Nguyên vật liệu tham gia sản xuất sản phẩm trong chi phí được trừ

vuthienthu1208

New Member
Hội viên mới
Em chào anh chị.
Anh chị có thể giúp em vấn đề này được không. Công ty có sản xuất ra sản phẩm rượu. Trong nguyên vật liệu sản xuất có sử dụng 100%công cụ, dụng cụ. Chi phí mua công cụ dụng cu 30 triệu và thanh toán bằng tiền mặt. Theo quy định thuế TNDN về chi phí được trừ thì những khoản trên 20 triệu mà không thanh toán qua ngân hàng thì đưa vô chi phí k được trừ. Vậy Trong giá vốn hàng bán của sản xuất nguyên vật liệu, em phải làm như thê nào? Có thể vẫn tính giá vốn sx sản phẩm bình thường trong chi phí được trừ rồi trừ phần công cụ dụng cụ trên k ạ
Em cám ơn. Mong anh chị phản hồi sớm giùm em
 
ủa bạn.bạn có nhớ nhầm không.cái đó chỉ không được khấu trừ thuế GTGT thôi vẫn được đưa vào chi phí mà
 
ủa bạn.bạn có nhớ nhầm không.cái đó chỉ không được khấu trừ thuế GTGT thôi vẫn được đưa vào chi phí mà
Chào anh ^^ Tại thầy trên lớp em nói là nó không được tính vào chi phí được trừ. Nên em k biết làm sao
 
Theo TT78 thì khoản thanh toán cho hóa đơn hoặc tổng các hóa đơn cùng ngày của cùng nhà cung cấp từ 20tr trở lên mà dùng tiền mặt thì không được trừ khi tính thuế tndn là đúng rồi
Giá thành sản phẩm và lợi nhuận kế toán thì vẫn tính bình thường, nhưng trên tờ khai quyết toán thuế tndn thì mới loại phần chi phí này ra bạn nhé
Thầy giáo trên trường e nói phải rính ra thuế TNDN trên con số cụ thể luôn. Nhưng về mặt kế toán thì những chi phí nào là chi phí k được trừ thì sau lúc tính ra thu nhập chịu thuế phải cộng thêm những khoản k dc trừ đó. Rồi mới tính thuế TNDN. EM đang muốn hỏi về khía cạnh thuế :3 vì bên thuế chỉ quan tâm những CP được trừ, trong lúc tính doanh thu chịu thuế k quan tâm đến các CP k đc trừ.
 
Theo TT78 thì khoản thanh toán cho hóa đơn hoặc tổng các hóa đơn cùng ngày của cùng nhà cung cấp từ 20tr trở lên mà dùng tiền mặt thì không được trừ khi tính thuế tndn là đúng rồi
Giá thành sản phẩm và lợi nhuận kế toán thì vẫn tính bình thường, nhưng trên tờ khai quyết toán thuế tndn thì mới loại phần chi phí này ra bạn nhé

@zap ca, thông tư 78 không có quy định này (đoạn ghi chú thứ nhất).
Với đoạn ghi chú thứ 2, TT78 có cụm từ "đến thời điểm ghi nhận chi phí" phải hiểu là việc điều chỉnh giảm những khoản chi này (không có chứng từ thanh toán kg dùng tiền mặt) trong trường hợp ta ghi nhận giá vốn . Nên nếu như thành phẩm vẫn còn tồn kho toàn bộ thì ta chưa phải điều chỉnh, hay chỉ phải điều chỉnh từng phần tùy thuộc lượng hàng đã bán ra.
 
Là sao ạ. :3 Tại em đang học căn bản của thuế nên trong bài tập thuế nó ra như vậy thì phải làm thế nào ạ. Em cam ơn
 
@zap ca, thông tư 78 không có quy định này (đoạn ghi chú thứ nhất).
Với đoạn ghi chú thứ 2, TT78 có cụm từ "đến thời điểm ghi nhận chi phí" phải hiểu là việc điều chỉnh giảm những khoản chi này (không có chứng từ thanh toán kg dùng tiền mặt) trong trường hợp ta ghi nhận giá vốn . Nên nếu như thành phẩm vẫn còn tồn kho toàn bộ thì ta chưa phải điều chỉnh, hay chỉ phải điều chỉnh từng phần tùy thuộc lượng hàng đã bán ra.
Là sao ạ. :3 Tại em đang học căn bản của thuế nên trong bài tập thuế nó ra như vậy thì phải làm thế nào ạ. Em cam ơn
 
Về mặt kế toán đoạn CP CCDC đó sẽ là một phần trong giá thành SX rượu , nói cách khác, nó sẽ là một phần giá vốn của rượu khi ta bán ra.
Về mặt thuế, đoạn chi phí CCDC này chắc chắn sẽ bị loại ra khi tính thuế TNDN. Nhưng vấn đề là ta sẽ loại nó ra như thế nào .
Cụm từ "đến thời điểm ghi nhận chi phí" ghi trong TT78, cho phép ta phân bổ đoạn CP không được trừ này . Ví dụ :
+ Nếu ta bán ra toàn bộ lượng thành phẩm , thì toàn bộ đoạn CP CCDC trên sẽ được ghi nhận là chi phí (trở thành một phần của giá vốn hàng bán theo bút toán 632/155) (thời điểm ghi nhận CP) và do đó nó sẽ bị loại ra toàn bộ khi tính thuế TNDN .
+ Nhưng giả sử ta chỉ bán được 1/2 lượng thành phẩm SX được, thì chỉ có 1/2 giá trị thành phẩm trở thành giá vốn hàng bán và do đó ta cũng chỉ loại ra 1/2 đoạn CP CCDC này khi tính thuế TNDN .

Ý nghĩa của Cụm từ "đến thời điểm ghi nhận chi phí" là như vậy .
 
Về mặt kế toán đoạn CP CCDC đó sẽ là một phần trong giá thành SX rượu , nói cách khác, nó sẽ là một phần giá vốn của rượu khi ta bán ra.
Về mặt thuế, đoạn chi phí CCDC này chắc chắn sẽ bị loại ra khi tính thuế TNDN. Nhưng vấn đề là ta sẽ loại nó ra như thế nào .
Cụm từ "đến thời điểm ghi nhận chi phí" ghi trong TT78, cho phép ta phân bổ đoạn CP không được trừ này . Ví dụ :
+ Nếu ta bán ra toàn bộ lượng thành phẩm , thì toàn bộ đoạn CP CCDC trên sẽ được ghi nhận là chi phí (trở thành một phần của giá vốn hàng bán theo bút toán 632/155) (thời điểm ghi nhận CP) và do đó nó sẽ bị loại ra toàn bộ khi tính thuế TNDN .
+ Nhưng giả sử ta chỉ bán được 1/2 lượng thành phẩm SX được, thì chỉ có 1/2 giá trị thành phẩm trở thành giá vốn hàng bán và do đó ta cũng chỉ loại ra 1/2 đoạn CP CCDC này khi tính thuế TNDN .

Ý nghĩa của Cụm từ "đến thời điểm ghi nhận chi phí" là như vậy .
Theo như anh, chị nói ví dụ như DN sản xuất 100 thành phẩm. Và bán trong kỳ được 25 thành phẩm . Khi đó mình sẽ ghi nhận bút toán 632/155 của 25 thành phẩm đó. Khi đó cp CCDC mà thanh gia vào sx 25 thành phẩm đó đã bị loại ra khi tính thuế TNDN đúng k ạ. Vậy phần bán ra đó mình khác gì đã ghi nhận nó vào chi phí được trừ .
 
Theo như anh, chị nói ví dụ như DN sản xuất 100 thành phẩm. Và bán trong kỳ được 25 thành phẩm . Khi đó mình sẽ ghi nhận bút toán 632/155 của 25 thành phẩm đó. Khi đó cp CCDC mà thanh gia vào sx 25 thành phẩm đó đã bị loại ra khi tính thuế TNDN đúng k ạ. Vậy phần bán ra đó mình khác gì đã ghi nhận nó vào chi phí được trừ .

Vậy phần bán ra đó mình khác gì đã ghi nhận nó vào chi phí được trừ , câu này có phải bạn muốn nói với ý : " Vậy, đoạn chi phí tương ứng với phần bán ra đó khác gì mình đã ghi nhận là CP được trừ " ?

Đoạn CP tương ứng với phần bán ra đó là 1 phần của giá vốn hàng bán ra và được sử dụng để tính lợi nhuận kế toán , nhưng LNKT không phải là thu nhập chịu thuế TNDN mà thu nhập chịu thuế TNDN được xác định theo công thức :
Thu nhập chịu thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán + CP không được trừ + Thu nhập khác

Phần CP CCDC mà bạn nói sẽ là "CP không được trừ" trong công thức ở trên
 
Vậy phần bán ra đó mình khác gì đã ghi nhận nó vào chi phí được trừ , câu này có phải bạn muốn nói với ý : " Vậy, đoạn chi phí tương ứng với phần bán ra đó khác gì mình đã ghi nhận là CP được trừ " ?

Đoạn CP tương ứng với phần bán ra đó là 1 phần của giá vốn hàng bán ra và được sử dụng để tính lợi nhuận kế toán , nhưng LNKT không phải là thu nhập chịu thuế TNDN mà thu nhập chịu thuế TNDN được xác định theo công thức :
Thu nhập chịu thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán + CP không được trừ + Thu nhập khác

Phần CP CCDC mà bạn nói sẽ là "CP không được trừ" trong công thức ở trên
Mình hiểu ý bạn nói. Nhưng mình k biết theo bài tập thuế làm vậy có sao k. Tại những bài tập thầy sữa thì chỉ quan tâm đến những CP dc trừ.( trong chi phí được trừ cũng có giá vốn hàng bán, cp dc trừ khác...) Thu nhập chịu thuế = DT tính thuế - CP dc trừ + thu nhập khác.
 
Haiz. Tôi là kế toán, những điều tôi nói đều theo các quy định của luật cả, chưa kể cách thức này sẽ làm bạn dễ dàng hơn trong quá trình làm kế toán sau này . Để tính thuế TNDN ta thực hiện như sau :
1. Tính lợi nhuận kế toán = Tổng DT - tổng chi phí.
2. Tính Thu nhập chịu thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán + CP không được trừ + Thu nhập khác

Ta thử biến đổi công thức tính thu nhập chịu thuế mà bạn ghi : Thu nhập chịu thuế = DT tính thuế - CP dc trừ + thu nhập khác
Ta xét đoạn : DT tính thuế - CP dc trừ :
DT tính thuế - CP dc trừ = DT tính thuế - (Tổng CP - CP không được trừ) = DT tính thuế - Tổng CP + CP không được trừ = LNKT + CP không được trừ .
Như vậy, công thức mà tôi đưa ra cũng đâu khác công thức mà bạn đưa ra. Nhưng bạn sẽ thấy rằng việc tính LNKT và tính thuế sẽ được tách biệt ra, tránh được sự lẫn lộn giữa kế tooán và thuế.
 
Haiz. Tôi là kế toán, những điều tôi nói đều theo các quy định của luật cả, chưa kể cách thức này sẽ làm bạn dễ dàng hơn trong quá trình làm kế toán sau này . Để tính thuế TNDN ta thực hiện như sau :
1. Tính lợi nhuận kế toán = Tổng DT - tổng chi phí.
2. Tính Thu nhập chịu thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán + CP không được trừ + Thu nhập khác

Ta thử biến đổi công thức tính thu nhập chịu thuế mà bạn ghi : Thu nhập chịu thuế = DT tính thuế - CP dc trừ + thu nhập khác
Ta xét đoạn : DT tính thuế - CP dc trừ :
DT tính thuế - CP dc trừ = DT tính thuế - (Tổng CP - CP không được trừ) = DT tính thuế - Tổng CP + CP không được trừ = LNKT + CP không được trừ .
Như vậy, công thức mà tôi đưa ra cũng đâu khác công thức mà bạn đưa ra. Nhưng bạn sẽ thấy rằng việc tính LNKT và tính thuế sẽ được tách biệt ra, tránh được sự lẫn lộn giữa kế tooán và thuế.
Mình hiểu rồi. :3 Mình đọc bài k kỹ :3 hehe. Cảm ơn anh chị ạ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top