Ðề: Những việc kế toán trưởng cần làm
Bản lĩnh của một kế toán trưởng không nằm ở tờ giấy chứng chỉ Kế toán trưởng: hô mưa gọi gió , điều hiển nhiên để trở thành Kế toán trưởng bạn phải là một Kế toán tổng hợp trước cái đã. Để trở thành kế toán tổng hợp bạn phải là một kế toán viên, để trở thành kế toán viên bạn phải trả qua 4 năm mài dùi kinh sử, trải qua các khóa đào tạo to nhỏ ….thì mới cho ra lò một kế toán viên như bạn rồi trải qua tuần tự bạn nhảy lên chức KẾ TOÁN TRƯỞNG nếu bạn có bản lĩnh thì đến 30-35 bạn có thể kiêm nhiệm vị trí này ngon lành nếu là đàn ông, còn nếu là con gái dĩ nhiên tuổi càng trẻ năng lực càng cao ngoại hình đẹp ( 3 vòng hấp đẫn: mông , eo , ngực và điều chắc chắn khuôn mặt dễ thương dĩ nhiên các sếp nhìn vào thì các sếp sẽ muốn gì??? Cái này chỉ hai người biết trời biết đất biết mà thôi) thế nên mơi có câu tuổi trẻ tài cao hậu sinh khả úy, nếu công ty đó có phòng kế toán và phòng kế toán 1 nam 1 nữ , nếu là nam đi nộp báo cáo cho sếp thì sao đây: chắc chắn hôm đó thằng bé tận số rồi sếp sẽ cho một tràng dài từ nam vào bắc , còn nếu là bạn Nữ xinh đẹp kia thế nào nhỉ: tờ giấy lộn kia cũng có thể trở thành bản báo cáo hay ko có chỗ nào để nói thế mới nói đại trượng phu đánh đông dẹp bắc lấy thiên hạ bằng này cấp kia nhưng cũng ko bằng em NGỌC TRINH nhà ta
Ông bầu Vũ Khắc Tiệp: “Đọc bài phỏng vấn của em thì anh nghĩ tới một câu nói rằng: "Có phát minh lớn, nhận giải thưởng Nobel, hoặc viết những bài thơ, những cuốn sách làm rung động hàng triệu trái tim, ấy là người đàn bà tài năng. Có học hành, học vị cao là người đàn bà thông minh. Làm bộ trưởng, làm thứ trưởng, làm tổng thống… là người đàn bà danh giá. Thế còn người đàn bà khôn ngoan? Tài năng, thông minh, danh giá chưa chắc đã có hạnh phúc. Song, người đàn bà khôn ngoan thì có hạnh phúc”.
Nhưng một cách tổng quát::
1. Quản lý về mặt kế toán:
+đảm bảo hạch toán đúng : thông thạo và hiểu được bản chất ý nghĩa của các tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản cả QĐ 15 và QĐ 48 khi nào thì dùng nên dùng tài khoản nào khi nào không , những kí hiệu tài khoản số học khô khan kia nó biết nói cả đấy bạn
+đủ và kịp thời: khi cầm một cái hóa đơn hay chứng từ gì trên tay bạn phải biết hình dung nó được lên sổ sách như thế nào chạy từ đâu đến đâu và kết thúc khi nào : ví dụ: một hóa đon mua vật tư dĩ nhiên nó phải có thủ tục gì: giấy yêu cầu vật tư => giấy đề nghị tạm ứng/ thanh toán=> hàng về phiếu nhập kho, ……………phải nắm chắc các quy trình của mỗi một nghiệp vụ và chứng từ đó khi nó xãy ra dĩ nhiên với cái hóa đơn đó trong ty bạn phải hỏi cần làm gì với nó: khai báo thuế=> lên sổ sách: lập phiếu chi+phiếu nhập kho,+ lên nhật ký chung+ sổ cái+ cân đối phát sinh+ cân đối kế toán……….cuối cụng sàng qua sàng lại đến cuối năm lên báo cáo tài chính .
+Các chứng từ, hóa đơn phải hợp pháp: phải biết rằng cái chứng từ và hóa đơn đó có là chi phí hợp lý ko , đưa vào có tác dụng phụ gì ko sau này sẽ phải giải trình với thuế như thế nào? Ví dụ: sếp đi mua đồ đạc cho nhà xếp : bát đũa ấm chén, nồi niêu, xà bông……… và mang về đưa tờ hóa đơn đỏ cho kế toán trưởng, vậy khi bạn cầm cái hóa đơn to đùng khủng bổ đó bạn sẽ làm gì???????? Giải thích như thế nào cho sếp hiểu ( lấy luật và thông tư, nghị định ra mà nói ) !!!!!!!!!!
Và nếu cầm 1 cái hóa đơn mà bạn ko biết nó dùng làm gì? Hoạch toán ra sao? Cần giấy tờ gì ?.......mà vỗ ngực bảo làm kế toán thì chỉ NGỌC TRINH mới làm được
Lập báo cáo hàng tháng: phải thông thạo thời niên biểu của các báo cáo lúc nào làm gì nên nộp khi nào? Nộp bao nhiêu bản?
Thời hạn nộp thuế và các báo cáo thuế năm 2013
Tháng 12 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 11/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 11/2012
Ngày 31 • Thông báo hủy hóa đơn đã mua của cơ quan thuế
Tháng 1 năm 2013
Ngày 10 • Thuế môn bài năm 2013
• Tờ khai thuế môn bài năm 2013 trường hợp công ty thay đổi vốn điều lệ
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 12/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 12/2012
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý IV năm 2012
• Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý IV năm 2012
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý IV/2012
• Thuế TNCN quý IV/2012
Ngày
31 • Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý IV/2012
• Thuế TNDN tạm tính quý IV/2012
Tháng 2 năm 2013
Ngày 20 • Thuế giá trị gia tăng
• Hồ sơ khai thuế: Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2013
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra: PL 01-1_GTGT
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào: PL 01-2_GTGT
• Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng 02 năm 2013.
Tháng 3 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 2/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 2/2013
Ngày
30 • Báo cáo tài chính năm 2012
• Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2012
• Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm 2012
• Thuế TNDN năm 2012
Tháng 4 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 3/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 3/2013
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý I năm 2013
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý I/2013
• Thuế TNCN Quý I/2013
• Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý I/2013
• Thuế TNDN tạm tính Quý I/2013
• Hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý I/2012 với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 5 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 4/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 4/2013
Tháng 6 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 5/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 5/2013
Tháng 7 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 6/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 6/2013
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý II/2013
• Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý II/2013
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý II/2013
• Thuế TNCN Quý II/2013
• Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý II/2013
• Thuế TNDN tạm tính Quý II/2013
• Hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý II/2012 với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 8 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 7/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 7/2013
Tháng 9 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 8/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 8/2013
Tháng 10 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 9/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 9/2013
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý III/2013
• Báo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý III/2013
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý III/2013
• Thuế TNCN Quý III/2013
• Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý III/2013
• Nộp thuế TNDN tạm tính Quý III/2013
• Hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý III/2012 với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 11 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 10/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 10/2013
Tháng 12 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 11/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 11/2013
Tháng 1 năm 2013
Ngày 10 • Thuế môn bài năm 2013
• Tờ khai thuế môn bài năm 2013 trường hợp công ty thay đổi vốn điều lệ
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 12/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 12/2013
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý IV/2013
• Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý IV/2013
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý IV/2013
• Thuế TNCN quý IV/2013
Ngày
31 • Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý IV/2013
• Thuế TNDN tạm tính Quý IV/2013
• Hạn nộp Thuế TNDN tạm tính quý IV/2012 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 2 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 1/2013
• Các loại thu�� phát sinh trong tháng 1/2013
Ngày 25 • Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn năm 2013
Tháng 3 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 2/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 2/2013
Ngày
30 • Báo cáo tài chính năm 2013
• Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2013
• Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm 2013
• Thuế TNDN năm 2013
• Thuế TNCN năm 2013
Đảm bảo báo cáo kịp thời, đúng thời hạn.
+ theo dõi các khoản chi phí trích trước, chờ phân bổ: lập kế hoạch phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí trả trước khác cho hợp lý
+ Quản lý về mặt hàng tồn kho: Thực hiện đối chiếu hàng tồn kho giữa thực tế và sổ sách. Làm việc với thủ kho để xác định chênh lệch nếu có, và tìm nguyên nhân cũng như xử lý.
2. Kiểm tra giá thành: làm việc với kế toán giá thành để phân tích giá thành sản phẩm. Kiểm tra và phân bổ chi phí trong kỳ. phải hiểu rõ ngành nghề kinh doanh của mình để tạo ra sản phẩm bán trôi nổi trên thì trường thì định mức cho NGUYÊN VẬT LIỆU BAO NHIỂU? NHÂN CÔNG BAO NHIÊU? SẢN XUẤT CHUNG BAO NHIÊU? Mục đích để xác định rõ nó có lời hay lỗ vốn để còn báo cáo với cấp trên và đưa ra chiến lược giá bán cho phù hợp làm sao để giá bán thấp cạnh tranh được với đối thủ mà vẫn có lời mới là điều quan tâm hàng đầu nếu làm tốt cái đó thì cái ghế KẾ TOÁN TRƯỞNG bạn ngồi chắc và vững rồi
3. Theo dõi tài sản cố định: Theo dõi các khoản trích khấu hao TSCĐ, mua sắm và thanh lý.
4. Lập ngân sách: Tham gia lập ngân sách cho công ty.: lập ngân quỹ cho các phòng ban, bệ trong công ty : phòng kê toán cần ngân sách gì? phòng kin doanh cần gì?........ví dụ phòng kế toán: cần giấy A4, để in chứng từ, cần máy tính để làm, có cần itenets ko?, cần bàn ghế làm việc, cần bìa cứng bìa còng, thước, bút, kéo , dao, ghim……….tất cả những cái đó phải có định mức của nó
Đây là một ví dụ điển hình:
QUYẾT ĐỊNH
(V/v: Ban hành quy định về chế độ công tác phí)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Chế độ này quy định định mức công tác phí đối với tất cả cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH MTV XD TM và Dịch Vụ Kim Minh Long, được các cấp có thẩm quyền cử đi công tác trong và ngoài nước (nếu có).
- Đối với một số trường hợp đặc biệt, chế độ công tác phí và các trợ cấp có thể được áp dụng theo các quy định khác do Giám Đốc Công Ty ban hành.
Điều 2. Giải thích các khoản công tác phí :
Công tác phí bao gồm các loại chi phí thường xuyên và phổ biến sau đây:
1-“Chi phí đi lại” là khoản tiền chi mua vé máy bay, vé tàu, vé xe, tiền thuê phương tiện đi lại và các khoản chi phí hợp lệ khác phục vụ cho nhu cầu công tác.
2- “Chi phí lưu trú” là tiền phòng ngủ (không bao gồm các dịch vụ của khách sạn cung cấp) đối với những trường hợp đi công tác từ 01 ngày trở lên, không kể thời gian đi trên máy bay, tàu lửa, các phương tiện đi lại khác trong thời gian đi công tác.
4- “Phụ cấp công tác phí” là khoản chi nhằm hỗ trợ cho cán bộ nhân viên Công ty khi đi công tác có thêm tiền để trả đủ mức ăn bình thường hàng ngày và các dịch vụ tối thiểu phục vụ cho sinh hoạt cá nhân hàng ngày trong thời gian công tác.
5- “Chi phí giao dịch” là khoản chi phí chiêu đãi khách mời của Công ty.
6- “Chi phí khác” là khoản chi phí cho việc gởi Fax, Internet, thư từ vì mục đích công vụ, chi phí in ấn, sao chụp tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác.
Điều 3. Các nguyên tắc chung
1 - Những người được cử đi công tác tuyệt đối không được xem công tác phí là khoản thu nhập của bản thân hoặc để kết hợp giải quyết những nhu cầu riêng tư không có liên quan gì đến mục đích yêu cầu và nội dung chuyến đi công tác.
2 - Trường hợp cán bộ nhân viên đi công tác mà phía mời chỉ đài thọ một phần các khoản chi phí thì phần còn lại sẽ được thanh toán theo quy định tại chương II Quy chế này.
3 - Công tác phí chỉ được thanh toán tối đa bằng định mức được quy định trong quy chế này (trừ một số trường hợp đặc biệt phải được Giám Đốc chấp thuận thì được thanh toán vượt định mức). Hạn mức công tác phí quy định tại Quy Chế này có thể được Giám Đốc xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp mỗi năm một lần.
4 - Người nào chưa nộp báo cáo thanh toán tiền công tác phí tạm ứng chuyến trước thì không được xét tạm ứng công tác phí cho chuyến kế tiếp.
5 - Các định mức chi phí nêu tại Quy Chế này bao gồm cả phần thuế GTGT và các khoản thuế khác (nếu có).
6. Khi có nhu cầu tiếp khách phải xin ý kiến chấp thuận của Giám Đốc trước bằng văn bản. Trong trường hợp gấp thì phải xin ý kiến qua điện thoại nhưng sau đó phải có văn bản bổ sung. Phải dự toán trước mức chi phí và được Giám đốc duyệt.
CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ
Điều 4. Phân hạng thụ hưởng công tác phí
Đối tượng thụ hưởng các khoản công tác phí được phân thành các hạng sau đây:
- Hạng A: Những người giữ chức vụ quản lý trong Công ty, bao gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Hạng B: Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư, bao gồm: Kế toán, nhân viên kinh doanh, kỹ sư…những người có trình độ đại học trở lên.
- Hạng C: Tất cả các nhân viên còn lại của Công ty.
CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ TRONG NƯỚC
Điều 5: Hạn mức công tác phí cho cán bộ hạng A
1. Chi phí đi lại : thanh toán theo thực tế căn cứ vào vé máy bay – vé tàu – vé xe.
2. Chi phí lưu trú: được thanh toán theo hóa đơn thực tế phát sinh nhưng không được vượt quá 120.000 đ/ ngày/ người. Trường hợp không có hóa đơn thì sẽ được thanh toán theo mức khoán 50.000 đ/ ngày/ người.
3. Phụ cấp công tác phí: mức chi hỗ trợ là 100.000 đồng/người/ngày. (Bao gồm ăn uống)
4. Chi phí giao dịch: không quá 2.000.000 đồng cho mỗi lần công tác.
5. Chi phí khác: thanh toán theo thực tế phát sinh và hợp lý.
Điều 6. Hạn mức công tác phí cho cán bộ hạng B
1. Chi phí đi lại: thanh toán theo thực tế căn cứ vào vé máy bay – vé tàu - vé xe.
2. Chi phí lưu trú: được thanh toán theo hoá đơn thực tế phát sinh nhưng không được vượt quá 100.000 đ/ ngày/ người. Trường hợp không có hóa đơn thì sẽ được thanh toán theo mức khoán 50.000 đ/ ngày/ người.
3. Phụ cấp công tác phí: mức chi hỗ trợ là 80.000 đồng/người/ngày. (Bao gồm ăn uống)
4. Chi phí giao dịch: thanh toán theo thực tế sau khi được Giám Đốc phê duyệt nhưng tối đa không được quá 1.500.000 đồng.
5. Chi phí khác: thanh toán theo thực tế phát sinh và hợp lý.
Điều 7. Hạn mức công tác phí cho cán bộ hạng C
1. Chi phí đi lại: thanh toán theo thực tế căn cứ vào vé tàu – vé xe; Chỉ được thanh toán vé máy bay khi trước đó được sự phê duyệt của Ban Giám Đốc.
2. Chi phí lưu trú: được thanh toán theo hoá đơn thực tế phát sinh nhưng không được vượt quá 80.000 đ/ngày/ người. Trường hợp không có hóa đơn thì sẽ được thanh toán theo mức khoán 40.000 đ/ ngày/ người.
3. Phụ cấp công tác phí: mức chi hỗ trợ là 60.000 đồng/người/ngày. (Bao gồm ăn uống)
4. Chi phí giao dịch: thanh toán theo thực tế phát sinh sau khi Giám Đốc phê duyệt.
5. Chi phí khác: thanh toán theo thực tế phát sinh và hợp lý.
6. Hạn mức khoán công tác phí sử dụng xe gắn máy cá nhân: (bao gồm tiền xăng và tiền gửi xe).
+ Phụ cấp công tác phí:
* Đối với người đi công tác khu vực Tp.HCM từ 06-09 laàn trong moät thaùng thì ñöôïc hoã trôï 50.000 ñ.
* Đối với người đi công tác khu vực TP HCM thường xuyên từ 10 đến tối đa 15 lần trong 1 tháng thì được hỗ trợ 100.000 đồng/người/tháng.
* Đối với những người đi công tác khu vực TP HCM thường xuyên từ 16 lần trở lên trong 1 tháng thì được hỗ trợ 150.000 đồng/người/tháng.
+ Đối với CNV đi công tác các tỉnh lân cận TP HCM, đi – về trong ngày được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày.
Bảng: Bảng hạn mức chi phí sử dụng xe gắn máy cá nhân
Khu vực công tác Số lần đi công tác Ghi chú
Từ 06 – 09 lần Từ 10 – 15 lần Từ 16 lần trở lên
Khu vực Tp.HCM 50.000 đ 100.000 đ 150.000 đ
Các tỉnh lân cận Đi về trong ngày 50.000 đ/ một lần đi
CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 8. Hạn mức công tác phí cho cán bộ
1. Chi phí đi lại: chi phí vé máy bay và chi phí thuê phương tiện đi lại được thanh toán theo thực tế được duyệt bởi cấp có thẩm quyền cử đi công tác.
2. Chi phí lưu trú: được thanh toán theo thực tế được duyệt bởi cấp có thẩm quyền cử đi công tác.
3. Phụ cấp công tác phí: (Bao gồm chi phí ăn uống) được chi hỗ trợ theo các mức sau:
a. Hạng A: mức chi hỗ trợ là 60 USD/người/ngày.
b. Hạng B: mức chi hỗ trợ là 50 USD/người/ngày
c. Hạng C: mức chi hỗ trợ là 40 USD/người/ngày.
4. Chi phí giao dịch: thanh toán theo chứng từ thực tế.
5. Chi phí khác: thanh toán theo chứng từ thực tế và hợp lý
CHƯƠNG III
THỦ TỤC TẠM ỨNG & THANH TOÁN CÔNG TÁC PHÍ
Điều 9. Thủ tục và thẩm quyền tạm ứng công tác phí
- Cán bộ nhân viên đi công tác căn cứ vào thời gian dự kiến có trách nhiệm lập Giấy đề nghị tạm ứng công tác phí theo hạn mức quy định của Quy chế này.
- Giám Đốc (hoặc Phó Giám Đốc được ủy quyền) có thẩm quyền duyệt chi tạm ứng công tác phí cho cán bộ nhân viên trực thuộc.
- Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra thủ tục và hạn mức tạm ứng công tác phí trước khi ứng chi.
Điều 10. Thủ tục thanh toán công tác phí tạm ứng
- Cán bộ, nhân viên đi công tác về phải làm thủ tục thanh tóan tạm ứng theo mẫu ấn định trong vòng 48 giờ (không tính thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ) kể từ giờ kết thúc chuyến công tác trở về lại Công Ty. Báo cáo thanh toán tiền tạm ứng phải kèm theo đầy đủ các chứng từ (bao gồm hóa đơn tài chính, hóa đơn bán lẻ, phiếu thu....) theo quy định của Pháp luật để có thể chứng minh chi phí thực tế phát sinh trong chuyến công tác.
- Đối với các khoản chi phí đã có quy định hạn mức trong bản Quy chế này thì mức chi tối đa được đề nghị thanh toán phải nằm trong phạm vi quy định.
- Đối với các khoản không quy định hạn mức trong bản Quy Chế này thì mức tối đa xin được thanh toán là mức chi tiêu thực tế và hợp lý có chứng từ kèm theo.
- Đối với các chuyến đi công tác từ 2 người trở lên thì báo cáo thanh toán tiền tạm ứng phải do người giữ tiền thiết lập và phải có chữ ký xác nhận của người cử đi công tác.
Điều 11. Trình tự kiểm tra xét duyệt thanh toán công tác phí tạm ứng
- Phòng Hành chính - Kế toán có trách nhiệm kiểm tra nội dung các khoản chi với các chứng từ kèm theo xem có hợp lý, hợp lệ không.
- Kế Toán Trưởng phải có ý kiến xác nhận và là người có trách nhiệm kiểm tra sau cùng về tính hợp lý, hợp lệ của công tác phí thực tế phát sinh so với định mức được quy định tại Quy chế này trước khi trình cấp có thẩm quyền duyệt chi thanh toán.
Điều 12. Thẩm quyền duyệt thanh toán công tác phí
- Cấp có thẩm quyền duyệt thanh toán công tác phí là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền.
- Đối với các khoản công tác phí đã quy định hạn mức cho mỗi hạng cán bộ - nhân viên thì không chấp nhận trường hợp chi vượt mức quy định. Trường hợp chi vượt mức quy định phải được thu hồi nhập quỹ ngay sau khi duyệt thanh toán tiền tạm ứng hoặc trừ vào tiền lương trong kỳ thanh toán tiền lương gần nhất.
- Trong một số ít trường hợp cá biệt, chỉ có Giám đốc mới có quyền quyết định thanh toán vượt hạn mức quy định của bản Quy Chế này.
Điều 13. Chế độ hóa đơn chứng từ
- Chi phí đi lại, chi phí lưu trú, chi phí giao dịch và chi phí khác được quy định trong Quy Chế này được duyệt thanh toán khi đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
- Các chi phí liên quan đến thông tin liên lạc phải có các hóa đơn hợp lệ của những đơn vị cung cấp dịch vụ như bưu điện, Công ty chuyển phát nhanh EMS....Trường hợp sử dụng phương tiện liên lạc tại khách sạn nơi ở thì không được ghi chung vào hóa đơn chi phí lưu trú.
- Phòng Hành Chính – Kế Toán có trách nhiệm hướng dẫn chế độ hóa đơn chứng từ cụ thể đối với các khoản công tác phí phát sinh trong nước cũng như tại nước ngoài cho phù hợp với quy định của Luật thuế hiện hành.
** Ghi chú:
- Đối với các khoản công tác phí có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ thì sẽ được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ đó nhưng không được vượt quá mức quy định, chỉ khi nào có sự đồng ý của của giám đốc mới được phép chi vượt mức quy định.
- Đối với các khoản công tác phí mà không có hóa đơn, chứng từ hợp lý,hợp lệ thì Phòng hành chính - kế toán có trách nhiệm theo dõi số lần đi công tác của CNV trong tháng, tổng hợp các khoản công tác phí đó và sẽ được trả thẳng vào lương của CNV trong tháng đó.
CHƯƠNG IV
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM
Điều 16. Trách nhiệm kiểm tra
- Kế toán trưởng Công ty có trách nhiệm kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch công tác phí của Công Ty.
Điều 17. Thẩm quyền xử lý sau kiểm tra
- Giám Đốc Công ty là người có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm quy định tại văn bản này.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Bản Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 19. Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung
Giám Đốc Công ty là người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hiệu chỉnh, tu chỉnh hoặc thay thế bản Quy Định này, căn cứ đề nghị của Kế Toán Trưởng Công ty.
Điều 20. Trách nhiệm thi hành
Ban Giám đốc, các trưởng, phó phòng có trách nhiệm phổ biến quán triệt cho tất cả các nhân viên trong toàn Công ty để thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung trong bản Quy định này.
---------- Post added at 080 ---------- Previous post was at 08:28 ----------
5. Lập các loại báo cáo thuế và thống kê theo quy định.
Ví dụ báo cáo tài chính cần những gì?
b) Báo cáo tài chính năm 2012: hạn chót ngày 31/03
- Báo cáo tài chính năm 2012:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
- Ngoài ra có CQT yêu cầu nộp thêm:
- Bảng cân đối tài khoản
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Phụ lục - Kết quả hoạt động SXKD (mẫu 03-01/TNDN)
- Tinh hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước
- Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm 2012
- Nộp Thuế TNDN năm 2012 nếu có lãi, nếu lỗ thì phải làm thêm phụ lục 03-2A- TNDN chuyển lỗ năm trước sang
- Đối với khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi kết thúc năm 2012 gồm: tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số 03/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính) và phụ lục miễn, giảm thuế TNDN Mẫu số 01/MGT-TNDN (ban hành kèm theo Thông tư 140/2012/TT-BTC).
- Nộp thuế TNDN cho kho bạc
Tổng 03 quyển, đóng bìa, nộp 01 quyển cho cơ quan thuế, 01 quyển cho cơ quan thống kê, 01 quyển lưu trữ nội bộ
---------- Post added at 083 ---------- Previous post was at 080 ----------
6. Làm việc với kiểm toán trong và ngoài công ty.
Ko lẻ cán bộ thuế hay kiểm toán đến gọi giám đốc ra nói chuyện , giám đốc có học và làm kế toán đâu mà biết để vấn đáp với thuế, dĩ nhiên giám đốc chỉ duyệt chi phong bì bao nhiêu cho họ còn làm việc thì giao toàn quyền cho kế toán trưởng, bạn phải có trách nhiệm trả lời giải thích về những số liệu sổ sách của công ty với họ
---------- Post added at 08:45 ---------- Previous post was at 083 ----------
Kế toán trưởng nếu xét ở 2 góc độ:
• Thứ nhất, xuất thân từ nhân viên lâu năm: Nếu bản lý lịch công tác của bạn rõ ràng và chỉ duy nhất tại 1 Doanh nghiệp thì việc bạn đi lên chức vụ Kế toán trưởng từ một kế toán viên, chắc hẳn yếu tố lành nghề là điều tiên quyết. Người đứng đầu Doanh nghiệp sẽ chọn người có năng lực, năng lực ở đây là giỏi về nghiệp vụ, vững về luật, nhanh trong việc giải quyết vấn đề được sự ủng hộ và tin cậy của đồng nghiệp lẫn cấp trên nữa.
Người ta nói gừng càng già càng cay mà bạn : càng già càng dai, nhưng ko dài
Người ta muốn chọn người vừa có tiếng nói chung tât nhiên phải lớn tuổi, sau đó là am hiểu tường tận từng việc của công ty , thông thạo địa lý ngóc ngách
---------- Post added at 08:47 ---------- Previous post was at 08:45 ----------
• Thứ hai, từ một người xa lạ: Ngay buổi đầu phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ xem cách bạn thể hiện là bạn đã từng có kinh nghiệm qua công việc này chưa? Để họ biết được khả năng quản lý, trình độ nghiệp vụ, hiểu biết về luật của bạn như thế nào!
Do đó họ sẽ nhìn thâm niên làm việc sau đó hỏi về thuế má làm sao tăng lợi nhuận mà đóng thuế thấp nhất có thể, lách thuế như thế nào cho hợp lý và làm việc với cơ quan thuế cần thủ tục gì……………………
---------- Post added at 08:54 ---------- Previous post was at 08:47 ----------
KẾT LUẬNT: để trở thành một kế toán trưởng ngoài các kiến thức về kế toán, bạn phải trang bị cho riêng mình:
• Vững về luật: theo dõi, nghiên cứu và cập nhật thông tư quy định mới ban hành của các cơ quan ban ngành. Hiểu cho rõ và chắc chắn chớ đừng có mập mờ;
Phải biết rõ năm nay được miễn giảm thuế TNDN theo luật lệ thông tư nào bạn hành có giá trị pháp lý kể từ thời gian nào?
• Rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống: đòi hỏi bạn phải có cái đầu nhạy bén, quyết định rõ ràng, thống nhất, dứt khoát;
Ra chợ gặp mấy bà hàng tôm hàng cá hoặc tham gia nhóm chuyên đi chửi thuê hay đánh ghen luyện khẩu thành kim
Tham giá vào giới xã hội đen luyện bãn lĩnh đâm thuê chém mướn đòi nợ thuê: tức khi bạn theo dõi công nợ nếu công ty kia ko thành toán đến khủng bố nó ngay, hoặc công ty bạn nọ nó đến đòi cho đàn em đến dàn xếp ngay
• Và mối quan hệ hòa đồng với mọi người, không chỉ trong nội bộ phòng kế toán mà còn với các phòng ban khác trong Doanh nghiệp.
Bạn là kế toán trưởng dĩ nhiên quyền lục cáo nhất phòng kế toán: đầu sáng đến đứng chống nành , hất cằm ra lệnh cho nhân viên làm cái này cái kia: này A pha cho anh ly cà fe, thằng kia đi đòi nợ………..
• Cuối cùng, sống trong thời buổi thông tin, Kế toán trưởng hơn nhau ở việc nắm bắt thông tin trước sau, áp dụng sao cho phù hợp với hoạt động của Doanh nghiệp. Cho nên bên cạnh đó, bạn phải tham gia giao lưu với các bạn ở các Doanh nghiệp khác. Bởi kiến thức kế toán thay đổi rất nhanh và thường xuyên.
Việc bạn muốn trở thành Kế toán trưởng chuyên nghiệp không khó, mà ở đây đòi hỏi bạn phải hội tụ hết tất cả yêu cầu: về nghề và về đạo đức thì bạn nghiễm nhiên đường hoàng thành kế toán trưởng ! Và trình tự của bạn sẽ đi từ: Kế toán viên sang Kế toán tổng hợp rồi sẽ đến Kế toán trưởng.
Kết luận: muốn nhanh phải từ từ