Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) quy định đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:
c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Hoạt động cung cấp thông tin, tổ chức bán đấu giá cổ phần của các tổ chức phát hành, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của Sở Giao dịch chứng khoán.
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
...".
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Tại Khoản 3.p Điều 5 quy định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
“Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật”.
- Tại Khoản 2 Điều 15 quy định căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán:
“Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
- Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu rõ nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Căn cứ Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:
“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
…
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
…
l) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung thông tin giao dịch và cung cấp bảng tổng hợp chi tiết dịch vụ cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu. Trường hợp khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn theo từng giao dịch thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng.”
Công văn số 34134/CTHN-TTHT về xuất hóa đơn đối với hoạt động bán cổ phiếu
“Trường hợp Công ty có hoạt động xuất bán cổ phiếu thì thực hiện xuất hóa đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề nghị Công ty căn cứ các quy định của pháp luật được trích dẫn nêu trên và đối chiếu với tình hình thực tế của Công ty để thực hiện đúng theo quy định.”
Tham khảo hướng dẫn tại Công văn số 8562/CT-TTHT:
"Căn cứ hướng dẫn trên hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là hoạt động không chịu thuế giá trị gia tăng, khi chuyển nhượng chứng khoán chưa niêm yết đơn vị bán (doanh nghiệp có hoặc không có nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán) lập hóa đơn xuất giao cho người mua, các chỉ tiêu đơn giá, số lượng, giá trị căn cứ theo hợp đồng chuyển nhượng và xác định doanh thu (doanh thu không chịu thuế GTGT và doanh thu chịu thuế TNDN) là doanh thu toàn bộ theo giá bán quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 78/2014/TT-BTC nêu trên.
Việc mua bán chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch thông qua kết quả khớp lệnh không xác định được người mua về nguyên tắc bên bán chứng khoán căn cứ vào kết quả khớp lệnh để lập hóa đơn làm cơ sở xác định doanh thu kê khai nộp thuế (Cục Thuế đã có hướng dẫn chỉ lập 01 hóa đơn tổng tại văn bản số 7542/CT-TTHT ngày 20/08/2015). Khi Công ty mua chứng khoán trên sàn giao dịch thì căn cứ vào kết quả khớp lệnh và chứng từ thanh toán Công ty xác định giá mua tính vào chi phí được trừ theo quy định.
Trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ thặng dư vốn, phát hành thêm cổ phiếu hoặc IPO lần đầu là các nghiệp vụ kinh tế nhằm tăng vốn, huy động vốn nên không phải lập hóa đơn."
Công văn số 4874/CT-TTHT về xuất hóa đơn đối với hoạt động tự doanh chứng khoán
“Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp Công ty CP Chứng khoán Navibank (sau đây gọi tắt là Công ty) được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Khi Công ty chuyển nhượng chứng khoán của hoạt động tự doanh thì Công ty sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ theo quy định.
Trường hợp, Công ty bán cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng được xác định là hoạt động kinh doanh chứng khoán và thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Công ty phải lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Khoản 2.1 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính.”
Căn cứ Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) quy định đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:
c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Hoạt động cung cấp thông tin, tổ chức bán đấu giá cổ phần của các tổ chức phát hành, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của Sở Giao dịch chứng khoán.
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
...".
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Tại Khoản 3.p Điều 5 quy định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
“Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật”.
- Tại Khoản 2 Điều 15 quy định căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán:
“Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
- Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu rõ nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Căn cứ Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:
“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
…
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
…
l) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung thông tin giao dịch và cung cấp bảng tổng hợp chi tiết dịch vụ cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu. Trường hợp khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn theo từng giao dịch thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng.”
Công văn số 34134/CTHN-TTHT về xuất hóa đơn đối với hoạt động bán cổ phiếu
“Trường hợp Công ty có hoạt động xuất bán cổ phiếu thì thực hiện xuất hóa đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề nghị Công ty căn cứ các quy định của pháp luật được trích dẫn nêu trên và đối chiếu với tình hình thực tế của Công ty để thực hiện đúng theo quy định.”
Tham khảo hướng dẫn tại Công văn số 8562/CT-TTHT:
"Căn cứ hướng dẫn trên hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là hoạt động không chịu thuế giá trị gia tăng, khi chuyển nhượng chứng khoán chưa niêm yết đơn vị bán (doanh nghiệp có hoặc không có nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán) lập hóa đơn xuất giao cho người mua, các chỉ tiêu đơn giá, số lượng, giá trị căn cứ theo hợp đồng chuyển nhượng và xác định doanh thu (doanh thu không chịu thuế GTGT và doanh thu chịu thuế TNDN) là doanh thu toàn bộ theo giá bán quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 78/2014/TT-BTC nêu trên.
Việc mua bán chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch thông qua kết quả khớp lệnh không xác định được người mua về nguyên tắc bên bán chứng khoán căn cứ vào kết quả khớp lệnh để lập hóa đơn làm cơ sở xác định doanh thu kê khai nộp thuế (Cục Thuế đã có hướng dẫn chỉ lập 01 hóa đơn tổng tại văn bản số 7542/CT-TTHT ngày 20/08/2015). Khi Công ty mua chứng khoán trên sàn giao dịch thì căn cứ vào kết quả khớp lệnh và chứng từ thanh toán Công ty xác định giá mua tính vào chi phí được trừ theo quy định.
Trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ thặng dư vốn, phát hành thêm cổ phiếu hoặc IPO lần đầu là các nghiệp vụ kinh tế nhằm tăng vốn, huy động vốn nên không phải lập hóa đơn."
Công văn số 4874/CT-TTHT về xuất hóa đơn đối với hoạt động tự doanh chứng khoán
“Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp Công ty CP Chứng khoán Navibank (sau đây gọi tắt là Công ty) được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Khi Công ty chuyển nhượng chứng khoán của hoạt động tự doanh thì Công ty sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ theo quy định.
Trường hợp, Công ty bán cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng được xác định là hoạt động kinh doanh chứng khoán và thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Công ty phải lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Khoản 2.1 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính.”