Những chiêu kinh doanh "độc "của sinh viên

lethuy1212

New Member
Hội viên mới
Cho thuê váy, cho thuê máy giặt và cho thuê cả sim điện thoại trả sau… Không ít sinh viên đang sáng tạo ra những hình thức kinh doanh siêu độc đáo. Thành công của những dịch vụ này có thể khiến bạn hoàn toàn bất ngờ.

Kinh doanh kiểu… chỉ sinh viên mới có

“Cái khó, ló cái khôn” là câu nói mà Hoàng (sinh viên năm thứ 2, trường ĐH Lao động – Xã hội) chia sẻ khi nói về dịch vụ giặt đồ thuê của mình. Hoàng được gia đình mua cho cái máy giặt để tiện dụng cho việc giặt giũ. Có chiếc máy giặt đúng là tiện lợi hơn rất nhiều. Nhưng sự leo thang của tiền điện, tiền nước ở các xóm trọ làm Hoàng méo mặt.

Chiếc máy giặt thuộc loại lớn, nên chỉ để giặt quần áo bản thân, Hoàng cũng thấy lãng phí. Thế là ý tưởng cho thuê máy giặt bất ngờ lóe lên: “Bạn bè của mình nhiều người rất ngại giặt đồ trong khi đó máy giặt của mình lại ít khi dùng nên mình tự hỏi tại sao không cho thuê máy giặt để đôi bên cùng có lợi”.

Nghĩ là làm, các tờ rơi quảng cáo cho dịch vụ “thuê máy giặt” được đưa đi phát tại các xóm trọ sinh viên với dòng chữ: “Các bạn chỉ việc đưa quần áo đến (tầm 7kg) và chờ trong khoảng 25 - 30 phút là quần áo sẽ thơm tho ngay. Mức phí cho mỗi lần giặt đồ chỉ là 25.000 đồng. Liên hệ với Hoàng theo số điện thoại…”. Với mức giá khá phù hợp với các bạn sinh viên “lười” giặt giũ nên dịch vụ của Hoàng bỗng nhiên hút khách: “Trung bình, mỗi sáng mình nhận giặt cho 4 người, tối thì khoảng 6 - 10 người. Khách đến giặt đông nhất là tầm 7h30 - 10h tối”.

Đình Tiến (trường ĐHDL Phương Đông) – khách hàng tới giặt quần áo - chia sẻ: “Những hôm trời lạnh, mình ghét nhất là giặt quần áo, vừa cóng tay mà quần áo mãi chẳng khô. Thấy được tờ rơi quảng cáo cho thuê máy giặt quần áo nên mình mang quần áo của mình và bạn cùng phòng dồn trong 5 ngày. Giặt thế này vừa rẻ hơn các quán giặt là mà lại được lấy ngay”.

Nhờ có những vị khách như vậy mà chiếc máy giặt “kiếm cơm” của Hoàng luôn hoạt động với công suất cao nhất. Số tiền Hoàng kiếm được không chỉ giúp Hoàng thanh toán được hóa đơn tiền điện, tiền nước hằng tháng mà còn giúp cậu có thêm một khoản thu nhập.

Hùng (sinh viên năm thứ 3, trường ĐH Giao thông Vận tải) cũng sở hữu một dịch vụ kinh doanh “độc”: Cho thuê sim điện thoại. Với lợi thế là dùng điện thoại thuê bao trả sau của mạng di động Viettel gọi dưới 10 phút không mất tiền, chàng trai này bỗng nảy ra ý định kinh doanh. Ý tưởng này chỉ vụt đến khi một lần Hùng trêu bạn: “Mỗi lần tớ cho mượn điện thoại là tính phí 3.000 đồng nhé!”. Điều Hùng không ngờ đến là người bạn kia “thanh toán” lệ phí thuê điện thoại ngay tại chỗ. Từ đó, Hùng thường xuyên cho bạn bè thuê điện thoại để “buôn chuyện” chỉ với mức 3.000 đồng/cuộc gọi, rẻ hơn nhiều so với cước phí viễn thông thông thường.

“Đầu tiên, tớ còn ngại, nhưng dần dần mọi người mượn gọi nhiều nên tớ cũng không ngại nữa. Dù sao cũng thuận lợi cả đôi bên mà. Mỗi ngày cũng phải kiếm được 70.000 – 80.000 đồng, có khi hơn” - Hoàng chia sẻ.

Cũng cùng có những ý tưởng hay ho như Hoàng và Hùng là Đặng Trang (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Vốn sở hữu nhiều váy vóc kiểu dáng đẹp, nhà lại ở cạnh trường nên Trang quyết định cho thuê váy.

Trang cho biết: “Mình biết các bạn nữ đều rất thích ăn diện, đặc biệt là trong những dịp đặc biệt như dạ hội, sinh nhật… Mình lại học ngành báo chí nên quen rất nhiều bạn hay đi phỏng vấn, lên truyền hình hoặc làm MC. Yêu cầu công việc khiến trang phục của các bạn ấy cũng phải thường xuyên thay đổi nhưng không phải bạn nào cũng có đủ điều kiện để mua sắm thường xuyên. Thế là mình quyết định cho thuê những bộ váy của mình”.

Là tín đồ của shopping nên Trang mua rất nhiều quần áo, váy hợp mốt. Do vậy nên dịch vụ mới mở chưa lâu song đã có khá đông bạn bè quen biết tới thử đồ. Giá thuê mỗi bộ váy không giống nhau vì còn phải tùy thuộc vào kiểu dáng và số tiền của từng chiếc. Mức thông thường là vài ba chục nghìn đồng một chiếc. Mỗi lần khách thuê, Trang cũng lấy tiền đặt cọc để bảo đảm là chiếc váy được nguyên vẹn khi trở về tủ đồ.

Lý giải cho việc ngày nào cũng có khách đến xem đồ, Trang nói: “Những vị khách đầu tiên của mình là người quen. Cứ người này giới thiệu người kia nên khách tìm đến ngày một nhiều. Nhà mình cũng có chỗ thử và gương ngắm đầy đủ lại riêng tư nên nhiều bạn rất thích. Nhiều bạn sinh viên trường khác được bạn bè giới thiệu cũng qua chỗ mình để thuê váy đi dự đám cưới hoặc dự tiệc”.

Những “tai nạn” hy hữu

Các dịch vụ kinh doanh lạ này đa phần diễn ra thuận lợi, đem lại thu nhập khá. Tuy nhiên, do tính chất độc đáo và mới mẻ của những mặt hàng được mang ra cho thuê nên Hoàng, Hùng và Trang nhiều khi cũng phải đối mặt với những tình huống “dở khóc dở cười”.

Hoàng chia sẻ: “Trước khi giặt, mình đã nói rõ với khách là phải phân loại riêng quần áo bị phai màu nhưng nhiều khách hàng quên nên sau khi giặt một số quần áo bị ra màu”.Cũng có nhiều hôm do việc học tập bận rộn hoặc có việc phải về quê nên Hoàng không nhận giặt thuê. ấy vậy mà điện thoại của cậu luôn trong tình trạng nóng ran bởi các cuộc gọi của khách hàng. Cài đặt chế độ im lặng cũng không xong, nhiều khi để tránh bị làm phiền, Hoàng buộc phải tắt máy.

Còn chiếc điện thoại của Hùng sau một ngày cho thuê thì luôn trong trạng thái pin yếu. Nhiều khi tối về tới phòng trọ, định đi sạc pin mà vẫn còn có người thuê. Thậm chí có khách còn chấp nhận thuê trong tình trạng máy đang sạc pin. Hiện giờ, tiền kinh doanh đã giúp Hùng sắm được thêm một chiếc điện thoại mới để tiện việc liên lạc và cho mọi người thuê.

“Khó xử nhất là có những bạn gọi nhầm sang mạng di động khác. Mình cũng chủ quan nên ít khi kiểm tra, bạn nào báo bị nhầm thì mình còn biết mà tính tiền chứ có bạn chẳng nói năng gì thì coi như hôm ấy tiền cho thuê máy cũng đi “tong”. Cũng may là những lần như thế không nhiều”, Hùng tâm sự.

Đặng Trang thì cũng không ít lần bị ấm ức vì mất “toi” chiếc váy mà bản thân rất thích: “Những chiếc váy bị rách thì khách hàng cũng đền bù nhưng cũng tiếc lắm vì mua lại chúng rất khó. Đặc biệt, có bạn nữ đến thuê váy rồi chịu mất tiền đặt cọc để “chiếm” luôn chiếc váy của mình. Nghĩ đến giờ vẫn tiếc”.

Không thể tránh khỏi những rủi ro nhưng những hình thức dịch vụ lạ lẫm và thông minh này thực sự hữu ích với nhiều sinh viên trong thời buổi “bão giá”.
 
Câu chuyện khởi nghiệp

Trong khởi nghiệp, việc học cần được bắt đầu từ những thành công và những sai lầm của người khác để tránh lãng phí thời gian và các nguồn lực và đây là ý tưởng cho sự ra đời của “Câu chuyện khởi nghiệp”.
“Câu chuyện khởi nghiệp” là chuỗi các chương trình mang đến cho người trẻ những bài học về cả về thành công lẫn thất bại về quá trình khởi nghiệp của những doanh nhân, những người đi trước về tiến trình khởi nghiệp. Chuỗi các chương trình này được nối kết chặt chẽ: Suy nghĩ – Hành động – Sự kiện (Thinking – Doing – Events). Câu chuyện khởi nghiệp đi theo từng giai đoạn từ khi hình thành tư duy làm giàu, phương cách phát triển tư duy làm giàu, định hướng con đường khởi nghiệp đúng đắn đến việc học hỏi những bước đi cần thiết, kỹ năng quan trọng, những sai lầm cần tránh để giúp cho việc khởi nghiệp thành công.
Chuỗi các chương trình của “Câu chuyện khởi nghiệp” được thực hiện thông qua sự liên kết với sức mạnh của các công cụ truyền thông.
1. Tư duy làm giàu – Thinking
“Tư duy làm giàu” là chương trình đầu tiên trong chuỗi chương trình Câu chuyện khởi nghiệp. Để làm giàu, trước hết phải có tư duy làm giàu và với ý nghĩa này, “Tư duy làm giàu” được thực hiện dành cho các bạn trẻ thuộc độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, là sinh viên hoặc các bạn đã ra trường và đang đi làm.
Những chuyên gia, doanh nhân cộng tác với **************** sẽ thực hiện trách nhiệm cao cả của mình là ươm mầm và nuôi dưỡng tư duy làm giàu cho người trẻ. “Tư duy làm giàu” thực hiện các chương trình trò chuyện trực tiếp để định hướng hoạch định kế hoạch cá nhân cho các bạn trẻ, hướng dẫn kỹ năng phát triển ý tưởng kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, cung cấp sân chơi để thực hành khởi nghiệp trước khi các bạn trẻ khởi nghiệp thật sự.
2. Người trẻ khởi nghiệp – Doing
“Người trẻ khởi nghiệp” chương trình mang đến những góc nhìn mới về quá trình khởi nghiệp của những người trẻ khởi nghiệp qua từng bước chuyển biến của thời gian và xã hội. Chương trình được thực hiện nhằm giới thiệu các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, những gương khởi nghiệp thành công đến cộng đồng doanh nhân và xã hội.
Đối tượng phục vụ của “Người trẻ khởi nghiệp” là các bạn trẻ đang trong tiến trình khởi sự kinh doanh. Chương trình được kỳ vọng đóng vai trò cầu nối giữa những người trẻ có khát khao thực hiện ý tưởng kinh doanh với các nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp, Quỹ đầu tư.. để biến ước mơ kinh doanh của những người trẻ được hiện thực hóa nhanh và bền vững hơn.
3. **************** – Sự kiện
****************- Sự kiện là nơi gặp gỡ giữa những trí thức tâm huyết, doanh nhân thành đạt mong muốn truyền tải những kinh nghiệm, bài học cho những người trẻ đang tiếp nối chặng đường khởi nghiệp.
Tính tương tác cao giữa ****************- Sự kiện với các bạn trẻ chính là điểm khác biệt mà **************** tạo ra. Các nội dung được trao đổi là những chủ đề liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và điều hành doanh nghiệp mà các bạn trẻ muốn được tìm hiểu và chia sẻ.
Kỳ vọng lớn nhất của ****************- Sự kiện là trở thành nơi doanh nhân thành đạt thực hiện sứ mệnh truyền thêm đam mê cho thế hệ trẻ tiếp nối, là một kênh giao tiếp trực tiếp giữa các thế hệ doanh nhân, góp phần gắn kết và tiếp thêm động lực cho những người trẻ đang thực hiện ước mơ làm giàu chân chính cho bản thân, gia đình và xã hội.
Ban biên tập ****************
 
Ðề: Những chiêu kinh doanh "độc "của sinh viên

Thanks bạn.Bài viết rất hữu ích

---------- Post added at 03:44 ---------- Previous post was at 03:42 ----------

Thanks bạn.Bài viết rất hữu ích...................................................!
 
Doanh Nhân là gì?

“Doanh nhân” là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90. Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng: cứ “được gọi” là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền. Thực tế, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có người thành kẻ bại. Doanh nhân được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc).

Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp.

Doanh nhân còn là những người có được những: (1) năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, (2) kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và (3) các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác.

Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.

Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội.

Các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân.

Từ trước đến nay, doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nay đã bắt đầu có những đầu tư ra nước ngoài.

Ngày doanh nhân Việt Nam

Riêng các doanh nhân Việt Nam có một ngày kỷ niệm trong năm, đó là ngày 13 tháng 10.

Ngày này được công nhận vào năm 2004, dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải.

Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử

*Thời phong kiến: Trong câu “Sĩ nông công thương”, doanh nhân (các thương gia thời đó) đứng ở cuối các thang bậc của xã hội. Chính vì vậy, khi các thương gia thành công, có nhiều tiền, họ sẽ cố đầu tư cho con học đi thi để được gia nhập vào tầng lớp “sĩ” (quan lại, sĩ phu…” hoặc đem tiền trở về quê mua thật nhiều ruộng đất, bắt đầu một quá trình tự “nông dân hóa” để gia nhập trở lại vào tầng lớp “nông”.

Suốt thời kỳ này tầng lớp doanh nhân không phát triển được.

*Thời thực dân: Tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát triển. Về mặt số lượng họ khá đông đảo và bắt đầu một quá trình tích tụ nguồn vốn, tri thức và kinh nghiệm để vươn lên kinh doanh và cạnh tranh lại với tư bản nước ngoài. Nhiều người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết thực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà…

Do có khả năng tài chính, các doanh nhân đều đầu tư cho con cái học hành bài bản và nhiều người trong số này đã trở thành các nhà cách mạng.

*Thời sau giải phóng: (miền Bắc từ sau 1954, miền Nam từ sau 1975 đến năm 1990) Tầng lớp doanh nhân gần như bị phân rã. Họ không xuất hiện và không được công nhận trong xã hội. Các pano, affiche cổ động chỉ có hình ảnh của công – nông – binh, không có doanh nhân và không có cả trí thức.

*Từ 1990 đến nay: Sau Đổi mới, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày 21 tháng 12 năm 1990 đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân ra đời và cùng với đó là sự hồi sinh, phát triển của tầng lớp doanh nhân Việt Nam. Tuy trên các tranh cổ động vẫn chỉ có “công – nông – binh” và thêm “trí” song doanh nhân cũng dần được công nhận là một tầng lớp xã hội.

Theo wikipedia.- www.****************
 
Tìm hiểu chu kỳ sống của một doanh nghiệp để khởi nghiệp

**************** sẽ giúp bạn tự mình trả lời câu hỏi đó.

Quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục mà trong đó các doanh nhân phải giải quyết những vấn đề có tính sống còn sau đây.

- Sứ mệnh và những giá trị doanh nghiệp muốn theo đuổi: Doanh nghiệp sẽ đi vào lĩnh vực kinh doanh nào?

- Các mục tiêu và mục đích: Doanh nghiệp sẽ đi về đâu?

- Chiến lược phát triển: Doanh nghiệp sẽ đi đến các mục tiêu đã định bằng con đường nào?

- Con người và các nguồn lực khác: Những yếu tố cần thiết nào để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu?

- Cơ cấu tổ chức nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp?

- Chiến lược về tài chính: Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và cần khi nào?

- Quan niệm về sự thành công: Đâu là đích đến cuối cùng của doanh nghiệp?

Những vấn đề và các hoạt động nói trên tạo nên vòng đời hay chu kỳ sống của một doanh nghiệp. Chu kỳ này được lặp lại ở tất cả các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ.

Làm doanh nghiệp là một quá trình giải quyết vấn đề liên tục, đòi hỏi doanh nhân – nhà quản lý doanh nghiệp phải có những phương pháp nhất định. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều phải trải qua chu kỳ sống gồm bảy giai đoạn được nêu ra dưới đây.

****************- Kho kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top