Phân biệt Chi Phí và phải trả

princesse

New Member
Hội viên mới
Các bạn ơi,
Phân biệt giúp mình: khi nào thì hạch toán vào Chi Phí 621,622,627,641,642; khi nào hạch toán vào Phải trả 331,334?
VD:
TH1: Ngày 5/5, công ty X chi trả tiền lương cho công nhân 20.000.000, tiền lương cho nhân viên bán hàng 4.000.000, cho nhân viên quản lý 7.000.000
--> vậy sẽ hạch toán vào TK334 hay TK622,627,641,642 ???
TH2: Ngày 10/5, công ty Y chi trả 8.000.000 mua thiết bị văn phòng; trong đó 6.000.000 dùng cho bộ phận quản lý, 2.000.000 nhập kho
--> TH này hạch toán vào TK331 hay TK642, 627
Giúp mình hạch toán và phân biệt rõ ràng với
Cảm ơn các bạn nhiều
PTT
 
Ðề: Phân biệt Chi Phí và phải trả

TH1: lương em qua 334 và kết chuyển vào cá TK loại 6 nhé
TH2: mua TB văn phòng trả ngay 8t thì ko qua 331 em nhé
HT:
nợ 642: 6t
nơ 153 2 t
nợ 133
có 111 số thanh toán
anh nói chung vậy vì ko thấy em đề cập đến thuế VAT
 
Ðề: Phân biệt Chi Phí và phải trả

Các bạn ơi,
Phân biệt giúp mình: khi nào thì hạch toán vào Chi Phí 621,622,627,641,642; khi nào hạch toán vào Phải trả 331,334?
VD:
TH1: Ngày 5/5, công ty X chi trả tiền lương cho công nhân 20.000.000, tiền lương cho nhân viên bán hàng 4.000.000, cho nhân viên quản lý 7.000.000
--> vậy sẽ hạch toán vào TK334 hay TK622,627,641,642 ???
TH2: Ngày 10/5, công ty Y chi trả 8.000.000 mua thiết bị văn phòng; trong đó 6.000.000 dùng cho bộ phận quản lý, 2.000.000 nhập kho
--> TH này hạch toán vào TK331 hay TK642, 627
Giúp mình hạch toán và phân biệt rõ ràng với
Cảm ơn các bạn nhiều
PTT

TH1 : N621 : 20.000.000
N641 : 4.000.000
N642 : 7.000.000
C 334 : 31.000.000

N334/C111 : 31.000.000

TH2 : N627 : 2.000.000
N642 : 6.000.000
C111 : 8.000.000 ( NẾU THANH TOÁN = TM )
C331 : 8.000.000 ( NẾU TRẢ TIỀN SAU )
 
Ðề: Phân biệt Chi Phí và phải trả

Cảm ơn các anh chị và các bạn nhiều
Em hỏi thêm chút
TH1: có thể gộp 2 bút toán và HT như sau không?
N621 : 20.000.000
N641 : 4.000.000
N642 : 7.000.000
C111: 31.000.000
 
Ðề: Phân biệt Chi Phí và phải trả

- Bạn ơi nếu không đưa vào 334 thì làm sao biết là tiền lương hả bạn
Do vậy bạn ko thể kết hợp 2 bút toán này lại được nha bạn .
 
Ðề: Phân biệt Chi Phí và phải trả

Các bạn ơi,
Phân biệt giúp mình: khi nào thì hạch toán vào Chi Phí 621,622,627,641,642; khi nào hạch toán vào Phải trả 331,334?
VD:
TH1: Ngày 5/5, công ty X chi trả tiền lương cho công nhân 20.000.000, tiền lương cho nhân viên bán hàng 4.000.000, cho nhân viên quản lý 7.000.000
--> vậy sẽ hạch toán vào TK334 hay TK622,627,641,642 ???
TH2: Ngày 10/5, công ty Y chi trả 8.000.000 mua thiết bị văn phòng; trong đó 6.000.000 dùng cho bộ phận quản lý, 2.000.000 nhập kho
--> TH này hạch toán vào TK331 hay TK642, 627
Giúp mình hạch toán và phân biệt rõ ràng với
Cảm ơn các bạn nhiều
PTT

Hạch toán:
*TH1:
- Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân:
Nợ TK 622/627: 20.000.000; TK641: 4.000.000; TK642: 7.000.000
Có TK334: 31.000.000
- Khi trả tiền lương cho công nhân, hạch toán:
Nợ TK334: 31.000.000
Có TK111, 112: 31.000.000
*TH2:
- Nếu mua hàng trả tiền ngay:
Nợ 642: 6.000.000; TK 153: 2.000.000
Có TK 111,112: 8.000.000
- Trường hợp khi trả tiền mua hàng còn nợ, hạch toán:
Nợ TK 331: 8.000.000
Có TK 111/112: 8.000.000

:thumbup:
 
Ðề: Phân biệt Chi Phí và phải trả

Các bạn ơi,
Phân biệt giúp mình: khi nào thì hạch toán vào Chi Phí 621,622,627,641,642; khi nào hạch toán vào Phải trả 331,334?
Hệ thống Tài Khoản kế toán Việt Nam được chia (phân loại, phân nhóm) theo nội dung kinh tế.
Mỗi tài khoản thể hiện 1 vấn đề mà người quản lý quan tâm.
Chẳng hạn cuối năm nhìn số phát sinh TK334 ta có thể biết rằng trong năm ta đã chi phí về tiền lương là bao nhiêu.

Nói cách khác, Hệ thống tài khoản mà Nhà nước quy định sẵn là hệ thống các vấn đề kinh tế mà nhiều người quan tâm (Thuế, Giám đốc, cổ đông, chủ nợ ...). Vậy ta cần thể hiện vào tài khoản đó khi có phát sinh về nội dung đó.

Ví dụ TH2 hạch toán vào TK331 "Thanh toán với người bán" thì ta xem xét vấn đề : có chuyện nợ nần gì với nhau hay không? Hay là mua đứt bán đoạn, tiền trao cháo múc, xong rồi thì ai đi đường nấy, hồn ai nấy giữ... khi đó thì không cần theo dõi TK331 làm gì. Ngược lại dù tiền đã trả, hàng đã nhận nhưng sau này có thể còn gặp lại nhau, còn vấn vương tơ lòng, còn nhiều ân oán giang hồ với nhau ... thì thể hiện vào TK331 để sau này ta có thể nhìn lại lịch sử dấu tích xưa kia mà xử đẹp....
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top