Huhu, e cũng hay nghe lời sếp lắm
Từ đầu đến cuối, Thảo đều nhất nhất làm theo chỉ dẫn của “sếp” và không hề tư lợi cho bản thân. Vậy nhưng nữ kế toán trẻ này vẫn phải lĩnh án vì đã làm cái việc mà pháp luật nghiêm cấm…
Với nhận định có đủ cơ sở để quy kết các bị cáo đã phạm vào tội “Làm, lưu hành séc giả”, cuối phiên xét xử hôm nay (26-8), HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Đoàn Thị Thảo (SN 1987, trú ở xã Nghĩa Phong, Nghĩa Hưng, Nam Định) 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Đồng phạm và từng là “sếp” của Thảo, Hà Văn Tĩnh (SN 1980, ở phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải nhận 24 tháng tù, song cũng được hưởng án treo.
Trước đó, cáo trạng cùng lời khai của các bị cáo cho thấy, Thảo vốn là kế toán của Công ty CP Beecom Việt Nam (gọi tắt là Công ty Beecom) và sau đó được bổ nhiệm làm kế toán trưởng doanh nghiệp. Trong khi đó, Hà Văn Tĩnh là Phó tổng giám đốc Công ty Beecom. Nhiệm vụ của Thảo là theo dõi hoạt động thu chi của doanh nghiệp và trực tiếp làm việc với ngân hàng để chuyển hoặc rút tiền mỗi khi có lệnh của “sếp”.
Do các “sếp” thường xuyên vắng mặt tại doanh nghiệp nên Thảo được Hà Văn Tĩnh chấp thuận cho giả chữ ký mẫu tại ngân hàng để tiện cho việc rút tiền trong quá trình kinh doanh. Ngày 23-9-2009, cô kế toán trẻ này đến ngân hàng rút tiền bằng chữ kỹ giả của “sếp” tổng trong tờ séc, nhưng không được vì không đúng với chữ ký mẫu.
Ngay lập tức, Thảo gọi điện báo cáo cả tổng và phó tổng giám đốc nên được đồng ý cho ký giả chữ ký của Tĩnh vào tờ séc để rút 11 triệu đồng trong tài khoản doanh nghiệp. Toàn bộ số tiền ấy, Thảo đều chi trả hết cho khách hàng theo kế hoạch. Ngoài lần rút tiền bằng chữ ký giả của “sếp” phó này, kế toán trưởng Công ty Beecom còn một lần được Tĩnh yêu cầu giả chữ ký của đối tượng để rút hơn 100 triệu đồng nữa.
Sau lần giả chữ ký Tổng giám đốc Công ty Beecom rút tiền, nhưng không thành, Thảo kiên trì bắt chước chữ ký thật của “sếp” tổng và đã 3 lần ký giả thành công trong các tấm séc. Tổng cộng với 5 tấm séc giả, kế toán trưởng Công ty Beecom đã rút được hơn 270 triệu đồng. Và tất cả số tiền rút ra, Thảo đều chi dùng vào công việc của công ty, không hề chiếm hưởng cá nhân một đồng nào.
Tại tòa, nữ kế toán doanh nghiệp thừa nhận tất cả các lần giả chữ ký của các “sếp” trong séc để rút tiền ra khỏi ngân hàng như nội dung truy tố. Thế nhưng theo nữ bị cáo này, tất cả những lần phạm tội ấy đều thực hiện theo mệnh lệnh của cả tổng và phó tổng giám đốc công ty. Bị cáo khẳng định trong tất thẩy các lần giả chữ ký để rút tiền, Tổng giám đốc Công ty Beecom đều biết rất rõ và đồng ý.
Đối với Hà Văn Tĩnh cũng khai báo thành khẩn với nội dung tương tự như nữ nhân viên của mình. Vậy nhưng trong quá trình điều tra, Tổng giám đốc Công ty Beecom đều phủ nhận việc ra lệnh cho nữ nhân viên giả chữ ký để rút tiền. Ông này tố cáo những việc làm ấy đều do kế toán cùng cấp phó của ông bàn bạc và thực hiện. Tuy nhiên quá trình phiên tòa diễn ra, “sếp” tổng của nữ kế toán Công ty Beecom không có mặt tham dự.
Nghe l?i ?s?p?, n? k? to�n tr? l?nh �n v� vi?c l�m tr�i lu?t. Ph�p Lu?t H�nh S? - X�Lu?n.com Tin N�ng
Từ đầu đến cuối, Thảo đều nhất nhất làm theo chỉ dẫn của “sếp” và không hề tư lợi cho bản thân. Vậy nhưng nữ kế toán trẻ này vẫn phải lĩnh án vì đã làm cái việc mà pháp luật nghiêm cấm…
Với nhận định có đủ cơ sở để quy kết các bị cáo đã phạm vào tội “Làm, lưu hành séc giả”, cuối phiên xét xử hôm nay (26-8), HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Đoàn Thị Thảo (SN 1987, trú ở xã Nghĩa Phong, Nghĩa Hưng, Nam Định) 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Đồng phạm và từng là “sếp” của Thảo, Hà Văn Tĩnh (SN 1980, ở phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải nhận 24 tháng tù, song cũng được hưởng án treo.
Trước đó, cáo trạng cùng lời khai của các bị cáo cho thấy, Thảo vốn là kế toán của Công ty CP Beecom Việt Nam (gọi tắt là Công ty Beecom) và sau đó được bổ nhiệm làm kế toán trưởng doanh nghiệp. Trong khi đó, Hà Văn Tĩnh là Phó tổng giám đốc Công ty Beecom. Nhiệm vụ của Thảo là theo dõi hoạt động thu chi của doanh nghiệp và trực tiếp làm việc với ngân hàng để chuyển hoặc rút tiền mỗi khi có lệnh của “sếp”.
Do các “sếp” thường xuyên vắng mặt tại doanh nghiệp nên Thảo được Hà Văn Tĩnh chấp thuận cho giả chữ ký mẫu tại ngân hàng để tiện cho việc rút tiền trong quá trình kinh doanh. Ngày 23-9-2009, cô kế toán trẻ này đến ngân hàng rút tiền bằng chữ kỹ giả của “sếp” tổng trong tờ séc, nhưng không được vì không đúng với chữ ký mẫu.
Ngay lập tức, Thảo gọi điện báo cáo cả tổng và phó tổng giám đốc nên được đồng ý cho ký giả chữ ký của Tĩnh vào tờ séc để rút 11 triệu đồng trong tài khoản doanh nghiệp. Toàn bộ số tiền ấy, Thảo đều chi trả hết cho khách hàng theo kế hoạch. Ngoài lần rút tiền bằng chữ ký giả của “sếp” phó này, kế toán trưởng Công ty Beecom còn một lần được Tĩnh yêu cầu giả chữ ký của đối tượng để rút hơn 100 triệu đồng nữa.
Sau lần giả chữ ký Tổng giám đốc Công ty Beecom rút tiền, nhưng không thành, Thảo kiên trì bắt chước chữ ký thật của “sếp” tổng và đã 3 lần ký giả thành công trong các tấm séc. Tổng cộng với 5 tấm séc giả, kế toán trưởng Công ty Beecom đã rút được hơn 270 triệu đồng. Và tất cả số tiền rút ra, Thảo đều chi dùng vào công việc của công ty, không hề chiếm hưởng cá nhân một đồng nào.
Tại tòa, nữ kế toán doanh nghiệp thừa nhận tất cả các lần giả chữ ký của các “sếp” trong séc để rút tiền ra khỏi ngân hàng như nội dung truy tố. Thế nhưng theo nữ bị cáo này, tất cả những lần phạm tội ấy đều thực hiện theo mệnh lệnh của cả tổng và phó tổng giám đốc công ty. Bị cáo khẳng định trong tất thẩy các lần giả chữ ký để rút tiền, Tổng giám đốc Công ty Beecom đều biết rất rõ và đồng ý.
Đối với Hà Văn Tĩnh cũng khai báo thành khẩn với nội dung tương tự như nữ nhân viên của mình. Vậy nhưng trong quá trình điều tra, Tổng giám đốc Công ty Beecom đều phủ nhận việc ra lệnh cho nữ nhân viên giả chữ ký để rút tiền. Ông này tố cáo những việc làm ấy đều do kế toán cùng cấp phó của ông bàn bạc và thực hiện. Tuy nhiên quá trình phiên tòa diễn ra, “sếp” tổng của nữ kế toán Công ty Beecom không có mặt tham dự.
Nghe l?i ?s?p?, n? k? to�n tr? l?nh �n v� vi?c l�m tr�i lu?t. Ph�p Lu?t H�nh S? - X�Lu?n.com Tin N�ng