Nguyên tắc trọng yếu

sinhvienpy89

Mỗi ngày 1 điều mới
Hội viên mới
Nguyên tắc thận trọng

Tại sao nguyên tắc trọng yếu:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn.
Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và khoản thu nhập
Không đánh giá thấp giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí
Bác [you] giải thích giùm em với!Xin cảm ơn
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

xin chào!
theo mình giải thích các nguyên tắc trọng yếu có thể hiểu là: không lập dự phòng quá lớn vì các khoản dự phòng phải sát với thực tế đơn vị, nếu lập dự phòng không phù hợp dẫn đến các báo cáo bị sai lệch, còn các khoản tài sản, thu nhập, phải thu, phải trả đều là những khoản có thể xác định được vì thế phải đánh giá đúng với thực tế giá trị của nó chứ ko được đánh giá cao hơn hay thấp hơn được.
không thể nói cụ thể để bạn hiểu được hy vọng giúp bạn được phần nào bạn tham khảo thêm tài liệu nhé.
Chào bạn!
 
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

Tại sao nguyên tắc trọng yếu:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn.
Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và khoản thu nhập
Không đánh giá thấp giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí
Bác [you] giải thích giùm em với!Xin cảm ơn

Đây không phải lài nguyên tắc trọng yếu mà đó là nguyên tắc thận trọng.

Nguyên tắc thận trọng đảm bảo số liệu kế toán luôn sát với thực tế.
 
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

Tại sao nguyên tắc trọng yếu:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn.
Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và khoản thu nhập
Không đánh giá thấp giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí
Bác [you] giải thích giùm em với!Xin cảm ơn
nguyên tắc trọng yếu :
thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu sự chính xác của thôg tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến kinh tế của người sử dụng bctc.
nguyên tắc trọng yếu hay còn gọi là thực chất giúp cho việc ghi chép kế toán được đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính trung thực khách quan
nguyên tắc này chú trọng đến các yếu tố chi phí mang tính trọng yếu quyết định đến bản chất nội dung của các sự kiện kinh tế, đồng thời cho phép bỏ qua không ghi chép những sự kiện nghiệp vụ không quan trọng mà không làm ảnh hưởng đến bản chất và nội dung nghiệp vụ đó:keomat:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tại sao nguyên tắc trọng yếu:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn.
Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và khoản thu nhập
Không đánh giá thấp giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí
Bác [you] giải thích giùm em với!Xin cảm ơn
nguyên tắc trọng yếu :
thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu sự chính xác của thôg tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến kinh tế của người sử dụng bctc.
nguyên tắc trọng yếu hay còn gọi là thực chất giúp cho việc ghi chép kế toán được đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính trung thực khách quan
nguyên tắc này chú trọng đến các yếu tố chi phí mang tính trọng yếu quyết định đến bản chất nội dung của các sự kiện kinh tế, đồng thời cho phép bỏ qua không ghi chép những sự kiện nghiệp vụ không quan trọng mà không làm ảnh hưởng đến bản chất và nội dung nghiệp vụ đó:keomat:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

Trọng yếu là khái niệm tương đối! Nếu trong kiểm toán thì nó còn liên quan tới rủi ro. Nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận đựoc tăng lên thì rủi ro sẽ giảm xuống vì khi giá trị sai xót có thể bỏ qua tăng lên thỉ khả năng xảy ra rủi ro sẽ giảm xuống. Và ngược lại!
 
Ðề: Nguyên tắc thận trọng

Tại sao nguyên tắc trọng yếu:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn.
Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và khoản thu nhập
Không đánh giá thấp giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí
Bác [you] giải thích giùm em với!Xin cảm ơn

Trời ơi! đây đâu phải nguyên tắc trọng yếu. nguyên tắc trọng yếu ý muốn nói đến thông tin mà nếu thiếu thông tin đó hay thông tin thiếu chính xác sẽ làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC
còn nguyên tắc mà bạn muốn nói đến là nguyên tắc thận trọng
Đây là việc xem xét, cân nhắc , phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện ko chắc chắn.
Thực sự vấn đề này mình cũng chỉ hiểu trên lý thuyết và áp dụng như vậy chứ để hiểu sâu thì thật sự mình ko tường tận cho lắm. bác nào biết giải thích dùm với.
theo mình "Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn" vì lập vào thời điểm cuối kỳ, lập khoản chênh lệch giữa giá mua và giá thị trường tại thời điểm đó nên chỉ lập bằng với mức đó chứ ko thể lớn hơn được, điều này vi phạm. còn 2 cái sau mình ko rõ lắm!
Thân! :motsach:
 
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

Theo mình hiểu ng tắc thận trọng là để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện ko chắc chắn sao cho ít ảnh hưởng tới quyền lợi của CSH, muốn vậy kế toán phải có những phương án dự phòng những khả năng xấu có thể xảy ra trong tương lai.Do đó kế toán chỉ ghi tăng nguồn vốn CSH hay ghi tăng doanh thu khi có chứng cứ chắc chắn và ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh trong tương lai nhưng chưa chắc chắn bằng cách ghi tăng chi phí khi xác định kết quả vào cuối năm
Vd: bạn có 1 chiếc ô tô 2tỉ, bạn đã sử dụng 2 năm, khấu hao luỹ kế 500tr, bây giờ khi có ai hỏi bạn chiếc xe có giá trị bao nhiêu bạn ko thể nói 2tỉ cũng ko thể nói 1,5tỉ mà phải nói chiếc xe của tôi 2tỉ(nguyên tắc giá gốc) và đã khấu hao 500tr(nguyên tắc thận trọng, vì hiện tại giá trị chiếc xe của bạn ko còn được 2tỉ nữa)
Tương tự, khi DN bạn chi tiền mua hàng có thể phát sinh thêm chi phí vận chuyển, cp bảo vệ, cp cho các dịch vụ khác ...nên kế toán sẽ ghi tăng chi phí
Đó là cách hiểu của mình, mọi người cho thêm ý kiến nhé.THANKS
 
Ðề: Nguyên tắc thận trọng

Tại sao nguyên tắc trọng yếu:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn.
Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và khoản thu nhập
Không đánh giá thấp giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí
Bác [you] giải thích giùm em với!Xin cảm ơn

Đồng ý với ý kiên của ThanThai.
Nhưng bạn nên chú ý Đối với mỗi khoản cần lập dự phòng đều có những quy định riêng, và mức trích lập cũng khác nhau ( chú ý mức trích lập cũng có tỷ lệ theo quy định) tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi giá trị các khoản cần trích lập thực tế phát sinh trong năm TC.
bạn cần tham khảo thêm một số Quy định này
 
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

Mình mới học môn nguyên lí kế toán, trong đó cũng có đề cập đến các nguyên tắc. Nhưng mình chưa thông đc 1 vấn đề: đó chính là sự khác nhau giữa nguyên tắc dồn tích và nguyên tắc trọng yếu.
Mình thấy ví dụ trong sách là:
- Nguyên tắc dồn tích: Bán hàng hóa trị giá 200tr nhưng khách hàng mới chỉ trả 100tr, còn 100tr để đến kì sau. Theo nguyên tắc dồn tích, mình có thể ghi nhận là doanh thu 200tr.
- Nguyên tắc trọng yếu. Mua công cụ nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định, sử dụng trong nhiều kỳ. Tuy nhiên giá trị của công cụ nhỏ, kế toán có thể sử dụng nguyên tắc trọng yếu, tính luôn 1 lần vào chi phí trong một kì.

Các bạn có thể "chỉ giáo" cho mình đc k???
Cảm ơn các bạn.^^
 
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

Theo mình thì về nguyên tắc Trọng yếu và nguyên tắc Thận trọng thì bạn Đình Phán đã nói đúng, còn theo nhu nội dung bạn hỏi ở trên thì mình thấy đã khá rõ ràng rồi mà... bạn hãy so sánh "không được đánh giá cao hơn đối với các khoản thu nhập" và "không được thấp hơn các khoản nợ phải trả"thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên tắc Thận trọng này.
Chúc bạn thành công
 
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

Một điều nữa về Tính Trọng yếu: Trọng yếu là một thuật ngữ chỉ mức độ quan trọng của thông tin. Thông tin được coi là trọng yếu là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng tới quyết định kinh tế củ người sử dụng thông tin.
 
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

E k rõ lắm về mấy nguyên tắc này, nhưng theo e hiểu làm bất kì 1 ngành nghề nào cũng phải lưu tâm đến mấy nguyên tắc trên
Đặc biệt là kế toán. Bởi chỉ có vài con số của kế toán viên nói lên sự thành bài của 1 doanh nghiệp
Nên cẩn trọng, chính xác và dễ hiểu là đương nhiển rùi :hi:
 
Ðề: Nguyên tắc trọng yếu

vang
đúng rùi đó là nguyên tắc thận trọng mà
em nghĩ là
với cái gì thuộc về mình thì mình ko dc đánh giá nó quá cao
còn cái gì mính phải trả thì phải đánh giá nó ko đc quá thấp
thé thôi
ko có gì hết cả
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top