Những căn nguyên khiến máy tính “chậm như rùa” Máy tính sau một thời gian sử dụng thì trở nên già cỗi, khởi động chậm chạp, vận hành kém và tắt máy cũng “không kém phần trang trọng”. Sau đây là những nguyên nhân khiến chiếc máy tính góp phần quan trọng trong công việc của bạn chạy chậm đến mức khó tin.
1. Start-up tải nhiều chương trình
Sau một thời gian dùng máy tính thì rất nhiều chương trình tự động “trao thân gửi phận” vào bộ phận khởi động (Start-up) của Windows. Điều đáng nói là đôi khi những ứng dụng này lại tự động “gửi gắm” vào các mục ẩn của Start-up. Càng nhiều chương trình tải trong quá trình khởi động sẽ khiến máy tính trở nên chậm chạp, đôi khi còn bị “đóng băng” hoàn toàn.
Vì thế, bạn nên hạn chế các chương trình tự động chạy trong khi khởi động để giúp máy tính tăng tốc và cũng cải thiện đáng kể hoạt động của cả hệ thống.
2. Spyware
Các chương trình độc hại “chen lấn” trong Windows Registry và hệ thống file quan trọng là nguyên nhiên quan trọng thứ hai khiến máy tính chạy chậm như rùa.
Các chương trình này thường tự đồng cài vào máy tính của bạn mà bạn không hề biết hoặc không đồng ý trong khi bạn đang cài 1 phần mềm miễn phí. Hoặc spyware tự động “lộng hành” khi bạn truy cập vào các website độc mà không biết.
Vì thế, bạn nên gỡ bỏ các chương trình này càng sớm càng tốt để tăng tốc độ máy tính, và để phòng tránh chúng sẽ phá hủy hệ thống máy tính của bạn.
Bạn có thể gỡ bỏ bằng cách tinh chỉnh trong registry hoặc bằng cách cài phần mềm diệt spyware tự động, như Spyware Doctor mà Dân trí đã giới thiệu trước đây.
3. Windows Registry có vấn đề
Registry là nơi chứa các giá trị, các thiết lập mặc định của Windows. Vì thế, Registry có lỗi hay “quá tải” sẽ gây ra nhiều vấn đề về hoạt động, chẳng hạn như khởi động chậm chạp, tắt máy cũng “như rùa” và không thể đặt ở chế độ Standby hoặc ngủ đông…
Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên dọn dẹp, thu gọn và tối ưu hóa Registry để giúp máy tính duy trì “sức khỏe” để hoạt động tốt hơn.
4. Ổ cứng “ngổn ngang”
Sự phân đoạn file (fragmentation) - các file nằm rải rác, lộn xộn vừa tốn diện tích ổ cứng vừa khiến quá trình tập hợp lại thông tin và xếp chúng theo trật tự càng lâu. Hơn nữa, tìm được một vùng trống để lưu dữ liệu cũng mất rất nhiều công sức. Khi đó, tốc độ hoạt động của máy tính sẽ bị giảm xuống, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi menu và truy cập file.
Vì thế, bạn có thể cải thiện tình hình này bằng tiện ích Disk Defragmenter và Disk Cleanup, tại địa chỉ: Start > Accessories > System Tools.
5. Phần mềm an ninh “vô dụng” chiếm dụng tài nguyên
Phần mềm an ninh không phải lúc nào và phần mềm nào cũng quét virus tốt như bạn mong muốn. Đáng tiếc là rất nhiều phần mềm bảo mật chiếm dụng nhiều bộ nhớ, tài nguyên của hệ thống. Vì thế, máy tính hoạt động rất ì ạch vì những phần mềm đó liên tục quét và kiểm tra an ninh cho hệ thống.
Do đó, để kiểm tra phần mềm an ninh đang cài trên máy tính chiếm bao nhiêu bộ nhớ của máy tính, bạn nhấn tổ hợp phím CTRL+ALT+DELETE và chọn phần Task manager. Tại danh mục hiện ra, bạn nhìn vào bảng “processes” để biết được dung lượng của nó.
6. “Tàn dư” của các chương trình đã gỡ bỏ
Việc gỡ bỏ một ứng dụng từ điều khiển control panel hay qua start menu thường bỏ sót một số bộ phận của phần mềm đó. Những “tàn dư” này có thể khiến máy tính của bạn chạy chậm hơn.
1. Start-up tải nhiều chương trình
Sau một thời gian dùng máy tính thì rất nhiều chương trình tự động “trao thân gửi phận” vào bộ phận khởi động (Start-up) của Windows. Điều đáng nói là đôi khi những ứng dụng này lại tự động “gửi gắm” vào các mục ẩn của Start-up. Càng nhiều chương trình tải trong quá trình khởi động sẽ khiến máy tính trở nên chậm chạp, đôi khi còn bị “đóng băng” hoàn toàn.
Vì thế, bạn nên hạn chế các chương trình tự động chạy trong khi khởi động để giúp máy tính tăng tốc và cũng cải thiện đáng kể hoạt động của cả hệ thống.
2. Spyware
Các chương trình độc hại “chen lấn” trong Windows Registry và hệ thống file quan trọng là nguyên nhiên quan trọng thứ hai khiến máy tính chạy chậm như rùa.
Các chương trình này thường tự đồng cài vào máy tính của bạn mà bạn không hề biết hoặc không đồng ý trong khi bạn đang cài 1 phần mềm miễn phí. Hoặc spyware tự động “lộng hành” khi bạn truy cập vào các website độc mà không biết.
Vì thế, bạn nên gỡ bỏ các chương trình này càng sớm càng tốt để tăng tốc độ máy tính, và để phòng tránh chúng sẽ phá hủy hệ thống máy tính của bạn.
Bạn có thể gỡ bỏ bằng cách tinh chỉnh trong registry hoặc bằng cách cài phần mềm diệt spyware tự động, như Spyware Doctor mà Dân trí đã giới thiệu trước đây.
3. Windows Registry có vấn đề
Registry là nơi chứa các giá trị, các thiết lập mặc định của Windows. Vì thế, Registry có lỗi hay “quá tải” sẽ gây ra nhiều vấn đề về hoạt động, chẳng hạn như khởi động chậm chạp, tắt máy cũng “như rùa” và không thể đặt ở chế độ Standby hoặc ngủ đông…
Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên dọn dẹp, thu gọn và tối ưu hóa Registry để giúp máy tính duy trì “sức khỏe” để hoạt động tốt hơn.
4. Ổ cứng “ngổn ngang”
Sự phân đoạn file (fragmentation) - các file nằm rải rác, lộn xộn vừa tốn diện tích ổ cứng vừa khiến quá trình tập hợp lại thông tin và xếp chúng theo trật tự càng lâu. Hơn nữa, tìm được một vùng trống để lưu dữ liệu cũng mất rất nhiều công sức. Khi đó, tốc độ hoạt động của máy tính sẽ bị giảm xuống, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi menu và truy cập file.
Vì thế, bạn có thể cải thiện tình hình này bằng tiện ích Disk Defragmenter và Disk Cleanup, tại địa chỉ: Start > Accessories > System Tools.
5. Phần mềm an ninh “vô dụng” chiếm dụng tài nguyên
Phần mềm an ninh không phải lúc nào và phần mềm nào cũng quét virus tốt như bạn mong muốn. Đáng tiếc là rất nhiều phần mềm bảo mật chiếm dụng nhiều bộ nhớ, tài nguyên của hệ thống. Vì thế, máy tính hoạt động rất ì ạch vì những phần mềm đó liên tục quét và kiểm tra an ninh cho hệ thống.
Do đó, để kiểm tra phần mềm an ninh đang cài trên máy tính chiếm bao nhiêu bộ nhớ của máy tính, bạn nhấn tổ hợp phím CTRL+ALT+DELETE và chọn phần Task manager. Tại danh mục hiện ra, bạn nhìn vào bảng “processes” để biết được dung lượng của nó.
6. “Tàn dư” của các chương trình đã gỡ bỏ
Việc gỡ bỏ một ứng dụng từ điều khiển control panel hay qua start menu thường bỏ sót một số bộ phận của phần mềm đó. Những “tàn dư” này có thể khiến máy tính của bạn chạy chậm hơn.