Chào bạn
Bạn là học sinh khóa nào vây?
Trường hợp của bạn, tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ các quy định pháp luật về Luật thuế TNDN như TT 78/2014; T 96/2015...
Để đảm báo về tính được trừ đối với khoản chi phí " chi phụ cấp xăng xe, điện thoại , ăn ca" , chỉ phụ cấp ngoài lương (có nghĩa trong hợp đồng lao động không quy định khoản này), khoán 1 tháng là 300k chẳng hạn..." bạn cần chú ý một số vấn đề sau
1. Căn cứ chứng từ để hạch toán:
+ Tờ trình Giám đốc duyệt định mức chi công tác phí phụ vụ công tác SXKD cho người lao động, trong Tờ trình cần làm rõ: lý do chi (phải liên quan thực tế đến hoạt động SXKD), căn cứ cơ sở xác định định mức chi ( 300K được xây dựng trên cơ sở tính toán nào, ví dụ chi phí xăng xe = số lít xăng sử dụng x đơn giá xăng hiện nay trên thị trương; số lít xăng sử dụng được dự kiến trên cơ sở quãng đường đi thực tế bình quân tháng x tiêu hao kỹ thuật về nhiên liệu của động cơ thực tế...); chi cho ai
+ Hóa đơn hợp lệ theo quy định của Bộ tài chính về chi phí phát sinh trong tháng (như hóa đơn điện thoại, xăng...)
+ Giấy đề nghị thanh toán là chứng từ cần thiết khi CBCNV thanh toán khoản này bằng tiền mặt
+ Phiếu chi theo quy định hiện hành
2. Hạch toán:
Tùy bản chất chi phí phục vụ khâu nào trong quá trình kinh doanh, bạn có định hướng hạch toán phù hợp (ví dụ công tác phí cho nhân viên bán hàng cần được tính vào chi phí bán hàng... Nợ TK 641, 133/Có TK 111)
3. Trường hợp thanh toán vượt định mức
+ Về mặt nguyên tắc, chúng ta chỉ được hạch toán vào chi phí được trừ và thanh toán chi phí công tác phí trong định mức được GĐ phê duyệt. Do đây được hiểu là định mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu...hợp lý, cần thiết, thiết thực phục vụ HĐSXKD của đơn vị.
+ Phần vượt định mức sẽ bị coi là chi phí không được trừ - do chi phí này phát sinh từ nguyên nhân lãng phí, chủ quan,không thiết thực và cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Phân chi phí vượt định mức này không đáp ứng 1 trong 3 tiêu chuẩn về điều kiện chi phí được trừ theo Điều 6 TT 78/2014, Điều 4 TT96/2015. (Bạn chú ý nhiều doanh nghiệp "tha hồ" chi vượt định mức và gặp rủi ro thuế rất cao vì cho rằng tại khoản 2.3 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi 2.3 Điều 6 TT 78/2104, đã bỏ chữ " chi phí hợp lý”, và thay vào là từ " chi phí định mức do Nhà nước ban hành”, có nghĩa là khoản chi này nhà nước không ban hành định mức cụ thể nên có thể "tha hồ chi". Đó là quan điểm chưa phù hợp đó bạn!)
+ Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta vẫn có "cách" để "chuyển" trường hợp nhạy cảm này này chi phí được trừ.
Trường hợp này tôi giảng rất kỹ ở chuyên đề thuế.
Nếu bạn thực sự quan tâm, hãy đến *************** vào chủ nhật tuần này để được giải đáp miễn phí nhé!
Thân ái chào bạn