Ðề: ngoại tệ
Theo những gì mình được học thì mình thấy Nguyenoanhtb hạch toán đúng đấy chứ Michael1112.
Vì trong bài tập thực hành tụi mình thường xuyên phải áp dụng phương pháp LIFO, FIFO hay bình quân gia quyền khi xuất ngoại tệ. Nên khi gửi tiền vô NH như nghiệp vụ trên tụi mình cũng cần phải ghi nhận tỷ giá, để sau này khi lấy tiền gửi chi trả cho hoạt động gì còn xác định được giá xuất ngoại tệ là bn và chênh lệch lời lỗ thế nào.
hi hi, còn kiểm toán bên nhà nước bảo tớ hạch toán đúng đấy bạn à.
Như bạn đã học thì có giá LIFO, FIFO, Bình quân (quốc tế hay dùng).
ở VN các DN vừa và nhỏ thì hay dùng FIFO (first in - first out = nhập trước xuất trước).
Khi phát sinh việc điều vốn ngoại tệ giữa các tài khoản thuộc công ty thì công ty phải ghi nhận đúng tỷ giá từ nguồn xuất và không phải hạch toán chênh lệch tỷ giá. (vì tiền là tiền của công ty thì tại sao công ty lại tự có chênh lệch tỷ giá với chính mình).
Ví dụ nhé:
Cty A có 100 $ tỷ giá 20.000đ/$ tại NH ABC,
200$ tỷ giá 21.000đ/$ tại NH Vietcombank và
500$ tại quỹ tỷ giá 22.000 đ/$
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: ngày 10/12/2011 Công ty A thực hiện rút 100$ từ NH Vietcombank đem về nhập quỹ, sau đó chuyển 100$ từ NH ACB qua Vietcombank. Lúc này bạn sẽ áp những tỷ giá gì? cho là tỷ giá niêm yết bên Vietcombank là 21.011
Phải chăng là:
Nợ TK NH 112Vietcombank / Có TK NH 112ACB : 100$ x 20.000 đ hay (21.011 đ)
nợ TK NH 112Vietcombank / Có TK 5152vietcombank : 100 x (21.011-20.000)
Nghiệp vụ trên là dư thừa và không cần thiết, kế toán viên nếu làm theo phương pháp trên sẽ bị rối các khoản chênh lệch tỷ giá thanh toán Khách hàng và tỷ giá chênh lệch tiền ứng trước so hoá đơn đã xuất ra.
Mặc khác: nếu kế toán nộp ngoại tệ vào tài khoản mà tự hạch toán lãi 5152 thì phần tiền này sẽ phải nộp thuế TNDN => khi không tiền của mình không nở ra được đồng nào mà lại phải đi nộp thuế => hết sức lãng nhách.
Nếu bạn còn đang học và muốn nghiên cứu sơ về TK 515 mình xin giới thiệu cho bạn 1 trang này:
NiceAccounting: D?ch v? ph?n m?m k? to�n.