NLĐ đã hưởng BHXH một lần mà vẫn tiếp tục làm việc thì có thuộc đối tượng tham gia BHXH hay không?

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Hiện nay có rất nhiều người lao động (sau đây gọi tắt là “NLĐ”) rút bảo hiểm xã hội một lần và vẫn muốn tiếp tục tham gia lao động. Vậy câu hỏi đặt ra là NLĐ đã nhận BHXH một lần và làm việc tại doanh nghiệp thì họ có phải là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc?

cc4805f0-cf14-4f06-a849-f402baee2d9f.jpg

Ảnh minh họa: Internet

Các trường hợp được nhận BHXH một lần


Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội mà có yêu cầu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần sẽ được giải quyết nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Việc xác định mức suy giảm khả năng lao động phải được thực hiện bởi Hội đồng giám định y khoa.

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp người lao động thuộc diện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần và đã nhận BHXH một lần mà vẫn tiếp tục tham gia lao động thì vẫn là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

=> Như vậy, NLĐ đã nhận BHXH một lần và tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên vẫn là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Chế tài xử lý khi doanh nghiệp không đóng BHXH cho NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc

Theo đó, nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho NLĐ nêu trên thì tuỳ vào mức độ cũng như hành vi, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, cụ thể Quý thành viên có thể tham khảo tại Bảng sau:

BHXH.png

Đồng thời, doanh nghiệp có thể bị xử phạt với hành vi không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng/ người lao động bị vi phạm theo Khoản 1, Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Khoản 21, Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Ngoài việc xử phạt hành chính, đối với hành vi trốn đóng BHXH thì doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự 2015.

Nguồn: Thư viện pháp luật
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top