Ông già Noel xin tiền khách trên phố

Kẻ Hành Khất

Lão Bang Chủ!
Hội viên mới
Đang chụp hình trước Nhà thờ Đức Bà, TP HCM, thấy ông già Noel đi đến gần, nhóm bạn của Lan reo lên mời chụp ảnh cùng. Phút vui vẻ qua đi, cả nhóm xịu mặt vì "ông già" nhất định không chịu đi nếu chưa được... cho tiền.
Hoạt cảnh này đang diễn ra tại nhiều công viên ở trung tâm Sài Gòn như Công viên 23/9, 30/4, khu phố Lê Lợi - Nguyễn Huệ... Lan, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn TP HCM cho biết, thường ra công viên chơi, những ngày Noel này bạn chứng kiến rất nhiều trường hợp ông già Noel "móc tiền" khách nước ngoài bằng hình thức chụp ảnh ké rồi chìa tay xin tiền.
"Nhiều khách nước ngoài tỏ ra rất bực bội vì lỡ chụp ảnh chung với ông già Noel nhưng không có tiền lẻ để cho. Thế là ông ta cứ đứng mãi cho đến khi nhận được tiền của khách mới chịu đi", Lan nói.
Philippe C., một du khách người Pháp đang dạo bộ ở Công viên 23/9 bày tỏ sự bất bình: "Tôi phải trả 5 USD cho một ông già Noel ở công viên vì đã chụp hình người này làm kỷ niệm".
Đây là hình thức ăn theo mới của mùa Giáng sinh: ông già Noel xuống phố tìm kiếm khách du lịch đang chụp ảnh để "ké" xin tiền. Theo quan sát của VnExpress.net, những ông già Noel này hàng ngày thường rảo vòng quanh các công viên khu trung tâm để tìm kiếm mục tiêu là những người khách nước ngoài đang chụp ảnh. Khi gặp được những vị khách tham quan nào đang giơ ống kính chuẩn bị chụp, "ông" sẽ xông tới niềm nở mở lời chào "hello", sau đó xin chụp ké với họ. Nhiều du khách nước ngoài vô tư cho "ông" chụp chung, hoặc chụp hình "ông" làm kỷ niệm và rồi đều phải rút tiền ra trả cho "ông".
Anh Long, một nhân viên văn phòng đang ngồi uống cà phê tại công viên 30/4 chứng kiến cảnh đôi co tương tự, chia sẻ: "Ông già Noel thường gắn liền với hình ảnh ban phát quà và đem đến niềm an lành, hạnh phúc cho mọi người. Vậy mà nay lại xuất hiện kiểu lợi dụng hình ảnh tốt đẹp vốn có của ông già Noel để đi gạ khách xin chụp ảnh chung rồi "móc" tiền họ".
"Đây cũng là một kiểu ăn xin, nhưng là ăn xin dạng cao cấp", ông Tám, một người dân ngồi hóng mát tại công viên 30/4 nhấn mạnh.
VnExpress.net ghi nhận được một số hình ảnh tại công viên 30/4 trước Nhà thờ Đức Bà trong ngày 22/12, ông già Noel đi tìm du khách chụp ảnh và xin tiền.
hinh44moi.jpg

Ông già Noel đang nhìn quanh quất khắp nơi để tìm kiếm mục tiêu.
hinh3baimoi.jpg

Nhìn thấy phía trước có một nhóm khách đang chụp hình, ông ta nhanh chân tiến thẳng về phía họ.
hinh2baimoi.jpg

Ông già Noel xông đến và xin khách cho chụp hình ké.
hinh6moi.jpg

Sau khi chụp hình xong, ông già Noel chìa tay xin tiền khách.
hinhmoinechi.jpg

Xin tiền xong, ông lại tiếp tục băng qua đường để tìm kiếm mục tiêu mới.
 
Ðề: Ông già Noel xin tiền khách trên phố

Đúng là tigonluan cảm thấy mất thần tượng quá:santa:
 
Ðề: Ông già Noel xin tiền khách trên phố

Trời đất, bây giờ nhiều kiểu xin quá, hic mất hết hình tượng. Cái gì cũng đem ra kinh doanh được.
 
Ðề: Ông già Noel xin tiền khách trên phố

Phản cảm quá !!!!!!!!!!!!!!!!!! :khocdudoi:
 
Ðề: Ông già Noel xin tiền khách trên phố

Đúng là tigonluan cảm thấy mất thần tượng quá:santa:

Mất hình tượng là chuyện nhỏ, quan trọng là người nước ngoài nghĩ như thế nào về người Việt Nam. Xấu hổ quá!
 
Ðề: Ông già Noel xin tiền khách trên phố

Đừng cho tiền người ăn xin nữa

(PL)- Đọc loạt bài "Theo chân người khuyết tật ăn xin", Ty đã gửi cho Pháp Luật TP.HCM bức thư kêu gọi mọi người đừng cho tiền người ăn xin nữa. Bởi sự thương hại đó sẽ tiếp tay cho những kẻ chăn dắt mà không mang lại lối thoát nào cho những đứa trẻ bị lợi dụng.

Hơn 15 năm trước, Trần Thị Ty từng là một đứa trẻ bị bẻ tay, bẻ chân... bị bắt đi xin ăn để phục vụ cho một gã chăn dắt tàn ác.
Đọc loạt bài “Theo chân người khuyết tật ăn xin” tôi gặp lại hình ảnh quá khứ của mình trong những số phận này. Tôi cũng từng bị người ta biến thành người khuyết tật để xin ăn về nuôi sống họ.
8-chot.jpg
Trần Thị Ty bên góc học tập của mình.
Ngày ấy, cách đây hơn 15 năm, khi tôi chưa tròn năm tuổi thì bị gã thanh niên bắt cóc đưa từ miền cao nguyên về TP.HCM. Gã bỏ tôi vào một cái giỏ để trên các trục đường ở quận 1 để người đi đường thương hại mà cho tiền. Những lúc tôi không xin được nhiều tiền, tôi bị gã hành hạ, đánh đập, bẻ gãy tay, gãy chân. Tàn nhẫn hơn là gã đã dùng một vật nhọn đâm thủng màng nhĩ lỗ tai tôi, dùng dao lam rạch khóe miệng, rạch mặt tôi...
Hình ảnh thương tâm của tôi đã gợi lòng thương cảm ở người đi đường nên họ cho nhiều tiền hơn. Rất may, tôi đã được một người dân tốt bụng cứu sống và thoát khỏi tình trạng đen tối đó, được vào làng SOS Gò Vấp sống với những người ít nhiều đều có tuổi thơ bất hạnh. Gã chăn dắt cũng đã trả một cái giá đắt là phải ngồi tù.
Toàn và Bình trong bài báo nói riêng và bọn trẻ khác đang bị lợi dụng nói chung xứng đáng có một cuộc sống đàng hoàng hơn, được hưởng một nền giáo dục đàng hoàng. Đừng giúp đỡ họ bằng cách cho tiền trực tiếp, bởi làm như thế là chúng ta đang nuôi bọn chăn dắt. Bởi đồng tiền thương hại đó sẽ chặn đứng lối thoát của những người bị lợi dụng. Và khi không có những đồng tiền thương hại thì mới có cơ may làm bộc lộ bản chất tàn ác của bọn chăn dắt.
8-box.jpg
Bức thư của Ty.
Có những khi bắt gặp hình ảnh người đi đường cho tiền người ăn xin, tôi muốn gào lên rằng “Đừng cho! Cho tiền là hại họ đấy”. Nhưng liệu ai tin tôi? Tôi muốn qua báo Pháp Luật TP.HCM, mong mọi người hiểu hơn bản chất của việc cho tiền người ăn xin để có hành động đúng đắn.
Một vết sẹo dài còn in trên khuôn mặt, một cánh tay trái hơi cong, một lỗ tai đã bị điếc hoàn toàn... Và cả một vết thương lòng chắc sẽ khó mờ phai.
Là một đứa con gái nên càng lớn, sự mặc cảm, tự ti trong tôi ngày càng lớn dần khi đối diện với quá khứ, khi giao tiếp với mọi người. Những năm đầu cắp sách đến trường, tôi phải vật lộn với chính mình trên con đường học vấn, đôi khi đã muốn bỏ cuộc. Vì mặc cảm nên tôi luôn sống khép kín, vào lớp luôn ngồi bàn đầu để được nghe giọng của thầy cô rõ hơn....
Nhưng tôi tin mình sẽ đứng dậy được sau quá khứ không may mắn. Chỉ vài năm nữa thôi, khi ra trường và có việc làm, việc đầu tiên là tôi sẽ mua cho mình một chiếc máy trợ thính. Nó sẽ giúp tôi nói chuyện với mọi người tự nhiên hơn, tôi sẽ không còn gặp những cái nhìn ngờ ngợ và thái độ khó hiểu của mọi người khi tiếp xúc với mình...
Và tôi tin những đứa trẻ khác kém may mắn như mình rồi cũng sẽ như thế.
TRẦN THỊ TY (Lớp Kế toán doanh nghiệp 19/2 Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top