Chào các bạn,
Mình lập Topic để các bạn đã thi và đạt trên 900 điểm Toeic dạng mới cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé.
--
Để mở hàng mình xin chia sẻ kinh nghiệm thi Toeic của mình. Mình thi Toeic ngày 22/10/2012. Kết quả thi được 945 điểm, trong đó phần Reading mình được 450 điểm, phần Listening mình được tối đa 495/495 điểm. Thực ra, hôm thi mình cũng cảm giác là mình làm khá tốt phần Listening nhưng mình cũng không nghĩ là mình đạt được kết quả tốt như vậy. Có lẽ là do Part 3, Part 4 mình nghe khá tốt.
Về tài liệu, phương pháp học cũng có nhiều bài trong diễn đàn này chia sẻ rồi. Mình chỉ xin chia sẻ những điều mà theo mình biết là mới, chưa xuất hiện trên diễn đàn này và các sách trên thị trường.
Lần này mình sẽ trình bày về T636 – Kỹ thuật nghe Part 3, 4 New Toeic
1. Dẫn nhập
Toeic là bài thi gồm 2 phần Reading và Listening với tổng số câu hỏi là 200 câu. Phần Reading với các câu hỏi về Sentence Completion và Reading liên quan nhiều đến Ngữ pháp và kỹ năng đọc là thế mạnh của thí sinh Việt Nam và có thể củng cố được thông qua tự học và tự rèn luyện.
Tuy nhiên, đa số các bạn khi học cảm thấy gặp khó khăn với phần Listening, đặc biệt là ở Part 3: Short Conversation (30 câu) và Part 4: Short Talk (30 câu). Nhiều bạn khi nghe có thể nghe được 100% nội dung của bài nói, bài hội thoại nhưng vẫn không thể chọn được đáp án đúng, mất nhiều điểm ở phần này và ảnh hưởng đến điểm số Toeic cuối cùng của mình do 2 phần này chiếm 60% số điểm của phần nghe Toeic (60 câu/tổng số 100 câu).
Thực tiễn cho thấy, điểm Toeic tăng chủ yếu là do việc cải thiện kỹ năng nghe, còn trong thời gian ngắn khó có thể tăng nhiều điểm phần Reading do đòi hỏi đầu tư học thêm về ngữ pháp, từ vựng, cải thiện tốc độ và khả năng đọc hiểu.
Bài viết này xin chia sẻ kinh nghiệm để vượt qua Part 3, 4 phần Listening của bài thi Toeic với kỹ thuật nghe T636. Phương pháp do thầy giáo dạy Toeic của mình, một người thầy mà mình rất khâm phục (thầy Quý Tuấn Toeic - Tuantology - đạt 990/990 điểm New Toeic) sáng tạo, thử nghiệm và phổ biến. Mình đã áp dụng phương pháp này và đạt điểm tuyệt đối phần nghe Toeic 495/495 vào ngày thi 22/10/2012.
(Còn tiếp)
---------- Post added at 02:50 ---------- Previous post was at 02:48 ----------
2. Đặc điểm phần nghe Part 3, 4 New Toeic:
Nhiều người khi học, luyện thi Toeic chỉ chú ý đến tips, cách làm và lao ngay vào luyện tập mà không chú ý đến các đặc điểm chủ chốt của phần nghe Part 3, 4 Toeic. Điều này cũng tương tự như việc bạn đi leo núi, dù bạn đã có kỹ thuật leo núi tốt, nhưng nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng, nắm được địa hình của vùng núi mà mình sẽ leo thì khả năng bạn leo được đến đỉnh nhiều hơn, mất ít thời gian công sức hơn. Nếu nắm được các đặc điểm của Part 3, 4 bạn sẽ biết cách phân bố thời gian cho từng câu, biết khi nào sẽ làm gì…?
Part 3 – Short Talks: gồm 30 câu hỏi trong toàn bộ 100 câu hỏi phần LC (câu 41 – câu 70). Thí sinh sẽ nghe Direction của Part 3 trong khoảng 30 giây. Trong New Toeic, mỗi bài đối thoại (Conversation) có ba câu hỏi và câu hỏi cũng sẽ được đọc qua băng. Sau khi nghe câu hỏi, thí sinh có 8 giây để tìm lựa chọn trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Bài đối thoại tăng từ A-B-A lên A-B-A-B và câu hỏi cũng dài hơn.
Part 4 – Short Conversations: gồm 30 câu hỏi trong toàn bộ 100 câu hỏi phần LC (câu 71 – câu 100). Thí sinh sẽ nghe Direction của Part 4 trong khoảng 28 giây. Trong New Toeic, mỗi bài độc thoại (Talk) có ba câu hỏi và câu hỏi cũng sẽ được đọc qua băng. Mỗi bài độc thoại có khoảng 100-120 từ và kéo dài khoảng 25-35 giây.
Có thể phân chia Part 3, 4 New Toeic theo 1. Nội dung 2. Dạng câu hỏi. Về nội dung, Part 3 có các chủ đề liên quan đến Occupations (nghề nghiệp), Activities (hoạt động), Time, Locations (thời gian, nơi chốn), Reasons (lý do). Còn Part 4 có 4 hình thức chính, được nhớ bởi chữ viết tắt WANA: Weather – thời tiết, Anouncements – thông báo ( recorded anouncements, special anouncements, business anouncements), News – tin tức, Advertisements – quảng cáo. Về dạng câu hỏi, cả Part 3 và Part 4 đều có thể chia theo về các câu hỏi Wh (Who, What, Where, When, How, Why) là chính, các kiểu hỏi Yes-No question, question tag không đáng kể.
Như vậy khi luyện nghe Part 3, 4 nên nghe đa dạng các chủ đề để quen tai và quen với mạch nội dung của các bài nghe. Những bạn nghe tốt phần Part 2 Toeic: Question-Response sẽ có lợi thế nhiều khi nghe Part 3, 4 do có khả năng nhận dạng tốt các dạng câu hỏi và cách trả lời. Nhiều bạn chủ quan cho rằng Part 2 là dễ nên không học kỹ phần này, vì cho rằng chỉ cần nhận dạng đúng dạng câu hỏi 1. Wh question 2. Yes-No question 3. Question tag, 4. Statement và áp dụng được 1 số tips như: 1. Wh question không bao giờ có câu trả lời bắt đầu bằng Yes-No 2. Yes-No question sẽ có trả lời là Yes hoặc No … Các đề thi Toeic trong tương lai sẽ bỏ dần các dấu hiệu hiển nhiên như trên và thay bằng các phương án dễ nhầm hơn rất nhiều, đặc biệt là với các câu Statements, question tag và yes-no question dạng phủ định. Nếu các bạn có thời gian làm thử Part 2 trong các quyển sách khó như Jim’s Toeic hoặc Target Toeic, sẽ thấy các tips trên là đúng nhưng chưa đủ hiệu quả để đạt điểm cao.
* Đón đọc: QQ – Kỹ thuật nghe Part 2 New Toeic, đạt tỷ lệ đúng trên 95% trong mọi tình huống (phương pháp của thầy Quý Tuấn Toeic – Tuantology)
---------- Post added at 02:59 ---------- Previous post was at 02:50 ----------
3. Một số khó khăn khi làm Part 3, 4 New Toeic:
Không đọc kịp nội dung hỏi và trả lời.
Không nhớ được nội dung trả lời
Không nghe được
Với khó khăn số 3: không nghe được nội dung, nguyên nhân là do chủ yếu là do chưa quen với phát âm hoặc người nói nói quá nhanh. Điều này là bình thường, ngay cả trong giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Việt. Chẳng hạn như bạn là người miền Bắc, học đại học với bạn H là người Huế. Nếu bạn đó nói giọng miền Bắc bạn sẽ dễ dàng nghe được, còn nếu nghe bạn H nói chuyện qua điện thoại với gia đình bằng tiếng Huế thì bạn nghe được bao nhiêu %. Tương tự với tiếng Anh cũng vậy, bạn quen nghe tiếng Anh giọng Mỹ nhưng trong bài nghe lại có cả tiếng anh giọng Anh, giọng Úc, giọng New Zeland. Cách khắc phục chủ yếu là nghe đi nghe lại nhiều lần bài nghe để quen với phát âm, tốc độ nói, ghi nhớ các tình huống nghe, đồng thời dựa trên ngữ cảnh để đoán nội dung. Thông thường số tình huống nghe của Toeic là cố định, sau một thời gian học và luyện đề Toeic, bạn sẽ phủ hết được các tình huống nghe thường gặp trong Toeic.
Khó khăn số 1, 2: không đọc kịp và không nhớ kịp nội dung. Mình cũng có đọc một số sách luyện thi Toeic và học thêm 1 khóa chỗ thầy Hoàng Toeic, thấy một số tips như: 1. Tranh thủ thời gian Direction của các phần để đọc trước câu hỏi và câu trả lời. 2. Gạch chân Keyword trong câu hỏi và trả lời khi đọc 3. Sau khi nghe xong 1 đoạn nghe, trả lời 3 câu hỏi kèm theo và nhanh chóng chuyển sang 3 câu tiếp 4. Học thuộc các bài nghe. Mình đã thử áp dụng các phương pháp này nhưng mình vẫn không thể đọc kịp và nhớ kịp nội dung. Mình cũng đầu tư rất nhiều thời gian cho tip 4 là Học thuộc các bài nghe, vì đây là tip chủ đạo của thầy Hoàng Toeic (thầy rất nổi tiếng, dạy Toeic và đạt 990 từ năm 2009) trong phần nghe. Mình học thuộc, ôn đi ôn lại nhưng sau một thời gian là lại quên hết, và không tăng được tỷ lệ đúng trong Part 3, 4. Có lúc mình cũng cảm thấy hơi “tự kỷ”, hay là nhận thức của mình có vấn đề? Có lẽ phương pháp “học thuộc” này không phù hợp với mình, các bạn đã học thầy Hoàng và đạt điểm cao cho biết thêm ý kiến nhé !
* Đọc thêm bài viết của thầy Hoàng Toeic về phương pháp giải quyết tất cả các phần trong thi Toeic dạng Format cũ , trong đó có Part 3, 4 (2 phần này giữa Toeic và New Toeic không có sự khác nhau nhiều) “Toeic: How to Conquer”
Về sau học thêm phương pháp T636 để nghe Part 3, 4 Toeic, mình mới biết hiểu lý do kết quả nghe Part 3, 4 của mình không đạt điểm cao, không ổn định phong độ là do các tips trên quá chung chung, chưa hướng đến quy trình cụ thể, từng bước phải làm gì. Hôm rồi đọc chữ ký 1 bạn trong diễn đàn một câu nói đại ý là “người thành công làm việc đúng, người thất bại làm việc gần đúng”, thấy diễn tả quá đúng luôn. Sự khác nhau giữa thành công và thất bại, điểm cao hay điểm thấp cũng là do “làm đúng” hay “làm gần đúng” mà thôi. Quan điểm của mình là không có phương pháp “tuyệt đối”, tức là tuyệt đối đúng hoặc tuyệt đối sai, chỉ có phương pháp “hiệu quả” hay “không hiệu quả”. Và hiệu quả hay không là tùy thuộc vào từng người. Mình thấy hợp phương pháp nào thì áp dụng theo thôi.
Nhân đây cũng xin lưu ý các bạn luôn về vấn đề đánh dấu vào đề thi. Nhiều bạn thắc mắc là trong lúc thi thật Toeic có được đánh dấu vào đề thi không? Theo mình là không nên đánh dấu vào đề vì đấy là nội quy thi Toeic, do chính các giám thị phổ biến trong buổi thi. Mình cũng nghe nhiều bạn trong diễn đàn mình nói rằng, giám thị phổ biến thế thôi, lúc các bạn thi vẫn đánh dấu lên đề bình thường. Cái này là tùy các bạn cân nhắc hậu quả nhé, nếu đánh dấu vào đề khi làm bài thi thì chắc chắn điểm sẽ cao hơn, nhưng nếu bị bắt được thì “tiêu tùng”. Hôm mình thi ở trụ sở IIG tại 45 Giang Văn Minh, Hà Nội, trong lúc phổ biến nội quy thi Toeic, các giám thi dặn đi dặn lại mấy lần rằng rằng không được đánh dấu vào đề thi, kể cả việc đánh dấu xong rồi tẩy đi, nếu bị phát hiện sẽ bị hủy kết quả thi và đình chỉ thi. Mình cũng hơi “nhát”, lại cần Toeic để tìm việc trong năm tới nên mình cũng không dám mạo hiểm. Trong lúc thi mình thấy các giám thi đi lại quanh phòng suốt, có lúc còn nhìn vào bài thi của mình từ sau lưng nên mình càng “kiên định” hơn, quyết tâm không đánh dấu vào đề. Có điều để tránh bất ngờ, trong lúc ôn luyện Toeic trước khi thi các bạn tập dần việc không đánh dấu vào đề lúc làm bài nhé.
(Còn tiếp)
Mình lập Topic để các bạn đã thi và đạt trên 900 điểm Toeic dạng mới cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé.
--
Để mở hàng mình xin chia sẻ kinh nghiệm thi Toeic của mình. Mình thi Toeic ngày 22/10/2012. Kết quả thi được 945 điểm, trong đó phần Reading mình được 450 điểm, phần Listening mình được tối đa 495/495 điểm. Thực ra, hôm thi mình cũng cảm giác là mình làm khá tốt phần Listening nhưng mình cũng không nghĩ là mình đạt được kết quả tốt như vậy. Có lẽ là do Part 3, Part 4 mình nghe khá tốt.
Về tài liệu, phương pháp học cũng có nhiều bài trong diễn đàn này chia sẻ rồi. Mình chỉ xin chia sẻ những điều mà theo mình biết là mới, chưa xuất hiện trên diễn đàn này và các sách trên thị trường.
Lần này mình sẽ trình bày về T636 – Kỹ thuật nghe Part 3, 4 New Toeic
1. Dẫn nhập
Toeic là bài thi gồm 2 phần Reading và Listening với tổng số câu hỏi là 200 câu. Phần Reading với các câu hỏi về Sentence Completion và Reading liên quan nhiều đến Ngữ pháp và kỹ năng đọc là thế mạnh của thí sinh Việt Nam và có thể củng cố được thông qua tự học và tự rèn luyện.
Tuy nhiên, đa số các bạn khi học cảm thấy gặp khó khăn với phần Listening, đặc biệt là ở Part 3: Short Conversation (30 câu) và Part 4: Short Talk (30 câu). Nhiều bạn khi nghe có thể nghe được 100% nội dung của bài nói, bài hội thoại nhưng vẫn không thể chọn được đáp án đúng, mất nhiều điểm ở phần này và ảnh hưởng đến điểm số Toeic cuối cùng của mình do 2 phần này chiếm 60% số điểm của phần nghe Toeic (60 câu/tổng số 100 câu).
Thực tiễn cho thấy, điểm Toeic tăng chủ yếu là do việc cải thiện kỹ năng nghe, còn trong thời gian ngắn khó có thể tăng nhiều điểm phần Reading do đòi hỏi đầu tư học thêm về ngữ pháp, từ vựng, cải thiện tốc độ và khả năng đọc hiểu.
Bài viết này xin chia sẻ kinh nghiệm để vượt qua Part 3, 4 phần Listening của bài thi Toeic với kỹ thuật nghe T636. Phương pháp do thầy giáo dạy Toeic của mình, một người thầy mà mình rất khâm phục (thầy Quý Tuấn Toeic - Tuantology - đạt 990/990 điểm New Toeic) sáng tạo, thử nghiệm và phổ biến. Mình đã áp dụng phương pháp này và đạt điểm tuyệt đối phần nghe Toeic 495/495 vào ngày thi 22/10/2012.
(Còn tiếp)
---------- Post added at 02:50 ---------- Previous post was at 02:48 ----------
2. Đặc điểm phần nghe Part 3, 4 New Toeic:
Nhiều người khi học, luyện thi Toeic chỉ chú ý đến tips, cách làm và lao ngay vào luyện tập mà không chú ý đến các đặc điểm chủ chốt của phần nghe Part 3, 4 Toeic. Điều này cũng tương tự như việc bạn đi leo núi, dù bạn đã có kỹ thuật leo núi tốt, nhưng nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng, nắm được địa hình của vùng núi mà mình sẽ leo thì khả năng bạn leo được đến đỉnh nhiều hơn, mất ít thời gian công sức hơn. Nếu nắm được các đặc điểm của Part 3, 4 bạn sẽ biết cách phân bố thời gian cho từng câu, biết khi nào sẽ làm gì…?
Part 3 – Short Talks: gồm 30 câu hỏi trong toàn bộ 100 câu hỏi phần LC (câu 41 – câu 70). Thí sinh sẽ nghe Direction của Part 3 trong khoảng 30 giây. Trong New Toeic, mỗi bài đối thoại (Conversation) có ba câu hỏi và câu hỏi cũng sẽ được đọc qua băng. Sau khi nghe câu hỏi, thí sinh có 8 giây để tìm lựa chọn trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Bài đối thoại tăng từ A-B-A lên A-B-A-B và câu hỏi cũng dài hơn.
Part 4 – Short Conversations: gồm 30 câu hỏi trong toàn bộ 100 câu hỏi phần LC (câu 71 – câu 100). Thí sinh sẽ nghe Direction của Part 4 trong khoảng 28 giây. Trong New Toeic, mỗi bài độc thoại (Talk) có ba câu hỏi và câu hỏi cũng sẽ được đọc qua băng. Mỗi bài độc thoại có khoảng 100-120 từ và kéo dài khoảng 25-35 giây.
Có thể phân chia Part 3, 4 New Toeic theo 1. Nội dung 2. Dạng câu hỏi. Về nội dung, Part 3 có các chủ đề liên quan đến Occupations (nghề nghiệp), Activities (hoạt động), Time, Locations (thời gian, nơi chốn), Reasons (lý do). Còn Part 4 có 4 hình thức chính, được nhớ bởi chữ viết tắt WANA: Weather – thời tiết, Anouncements – thông báo ( recorded anouncements, special anouncements, business anouncements), News – tin tức, Advertisements – quảng cáo. Về dạng câu hỏi, cả Part 3 và Part 4 đều có thể chia theo về các câu hỏi Wh (Who, What, Where, When, How, Why) là chính, các kiểu hỏi Yes-No question, question tag không đáng kể.
Như vậy khi luyện nghe Part 3, 4 nên nghe đa dạng các chủ đề để quen tai và quen với mạch nội dung của các bài nghe. Những bạn nghe tốt phần Part 2 Toeic: Question-Response sẽ có lợi thế nhiều khi nghe Part 3, 4 do có khả năng nhận dạng tốt các dạng câu hỏi và cách trả lời. Nhiều bạn chủ quan cho rằng Part 2 là dễ nên không học kỹ phần này, vì cho rằng chỉ cần nhận dạng đúng dạng câu hỏi 1. Wh question 2. Yes-No question 3. Question tag, 4. Statement và áp dụng được 1 số tips như: 1. Wh question không bao giờ có câu trả lời bắt đầu bằng Yes-No 2. Yes-No question sẽ có trả lời là Yes hoặc No … Các đề thi Toeic trong tương lai sẽ bỏ dần các dấu hiệu hiển nhiên như trên và thay bằng các phương án dễ nhầm hơn rất nhiều, đặc biệt là với các câu Statements, question tag và yes-no question dạng phủ định. Nếu các bạn có thời gian làm thử Part 2 trong các quyển sách khó như Jim’s Toeic hoặc Target Toeic, sẽ thấy các tips trên là đúng nhưng chưa đủ hiệu quả để đạt điểm cao.
* Đón đọc: QQ – Kỹ thuật nghe Part 2 New Toeic, đạt tỷ lệ đúng trên 95% trong mọi tình huống (phương pháp của thầy Quý Tuấn Toeic – Tuantology)
---------- Post added at 02:59 ---------- Previous post was at 02:50 ----------
3. Một số khó khăn khi làm Part 3, 4 New Toeic:
Không đọc kịp nội dung hỏi và trả lời.
Không nhớ được nội dung trả lời
Không nghe được
Với khó khăn số 3: không nghe được nội dung, nguyên nhân là do chủ yếu là do chưa quen với phát âm hoặc người nói nói quá nhanh. Điều này là bình thường, ngay cả trong giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Việt. Chẳng hạn như bạn là người miền Bắc, học đại học với bạn H là người Huế. Nếu bạn đó nói giọng miền Bắc bạn sẽ dễ dàng nghe được, còn nếu nghe bạn H nói chuyện qua điện thoại với gia đình bằng tiếng Huế thì bạn nghe được bao nhiêu %. Tương tự với tiếng Anh cũng vậy, bạn quen nghe tiếng Anh giọng Mỹ nhưng trong bài nghe lại có cả tiếng anh giọng Anh, giọng Úc, giọng New Zeland. Cách khắc phục chủ yếu là nghe đi nghe lại nhiều lần bài nghe để quen với phát âm, tốc độ nói, ghi nhớ các tình huống nghe, đồng thời dựa trên ngữ cảnh để đoán nội dung. Thông thường số tình huống nghe của Toeic là cố định, sau một thời gian học và luyện đề Toeic, bạn sẽ phủ hết được các tình huống nghe thường gặp trong Toeic.
Khó khăn số 1, 2: không đọc kịp và không nhớ kịp nội dung. Mình cũng có đọc một số sách luyện thi Toeic và học thêm 1 khóa chỗ thầy Hoàng Toeic, thấy một số tips như: 1. Tranh thủ thời gian Direction của các phần để đọc trước câu hỏi và câu trả lời. 2. Gạch chân Keyword trong câu hỏi và trả lời khi đọc 3. Sau khi nghe xong 1 đoạn nghe, trả lời 3 câu hỏi kèm theo và nhanh chóng chuyển sang 3 câu tiếp 4. Học thuộc các bài nghe. Mình đã thử áp dụng các phương pháp này nhưng mình vẫn không thể đọc kịp và nhớ kịp nội dung. Mình cũng đầu tư rất nhiều thời gian cho tip 4 là Học thuộc các bài nghe, vì đây là tip chủ đạo của thầy Hoàng Toeic (thầy rất nổi tiếng, dạy Toeic và đạt 990 từ năm 2009) trong phần nghe. Mình học thuộc, ôn đi ôn lại nhưng sau một thời gian là lại quên hết, và không tăng được tỷ lệ đúng trong Part 3, 4. Có lúc mình cũng cảm thấy hơi “tự kỷ”, hay là nhận thức của mình có vấn đề? Có lẽ phương pháp “học thuộc” này không phù hợp với mình, các bạn đã học thầy Hoàng và đạt điểm cao cho biết thêm ý kiến nhé !
* Đọc thêm bài viết của thầy Hoàng Toeic về phương pháp giải quyết tất cả các phần trong thi Toeic dạng Format cũ , trong đó có Part 3, 4 (2 phần này giữa Toeic và New Toeic không có sự khác nhau nhiều) “Toeic: How to Conquer”
Về sau học thêm phương pháp T636 để nghe Part 3, 4 Toeic, mình mới biết hiểu lý do kết quả nghe Part 3, 4 của mình không đạt điểm cao, không ổn định phong độ là do các tips trên quá chung chung, chưa hướng đến quy trình cụ thể, từng bước phải làm gì. Hôm rồi đọc chữ ký 1 bạn trong diễn đàn một câu nói đại ý là “người thành công làm việc đúng, người thất bại làm việc gần đúng”, thấy diễn tả quá đúng luôn. Sự khác nhau giữa thành công và thất bại, điểm cao hay điểm thấp cũng là do “làm đúng” hay “làm gần đúng” mà thôi. Quan điểm của mình là không có phương pháp “tuyệt đối”, tức là tuyệt đối đúng hoặc tuyệt đối sai, chỉ có phương pháp “hiệu quả” hay “không hiệu quả”. Và hiệu quả hay không là tùy thuộc vào từng người. Mình thấy hợp phương pháp nào thì áp dụng theo thôi.
Nhân đây cũng xin lưu ý các bạn luôn về vấn đề đánh dấu vào đề thi. Nhiều bạn thắc mắc là trong lúc thi thật Toeic có được đánh dấu vào đề thi không? Theo mình là không nên đánh dấu vào đề vì đấy là nội quy thi Toeic, do chính các giám thị phổ biến trong buổi thi. Mình cũng nghe nhiều bạn trong diễn đàn mình nói rằng, giám thị phổ biến thế thôi, lúc các bạn thi vẫn đánh dấu lên đề bình thường. Cái này là tùy các bạn cân nhắc hậu quả nhé, nếu đánh dấu vào đề khi làm bài thi thì chắc chắn điểm sẽ cao hơn, nhưng nếu bị bắt được thì “tiêu tùng”. Hôm mình thi ở trụ sở IIG tại 45 Giang Văn Minh, Hà Nội, trong lúc phổ biến nội quy thi Toeic, các giám thi dặn đi dặn lại mấy lần rằng rằng không được đánh dấu vào đề thi, kể cả việc đánh dấu xong rồi tẩy đi, nếu bị phát hiện sẽ bị hủy kết quả thi và đình chỉ thi. Mình cũng hơi “nhát”, lại cần Toeic để tìm việc trong năm tới nên mình cũng không dám mạo hiểm. Trong lúc thi mình thấy các giám thi đi lại quanh phòng suốt, có lúc còn nhìn vào bài thi của mình từ sau lưng nên mình càng “kiên định” hơn, quyết tâm không đánh dấu vào đề. Có điều để tránh bất ngờ, trong lúc ôn luyện Toeic trước khi thi các bạn tập dần việc không đánh dấu vào đề lúc làm bài nhé.
(Còn tiếp)
Sửa lần cuối: