Theo Tổng cục Thuế, cơ quan thuế vừa giải quyết nhanh chóng hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vừa phải thực hiện các giải pháp nghiệp vụ để phòng chống gian lận hoàn thuế.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, cơ quan thuế vừa phải đảm bảo giải quyết nhanh chóng hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời vẫn phải thực hiện các giải pháp nghiệp vụ để phòng chống gian lận hoàn thuế.
"Việc đẩy nhanh hoàn thuế cũng phải trên cơ sở kiểm duyệt chặt chẽ để không gây rủi ro thất thu ngân sách Nhà nước", đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào để lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT, là thủ đoạn đã được ngành Thuế nhận diện và quyết liệt xử lý trong thời gian qua.
Những thủ đoạn tinh vi gian lận hoàn thuế GTGT:
Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế vạch ra nhiều dấu hiệu, chiêu trò vi phạm trong hoàn thuế GTGT trọng tâm tập trung ở 3 dấu hiệu.
Thứ nhất, thủ đoạn, hành vi của các đối tượng gian lận hoàn thuế chủ yếu xảy ra tại khâu trung gian (F1, F2) mua bán hàng hóa. Các doanh nghiệp trong khâu trung gian sau khi xuất hóa đơn cho doanh nghiệp F1 thì tạm dừng kinh doanh hoặc bỏ trốn, việc kê khai doanh thu và thuế giữa các doanh nghiệp trung gian không khớp đúng, doanh nghiệp bán (F2) kê khai doanh thu nhỏ nhưng doanh nghiệp mua (F1) kê khai khấu trừ lớn. Đồng thời, việc thanh toán qua ngân hàng được Cục thuế xác minh thì thanh toán tiền đều được thực hiện qua ngân hàng, tuy nhiên việc thanh toán tiền hàng và rút tiền từ ngân hàng đều diễn ra trong cùng 1 ngày và cùng tên một người rút tiền.
Thứ hai, doanh nghiệp hoàn thuế GTGT sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (mua của các doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, thay đổi trạng thái hoạt động liên tục tại nhiều địa phương khác nhau để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT.
Thứ ba, doanh nghiệp hoàn thuế lập chứng từ, hồ sơ xin hoàn thuế nhưng không có hàng hóa mua vào, không có kho hàng bến bãi, không có phương tiện vận chuyển, mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào hoặc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh (từ ngày 1/7/2022 trở về trước).
Ngoài các dấu hiệu chung nêu trên, đối với mỗi nhóm ngành hàng, lĩnh vực hàng xuất khẩu lại phát sinh những dấu hiệu vi phạm tinh vi hơn. Cụ thể:
Lợi dụng chính sách ưu đãi về thủ tục hải quan (kiểm tra thực tế theo mức độ rủi ro) để gian lận thương mại khi xuất khẩu hàng hóa như: xuất khống hàng hóa; xuất ít hơn so với khai báo; xuất không đúng chủng loại so với khai báo (khai báo một loại, xuất một loại); xuất khẩu số lượng lớn hàng hóa với trị giá cao bất thường; khai báo hàng có trị giá cao, xuất hàng có trị giá thấp; Khai báo sai tên hàng, mã số hàng hóa để lập khống hồ sơ mở tờ khai xuất khẩu, nguồn gốc hàng hóa thì không rõ ràng...
Các DN kinh doanh mặt hàng nông sản, thu mua nguyên liệu tại các cơ sở kinh doanh trong nước rồi xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc, Lào, Campuchia... khi cơ quan Thuế Việt Nam thực hiện xác minh hóa đơn với cơ quan thuế nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để thu thập thông tin củng cố hồ sơ hoàn thuế, thì cơ quan Thuế nước ngoài trả lời không có thông tin người nộp thuế, không liên lạc được và không tìm thấy địa chỉ trụ sở của các cá nhân và DN mua hàng nhập khẩu cần xác minh phía bên nước ngoài...
Trách Nhiệm Cung Cấp Thông Tin và Giải Trình trong Hồ Sơ Hoàn Thuế GTGT của người nộp thuế:
Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế để làm rõ các nội dung kê khai thuế trong hồ sơ hoàn thuế GTGT là trách nhiệm của người nộp thuế. Thông thường Cơ quan thuế đề nghị doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin cũng như tài liệu sau đây:
Về Doanh thu: Cơ quan thuế sẽ dựa trên các phân tích so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, tờ khai thuế và các dữ liệu khác để xác định mức độ rủi ro về thuế của người nộp thuế.
Ví dụ:
Trường hợp doanh thu của doanh nghiệp tăng đáng kể và vượt quá nhiều lần so với vốn chủ sở hữu thì CQT đề nghị doanh nghiệp cung cấp giải trình về nguồn vốn kinh doanh trong kỳ hoàn thuế.
Theo dõi sự vận động của hàng hóa xuất khẩu: Để hiểu rõ hơn về quá trình vận động hàng hóa xuất khẩu, CQT thường yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa mua về và nhập kho, địa điểm lưu kho, và quá trình xuất kho của hàng hóa gồm các nội dung sau (chi tiết tại file đính kèm):
+ Đối với việc nhập hàng, NNT cung cấp cho CQT các nội dung: Số hóa đơn, Ngày hóa đơn, Tên hàng, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền, Thuế GTGT
+ Đối với việc xuất khẩu hàng, NNT cung cấp cho CQT các nội dung: Số/ Ngày Contract, Số/ Ngày Packing List, Số/ Ngày Commercial Invoice, Số lượng XK, Đơn giá, Thành tiền.
Phương thức vận chuyển hàng hóa xuất khẩu: Doanh nghiệp thường được yêu cầu cung cấp thông tin về phương tiện vận chuyển được sử dụng, số lần vận chuyển, tải trọng của các phương tiện, các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ thanh toán, và tất cả các chứng từ liên quan đến thuê kho hàng, bến bãi, và các thông tin liên quan khác.
Giải trình số liệu kê khai điều chỉnh thuế GTGT: Cơ quan thuế đặc biệt quan tâm đến số lượng các kê khai điều chỉnh thuế GTGT và việc khấu trừ thuế từ các kỳ trước, đặc biệt là tại các chỉ tiêu 37 và 38 trong kỳ hoàn thuế.
Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và giải quyết hoàn thuế GTGT của CQT:
a) Rà soát quy định: Tổng cục Thuế đang xem xét và báo cáo Bộ Tài chính về các quy định tại Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu. Mục tiêu là đảm bảo rằng các quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất và điều kiện hoàn thuế GTGT được đồng nhất và chặt chẽ hơn.
b) Kiểm tra đối tượng kinh doanh: Tổng cục Thuế đề xuất cơ quan chức năng nghiên cứu và áp dụng các quy định chặt chẽ liên quan đến đối chiếu thông tin cá nhân khi đăng ký kinh doanh. Sau khi cấp phép thành lập doanh nghiệp, cần kiểm tra hậu kiểm các điều kiện đã đăng ký để ngăn chặn việc lợi dụng giấy phép để mua bán hóa đơn GTGT trái phép.
c) Nâng mức xử phạt: Bộ Tài chính được đề xuất xem xét việc điều chỉnh các chính sách và quy định pháp luật để tăng mức xử phạt (hành chính/hình sự) đối với các hành vi mua bán trái phép hóa đơn, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
d) Sử dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI): Ngành thuế đang áp dụng công nghệ thông tin và AI để phân tích dữ liệu lớn trong chuỗi giao dịch của các doanh nghiệp, phát hiện dấu hiệu gian lận trong việc kê khai và nộp thuế, và giám sát các doanh nghiệp trung gian trong chuỗi giao dịch.
e) Tăng cường tuyên truyền và đối thoại: Tổng cục Thuế đề xuất tăng cường công tác tuyên truyền về hồ sơ và thủ tục hoàn thuế để doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoàn thuế một cách chính xác. Đồng thời, tổ chức đối thoại với hiệp hội và doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế tồn đọng để giải quyết vướng mắc và đảm bảo thời hạn giải quyết hồ sơ.
f) Thanh tra và kiểm tra sau hoàn thuế: Tổng cục Thuế cam kết tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra sau hoàn thuế để kịp thời phát hiện việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc gian lận trong việc hoàn thuế GTGT và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp nghiệp vụ hải quan:
a) Quản lý doanh nghiệp: Lập danh sách và quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn thuế GTGT dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro. Kiểm tra và giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu để đảm bảo hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu cho đến khi hàng hóa thực xuất khẩu để ngăn ngừa tình trạng hàng hóa quay trở lại nội địa.
b) Kiểm tra hồ sơ và thực tế: Kiểm tra hồ sơ và hàng hóa thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn như khai sai thông tin, số lượng, giá trị hải quan, hoặc sử dụng chứng từ không hợp lệ để làm thủ tục xuất khẩu.
c) Kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu: Kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của các dự án được miễn thuế nhập khẩu. Điều này nhằm ngăn chặn việc khai tăng trị giá hải quan để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT đầu vào.
d) Xử lý vi phạm: Khi phát hiện vi phạm, các trường hợp này sẽ được chuyển đến cơ quan điều tra để điều tra, truy tố và xử lý đối với các tổ chức hoặc cá nhân lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT để trục lợi tiền thuế GTGT.
Phối hợp với các cơ quan khác: Tổng cục Hải quan sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan thuế nội địa và các lực lượng khác trong việc ngăn chặn gian lận hoàn thuế GTGT. Cụ thể:
a) Đối với các Cục Hải quan tỉnh và thành phố:
Phối hợp với Cục Thuế: Cung cấp thông tin về các thủ đoạn gian lận liên quan đến hàng hóa xuất khẩu để cơ quan thuế có căn cứ để xử lý. Cập nhật danh sách các doanh nghiệp vi phạm và thông tin liên quan.
Kiểm tra hàng hóa: Kiểm tra chặt chẽ thông tin trên hồ sơ kê khai hoàn thuế GTGT để đảm bảo tính đúng đối tượng và chính sách pháp luật.
b) Phối hợp với các lực lượng khác: Tăng cường kiểm tra liên ngành giữa Hải quan và Thuế, kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu và hoàn thuế GTGT. Tham gia vào quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để ngăn chặn việc lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT.
c) Hợp tác với các cơ quan biên phòng: Đối phó với hành vi quay vòng hàng xuất khẩu qua biên giới để chiếm đoạt tiền thuế GTGT.
d) Hợp tác quốc tế: Tổng cục Hải quan cũng tăng cường hợp tác với Hải quan các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có biên giới chung, để chia sẻ thông tin và ngăn chặn gian lận trong hoàn thuế GTGT.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, cơ quan thuế vừa phải đảm bảo giải quyết nhanh chóng hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời vẫn phải thực hiện các giải pháp nghiệp vụ để phòng chống gian lận hoàn thuế.
"Việc đẩy nhanh hoàn thuế cũng phải trên cơ sở kiểm duyệt chặt chẽ để không gây rủi ro thất thu ngân sách Nhà nước", đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào để lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT, là thủ đoạn đã được ngành Thuế nhận diện và quyết liệt xử lý trong thời gian qua.
Những thủ đoạn tinh vi gian lận hoàn thuế GTGT:
Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế vạch ra nhiều dấu hiệu, chiêu trò vi phạm trong hoàn thuế GTGT trọng tâm tập trung ở 3 dấu hiệu.
Thứ nhất, thủ đoạn, hành vi của các đối tượng gian lận hoàn thuế chủ yếu xảy ra tại khâu trung gian (F1, F2) mua bán hàng hóa. Các doanh nghiệp trong khâu trung gian sau khi xuất hóa đơn cho doanh nghiệp F1 thì tạm dừng kinh doanh hoặc bỏ trốn, việc kê khai doanh thu và thuế giữa các doanh nghiệp trung gian không khớp đúng, doanh nghiệp bán (F2) kê khai doanh thu nhỏ nhưng doanh nghiệp mua (F1) kê khai khấu trừ lớn. Đồng thời, việc thanh toán qua ngân hàng được Cục thuế xác minh thì thanh toán tiền đều được thực hiện qua ngân hàng, tuy nhiên việc thanh toán tiền hàng và rút tiền từ ngân hàng đều diễn ra trong cùng 1 ngày và cùng tên một người rút tiền.
Thứ hai, doanh nghiệp hoàn thuế GTGT sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (mua của các doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, thay đổi trạng thái hoạt động liên tục tại nhiều địa phương khác nhau để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT.
Thứ ba, doanh nghiệp hoàn thuế lập chứng từ, hồ sơ xin hoàn thuế nhưng không có hàng hóa mua vào, không có kho hàng bến bãi, không có phương tiện vận chuyển, mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào hoặc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh (từ ngày 1/7/2022 trở về trước).
Ngoài các dấu hiệu chung nêu trên, đối với mỗi nhóm ngành hàng, lĩnh vực hàng xuất khẩu lại phát sinh những dấu hiệu vi phạm tinh vi hơn. Cụ thể:
Lợi dụng chính sách ưu đãi về thủ tục hải quan (kiểm tra thực tế theo mức độ rủi ro) để gian lận thương mại khi xuất khẩu hàng hóa như: xuất khống hàng hóa; xuất ít hơn so với khai báo; xuất không đúng chủng loại so với khai báo (khai báo một loại, xuất một loại); xuất khẩu số lượng lớn hàng hóa với trị giá cao bất thường; khai báo hàng có trị giá cao, xuất hàng có trị giá thấp; Khai báo sai tên hàng, mã số hàng hóa để lập khống hồ sơ mở tờ khai xuất khẩu, nguồn gốc hàng hóa thì không rõ ràng...
Các DN kinh doanh mặt hàng nông sản, thu mua nguyên liệu tại các cơ sở kinh doanh trong nước rồi xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc, Lào, Campuchia... khi cơ quan Thuế Việt Nam thực hiện xác minh hóa đơn với cơ quan thuế nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để thu thập thông tin củng cố hồ sơ hoàn thuế, thì cơ quan Thuế nước ngoài trả lời không có thông tin người nộp thuế, không liên lạc được và không tìm thấy địa chỉ trụ sở của các cá nhân và DN mua hàng nhập khẩu cần xác minh phía bên nước ngoài...
Trách Nhiệm Cung Cấp Thông Tin và Giải Trình trong Hồ Sơ Hoàn Thuế GTGT của người nộp thuế:
Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế để làm rõ các nội dung kê khai thuế trong hồ sơ hoàn thuế GTGT là trách nhiệm của người nộp thuế. Thông thường Cơ quan thuế đề nghị doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin cũng như tài liệu sau đây:
Về Doanh thu: Cơ quan thuế sẽ dựa trên các phân tích so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, tờ khai thuế và các dữ liệu khác để xác định mức độ rủi ro về thuế của người nộp thuế.
Ví dụ:
Trường hợp doanh thu của doanh nghiệp tăng đáng kể và vượt quá nhiều lần so với vốn chủ sở hữu thì CQT đề nghị doanh nghiệp cung cấp giải trình về nguồn vốn kinh doanh trong kỳ hoàn thuế.
Theo dõi sự vận động của hàng hóa xuất khẩu: Để hiểu rõ hơn về quá trình vận động hàng hóa xuất khẩu, CQT thường yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa mua về và nhập kho, địa điểm lưu kho, và quá trình xuất kho của hàng hóa gồm các nội dung sau (chi tiết tại file đính kèm):
+ Đối với việc nhập hàng, NNT cung cấp cho CQT các nội dung: Số hóa đơn, Ngày hóa đơn, Tên hàng, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền, Thuế GTGT
+ Đối với việc xuất khẩu hàng, NNT cung cấp cho CQT các nội dung: Số/ Ngày Contract, Số/ Ngày Packing List, Số/ Ngày Commercial Invoice, Số lượng XK, Đơn giá, Thành tiền.
Phương thức vận chuyển hàng hóa xuất khẩu: Doanh nghiệp thường được yêu cầu cung cấp thông tin về phương tiện vận chuyển được sử dụng, số lần vận chuyển, tải trọng của các phương tiện, các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ thanh toán, và tất cả các chứng từ liên quan đến thuê kho hàng, bến bãi, và các thông tin liên quan khác.
Giải trình số liệu kê khai điều chỉnh thuế GTGT: Cơ quan thuế đặc biệt quan tâm đến số lượng các kê khai điều chỉnh thuế GTGT và việc khấu trừ thuế từ các kỳ trước, đặc biệt là tại các chỉ tiêu 37 và 38 trong kỳ hoàn thuế.
Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và giải quyết hoàn thuế GTGT của CQT:
a) Rà soát quy định: Tổng cục Thuế đang xem xét và báo cáo Bộ Tài chính về các quy định tại Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu. Mục tiêu là đảm bảo rằng các quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất và điều kiện hoàn thuế GTGT được đồng nhất và chặt chẽ hơn.
b) Kiểm tra đối tượng kinh doanh: Tổng cục Thuế đề xuất cơ quan chức năng nghiên cứu và áp dụng các quy định chặt chẽ liên quan đến đối chiếu thông tin cá nhân khi đăng ký kinh doanh. Sau khi cấp phép thành lập doanh nghiệp, cần kiểm tra hậu kiểm các điều kiện đã đăng ký để ngăn chặn việc lợi dụng giấy phép để mua bán hóa đơn GTGT trái phép.
c) Nâng mức xử phạt: Bộ Tài chính được đề xuất xem xét việc điều chỉnh các chính sách và quy định pháp luật để tăng mức xử phạt (hành chính/hình sự) đối với các hành vi mua bán trái phép hóa đơn, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
d) Sử dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI): Ngành thuế đang áp dụng công nghệ thông tin và AI để phân tích dữ liệu lớn trong chuỗi giao dịch của các doanh nghiệp, phát hiện dấu hiệu gian lận trong việc kê khai và nộp thuế, và giám sát các doanh nghiệp trung gian trong chuỗi giao dịch.
e) Tăng cường tuyên truyền và đối thoại: Tổng cục Thuế đề xuất tăng cường công tác tuyên truyền về hồ sơ và thủ tục hoàn thuế để doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoàn thuế một cách chính xác. Đồng thời, tổ chức đối thoại với hiệp hội và doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế tồn đọng để giải quyết vướng mắc và đảm bảo thời hạn giải quyết hồ sơ.
f) Thanh tra và kiểm tra sau hoàn thuế: Tổng cục Thuế cam kết tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra sau hoàn thuế để kịp thời phát hiện việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc gian lận trong việc hoàn thuế GTGT và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp nghiệp vụ hải quan:
a) Quản lý doanh nghiệp: Lập danh sách và quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn thuế GTGT dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro. Kiểm tra và giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu để đảm bảo hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu cho đến khi hàng hóa thực xuất khẩu để ngăn ngừa tình trạng hàng hóa quay trở lại nội địa.
b) Kiểm tra hồ sơ và thực tế: Kiểm tra hồ sơ và hàng hóa thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn như khai sai thông tin, số lượng, giá trị hải quan, hoặc sử dụng chứng từ không hợp lệ để làm thủ tục xuất khẩu.
c) Kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu: Kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của các dự án được miễn thuế nhập khẩu. Điều này nhằm ngăn chặn việc khai tăng trị giá hải quan để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT đầu vào.
d) Xử lý vi phạm: Khi phát hiện vi phạm, các trường hợp này sẽ được chuyển đến cơ quan điều tra để điều tra, truy tố và xử lý đối với các tổ chức hoặc cá nhân lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT để trục lợi tiền thuế GTGT.
Phối hợp với các cơ quan khác: Tổng cục Hải quan sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan thuế nội địa và các lực lượng khác trong việc ngăn chặn gian lận hoàn thuế GTGT. Cụ thể:
a) Đối với các Cục Hải quan tỉnh và thành phố:
Phối hợp với Cục Thuế: Cung cấp thông tin về các thủ đoạn gian lận liên quan đến hàng hóa xuất khẩu để cơ quan thuế có căn cứ để xử lý. Cập nhật danh sách các doanh nghiệp vi phạm và thông tin liên quan.
Kiểm tra hàng hóa: Kiểm tra chặt chẽ thông tin trên hồ sơ kê khai hoàn thuế GTGT để đảm bảo tính đúng đối tượng và chính sách pháp luật.
b) Phối hợp với các lực lượng khác: Tăng cường kiểm tra liên ngành giữa Hải quan và Thuế, kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu và hoàn thuế GTGT. Tham gia vào quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để ngăn chặn việc lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT.
c) Hợp tác với các cơ quan biên phòng: Đối phó với hành vi quay vòng hàng xuất khẩu qua biên giới để chiếm đoạt tiền thuế GTGT.
d) Hợp tác quốc tế: Tổng cục Hải quan cũng tăng cường hợp tác với Hải quan các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có biên giới chung, để chia sẻ thông tin và ngăn chặn gian lận trong hoàn thuế GTGT.