Hệ thống Báo cáo tài chính



IAS: Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:



a) Bảng cân đối kế toán;



b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;



c) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu;



d) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và



e) Các thuyết minh Báo cáo tài chính, bao gồm thuyết minh về các chính sách kế toán chủ yếu và các thuyết minh khác.



VAS: Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:



a) Bảng cân đối kế toán;



b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;



c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và



d) Thuyết minh báo cáo tài chính.



Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày ở thuyết minh báo cáo tài chính.



2) Trình bày trung thực, hợp lý và phù hợp với chuẩn mực



IAS/VAS: Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Việc áp dụng các chuẩn mực, trong mọi trường hợp, nhằm đảm bảo việc trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.



IAS: Tính linh hoạt trong việc áp dụng các chuẩn mực.



VAS: Tính bắt buộc trong việc áp dụng các chuẩn mực, các chính sách và qui định.



3) Các nguyên tắc cơ bản



IAS/VAS: Các nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, bao gồm:



· Hoạt động liên tục;



· Cơ sở dồn tích;



· Nhất quán;



· Trọng yếu và tập hợp;



· Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trù khi một chuẩn mực kế toán khác qui định hoặc cho phép bù trừ.



· Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của các kỳ trước.



4) Trường hợp không áp dụng các yêu cầu



IAS: Trong một số trường hợp đặc biệt, cho phép việc không áp dụng các yêu cầu chung nhằm đảm báo báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý, khi Ban Giám đốc doanh nghiệp thấy rằng việc tuân thủ theo các quy định chung sẽ làm sai lệch báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc không áp dụng theo các qui định chung cần được trình bày.



VAS: Không đề cập vấn đề này. Trong thực tế, các doanh nghiệp phải được sự đồng ý của Bộ tài chính về việc áp dụng các chính sách kế toán có sự khác biệt so với các chuẩn mực.



5) Kỳ báo cáo



IAS/VAS: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập ít nhất cho kỳ kế toán năm. Trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một năm dương lịch và việc thay đổi này cần được thuyết minh.



IAS: Không đề cập vấn đề này. Có thể lập báo cáo tài chính cho giai đoạn 52 tuần vì yêu cầu thực tế nếu báo cao tài chính không có những khác biệt trọng yếu so với báo cáo tài chính lập cho kỳ kế toán năm.



VAS: Không đề cập vấn đề này. Việc lập báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán không được vượt quá 15 tháng.



6) Phân biệt tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn



IAS: Doanh nghiệp có thể lựa chon việc trình bày hoặc không trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp doanh nghiệp không trình bày riêng biệt các tài sản và công nợ ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.



VAS: Tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn phải được trình bày thành các khoản mục riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. trường hợp doanh nghiệp không thể phân biệt được tài sản và nợ phải trả do đặc thù của hoạt động thì tài sản và nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.



7) Ngày đáo hạn của các tài sản và công nợ



IAS: Doanh nghiệp cần trình bày ngày đáo hạn của cả tài sản và công nợ để đánh giá tính thanh khoản và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.



VAS: Không đề cập vấn đề này.



8) Mẫu biểu Bảng cân đối kế toán



IAS: Không đưa ra Bảng cân đối kế toán mẫu.



VAS: Bảng cân đối kế toán được lập phù hợp với các quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này.



IAS/VAS: Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên bảng cân đối kế toán có thể bao gồm:



· Các khoản mục hàng dọc được đưa thêm vào khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán hoặc khi quy mô, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thông tin đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.



· Cách thức trình bày và xắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có thể được sửa đổi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình hình tài chính tổng quan của doanh nghiệp.



9) Trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh



IAS/VAS: Doanh nghiệp cần trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí. Trường hợp do tính chất của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không thể trình bày các yếu tố thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí thì được trình bày theo bản chất của chi phí.



Các thông tin phải được trình bày hoặc trong Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.



10) Cổ tức



IAS/VAS: Doanh nghiệp phải trình bày giá trị của cổ tức trên mỗi cổ phần đã được đề nghị hoặc đã được công bố trong kỳ của báo cáo tài chính.



IAS: Thông tin này có thể trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.



VAS: Thông tin này cần phải được trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.



11) Thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu



IAS/VAS: Doanh nghiệp phải trình bày những thông tin phản ánh sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu:



· Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ;



· Từng khoản mục thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực tiếp vào nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn mực kế toán khác và số tổng công các khoản mục này;



· Tác động luỹ kế của những thay đổi trong chính sách kế toán và những sửa chữa sai sót cơ bản được đề cập trong phần các phương pháp hạch toán quy định trong Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”;



· Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân phối lợi nhuận cho các chủ sở hữu;



· Số dư của khoản mục lãi, lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu niên độ và cuối niên độ và những biến động trong niên độ, và;



· Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn cổ phần, các khoản dự trữ vào đầu niên độ và cuối niên độ và trình bày riêng biệt từng sự biến động.



IAS: Thông tin này có thể trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.



VAS: Thông tin này phải được trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.







III/ IAS 2 và VAS 02 – Hàng tồn kho



1) Hàng tồn kho



IAS: Hàng tồn kho bao gồm:



· Hàng hoá mua về để bán như: các hàng hoá do một đại lý mua về để bán hoặc đất đai và các tài sản khác được giữa để bán;



· Thành phẩm tồn khoá hoặc sản phẩm dở dang;



· Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho phục vụ quá trình sản xuất;



· Chi phí dịch vụ dở dang.



VAS: Tương tự nội dung của IFRS, ngoại trừ việc không đề cập đến trường hợp hàng tồn kho bao gồm cả đất và các tài sản khác được giữ lại để bán.



2) Giá gốc hàng tồn kho



IAS/VAS: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại, không bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái.



3) Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho



IAS: Phương pháp giá đích danh hoặc giá bán lẻ có thể được sử dụng nếu kết quả không chênh lệch với giá thực tế.



VAS: Không đề cập vấn đề này.



4) Phương pháp tính giá hàng tồn kho



IAS: Không cho phép áp dụng phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)



VAS: Cho phép sử dụng phương pháp nhập sau, xuất trước.



5) Ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện



IAS/VAS: Tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.



Các khoản dự phòng có thể phát sinh từ các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể huỷ bỏ trong trường hợp nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.



Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.



IAS: Việc gia giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho (trong một số trường hợp, có thể thực hiện đối với một nhóm các hàng hoá có liên quan).



VAS: Không cho phép ghi giảm giá gốc hàng tồn kho đối vơi một nhóm các hàng hoá.



6) Trình bày trên báo cáo tài chính



IAS: ● Các chính sách kế toán áp dụng bao gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;



· Việc phân loại phù hợp với doanh nghiệp;



· Giá trị có thể thực hiện được, giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho và giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;



· Giá trị hàng tồn kho được cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả;



· Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ hoặc chi phí hoạt động được trình bày theo tính chất của chi phí. Nếu doanh nghiệp trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí thì doanh nghiệp cần trình bày tổng số chi phí hoạt động theo chức năng của chi phí, tương ứng với doanh thu trong kỳ.



VAS: tương tự nội dung của IFRS, ngoại trừ việc không cho phép trình bày chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tính chất của chi phí../

kiemtoan.com.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------
mình post rồi ac ac .thui các bạn xem tạm vậy
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

dit me chung may. dua nao con trinh thi cho tao niem lon
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

- Ban dowload o trang web nao vay ?
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

Minh muon dowload thi vao trang nao vay huong dan dum cho minh nhe xin cam on
 
Ðề: Phần mềm kế toán Excel

em mới đi làm mà công ty mới thành lập anh (chị) có phần mềm hay PM cel nào để em làm về nhập xuất kho, công nợ, thu chi và những nghiệp vụ kế toán khác không. nếu có gửi giúp em vào linhbh2009@gmail.com . em cảm ơn nhé!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top