Những điều cần lưu ý về Chi phí lãi vay trong Doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Nguyễn Trung Hoà

New Member
Hội viên mới
Bài viết này sẽ minh hoạ các trường hợp có thể xảy ra rủi ro về thuế đối với chi phí lãi vay khi trong kì doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch liên kết. Nhân tố quan trong nhất làm căn cứ xác định rủi ro chính là Lợi nhuận kế toán trước thuế, lãi vay và khấu hao EBITDA (Earning before interest tax depreciation and amortisation). Có 3 nguyên tắc cần lưu ý:

1️⃣ Nguyên tắc 1: Chi phí lãi vay được xác định là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của Công ty (không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ các bên liên kết hay từ các bên độc lập). Tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA.

2️⃣ Nguyên tắc 2: Phần chi phí lãi vay đủ điều kiện được vốn hóa vào giá trị dự án đầu tư trong kỳ được trừ ra khỏi tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ khi xác định chi phí lãi vay được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP nêu trên.

3️⃣ Nguyên tắc 3: Trường hợp Công ty có phát sinh khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn tại khoản 3 điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP nêu trên, Công ty không được bù trừ khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay với phần chi trả lãi vay phát sinh trong kỳ.
Các bạn xem 3 trường hợp minh hoạ theo bảng số liệu để rõ hơn nhé:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế 4.050, EBITDA tương ứng 7.050 (>0). 20% EBITDA sẽ là 1.510, con số này vượt chi phí lãi vay thực tế trong kỳ là 500. Khi đó chi phí lãi vay sẽ được tính trừ toàn bộ khi tính thuế TNDN.

Trường hợp 2: Kết quả kinh doanh bất lợi hơn mặc dù doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính, gánh nặng lãi vay tăng lên gấp 3 lần dẫn đến LN trước thuế chỉ là 550, EBITDA khi đó là 4.550 và tường ứng 20% là 910. Con số này nhỏ hơn chi phí lãi vay thực tế phát sinh trong kỳ là 1500. Vì vậy, phần chi phí lãi vay vượt 590 sẽ bị loại trừ khỏi Chi phí được trừ, nghĩa vụ thuế TNDN tăng lên tương ứng 20% x 590 triệu.

Trường hợp 3: Tình hình kinh doanh tiếp tục xấu đi khi doanh thu sụt giảm 20% chỉ còn ở mức 8.000, trong khi đó Giá vốn tăng 20% lên mức 6.000. Việc kiểm soát các chi phí khác cũng gặp khó khăn, thêm vào đó là gánh nặng lãi vay 2.500. Điều này dẫn đến Lợi nhuận trước thuế trong kỳ rơi vào trạng thái âm, đồng thời EBITDA cũng nhỏ hơn 0. Theo quy định tại Nghị định 20, trong trường hợp EBITDA < 0 thì toàn bộ chi phí lãi vay sẽ bị loại trừ khi tính thuế TNDN, khi đó 2.500 chi phí lãi vay sẽ không được tính trừ, đồng nghĩa nghĩa vụ thuế tăng lên thêm 1 khoản 500 triệu (2.500 x 20%).

upload_2018-11-6_20-3-41.png
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top