Những điều cần lưu ý về chi phí phúc lợi cho nhân viên

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Một trong những điều mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là được trừ những khoản chi nào. Dưới đây là chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ khi tính thuế.

Chi-phi-phuc-loi.jpg

Chi phí phúc lợi là khoản chi liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Khoản 4 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP quy định khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:

- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;

- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị;

- Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

- Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;

- Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này);

- Những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Chi phí phúc lợi cho nhân viên được trừ cần có điều kiện gì?

- Khoản chi có tính chất phúc lợi cho nhân viên để được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

- 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia 12 tháng.

Trong đó, quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Kết luận: Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động để được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần những điều kiện sau:

1. Tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp;

2. Quy chế lương thưởng của doanh nghiệp, trong đó quy định điều kiện hưởng và mức hưởng.

3. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp như:

- Bảng kê danh sách người lao động tham gia nghỉ mát, đi học…

- Hóa đơn của công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng;

- Chi phí đi lại ngày lễ, tết (phải có cuống vé hoặc vé...);

- Hoá đơn viện phí, hồ sơ bệnh án… nếu đi điều trị.

Lưu ý: Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Tài liệu tham khảo :
- Luật Việt Nam.
- Bộ Tài chính.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top