Ðề: Nghề Kế toán: nên hay không nên?!
Các bạn trẻ, trước khi chọn nghề, chọn trường cần tìm hiểu thật kỹ ngành nghề đó thế nào, có phù hợp với tính cách, khả năng mình không. Nếu có điều kiện thì nên đến các Trung tâm tư vấn (ở TP.HCM có 1 trung tâm ở đừong Nguyễn Thông có trắc nghiệm tư vấn hướng nghiệp), nếu không thì có thể tìm hiểu thông tin trên Internet cũng có rất nhiều (ví dụ về
??nh h??ng ngh? nghi?p - Th? lo?i kh�c - S�ch hay - MaxReading.com) . Chọn vợ chọn chồng cân nhắc kỹ thế nào thì chọn nghề cũng nên cân nhắc kỹ như vậy.
Khi đang theo học nghề, nếu bạn cảm thấy không một chút hứng thú nào thì cũng nên nghiêm túc xem xét lại bản thân, là do mình chưa cố gắng hay nghề này hoàn toàn không phù hợp, và bạn có dũng cảm bước ra để bắt đầu con đường khác không ? Đời ta là của ta, tốn một hai năm không có nghĩa là quãng đời còn lại phải đi theo đúng cung đường đó. Tôi từng có vài người bạn đã quyết định chuyển hướng và bây giờ cũng là những người chủ DN nhỏ thành công.
Khi bạn đã theo nghề, thì nghề là nghiệp.
"Không ai hiểu hết những gì mình đang làm. Cái đáng tội nhất của con người là ở đó.
Nghề là thứ mang lại miếng cơm manh áo cho mình. Ngày này sang ngày khác mình cứ thế mà cắm đầu cắm cổ chạy vạy miếng ăn cho bản thân và gia đình. Tiền bạc là thứ quí giá, bởi nó giải quyết được mọi thứ ở cuộc đời. Có tiền sẽ có tất cả. Người ta nghĩ như thế. Chỉ khi cái chết xuất hiện nó mới hết giá trị. Vì thế ai cũng muốn có một nghề, một nghề hái ra tiền thật nhiều, bất kể những gì phát sinh từ nó.
Không ai thấy được rằng cái nghề ấy đang được in hình rất sâu trong tâm thức của mỗi người. Nó đang giúp mình hình thành một thói quen. Người ta chỉ thực sự bỏ nghề khi tuổi đã xế chiều hoặc không còn cử động chân tay được nữa. Bỏ trong điều kiện bắt buộc (không phải tự ý thức) nên tuy không còn hiện diện, nó vẫn âm ỉ đâu đó trong tiềm thức, rồi vận hành tiếp tục vào những kiếp sau.
Nghề chính là nghiệp. Nghiệp chính là thói quen. Nghề tạo cho ta những thói quen. Một nghề lương thiện tạo cho ta những thói quen lương thiện. Một nghề bất thiện tạo cho ta những thói quen bất thiện. Song cũng có những nghề lương thiện mà lại nẩy sinh những thói quen bất thiện. Cái râu ria ấy phát sinh là do tham dục của con người. Cho nên, một việc làm để nuôi thân không có gì đáng sợ. Cái đáng sợ chính là những thứ râu ria quanh nó.
Cái râu ria ấy một khi đã thành thói quen, nó có lực dẫn mình theo nó một cách mù quáng không thể nào cưỡng được. Mỗi thói quen đều có lực của riêng nó. Mình chỉ nhận ra được cái lực ấy khi mình muốn dứt bỏ hoặc ngăn chặn nghiệp lại." (
Nguồn)
Lương lậu rất quan trọng, không có thực sao vực được đạo ? Nhưng trải nghiệm bản thân tui thấy khi mình cống hiến hết mình cho nghề nghiệp thì cũng được đền đáp xứng đáng. Không nghề nào cao sang hay thấp hèn hơn nghề nào. Có thể nghề này gắn với nhiều trách nhiệm hơn nên nặng nề hơn, nhưng những người làm đúng nghề đều tự hào vì không phải ai cũng làm được công việc kế toán, nói kiểu lý tưởng thì "vừa là khoa học vừa là nghệ thuật" ấy. Có thể môi trường kinh doanh hiện tại nên cái nhìn về nghề kế toán chưa được đúng đắn vì người làm kế toán bị ảnh hưởng nhiều bởi những quy định pháp luật, cách hành xử theo kiểu kinh doanh gia đình của nhiều doanh nghiệp ... nhưng bản chất nó vẫn là một trong những nghề chuyên nghiệp như luật sư, bác sĩ, ...
Một điều quan trọng là những công ty đầu tiên khi các bạn ra trường rất quan trọng, góp phần định hướng con đường sau này của bạn, chưa kể đến việc ảnh hưởng của những người sếp đầu tiên của bạn, nếu không tin thì thử chiêm nghiệm xem bạn đã bị ảnh hưởng như thế nào từ những môi trường đó, con người đó. Có thể bạn sẽ muốn tìm một công ty lương cao, công việc nhàn ngay từ đầu nhưng nhiều năm sau đó bạn sẽ ít thành công hơn một người chấp nhận công việc trong một môi trường có nhiều điều để học hỏi, phấn đấu. Bác Giản Tư Trung đã nói đâu đó rằng bạn hãy tự trả lương cho mình, nếu năng lực bạn tương ứng mức lương 3 triệu nhưng chỉ nhận mức lương 2 triệu thì hãy làm việc như bạn được trả lương 5 triệu, có như thế bạn mới là chủ của công việc và cuộc đời bạn.
"Trong xã hội hậu tư bản, có thể nói một cách an toàn rằng bất cứ ai, dù có trong tay bất cứ loại kiến thức nào, cũng phải tiếp tục học hỏi kiến thức mới sau mỗi 4 hay 5 năm, nếu không muốn bị lạc hậu - Peter F.Drucker)
Nếu đã là người dày dạn kinh nghiệm mà một lúc nào đó trên chuyến xe cuộc đời mình chợt cảm thấy chán ngán nghề kế toán, nếu chữ này xảy ra thì cá nhân tôi sẽ tìm một hướng đi mới phù hợp với mình hơn, nghề kế toán mang lại cho người làm kế toán nhiều phẩm chất, kiến thức về kinh doanh do tiếp xúc với hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp để có thể chuyển hướng sang tài chính, ngân hàng, kinh doanh, tư vấn, dạy học ... thậm chí làm tốt vai trò quản lý; dĩ nhiên nếu tính tình quá chi ly, cẩn thận thì sẽ khó chuyển sang các ngành cần sự táo bạo, năng động hơn.
Trong 1 quyển sách về vai trò CFO mà tôi thấy cũng có thể đúng cho người làm kế toán, họ nói CFO là :
- Một chiến sĩ vì tự do
- Nhà phân tích và nhà tư vấn
- Kiến trúc sư về quản lý linh hoạt
- Chiến sĩ chống lãng phí
- Bậc thầy về đo lường
- Người kiểm soát rủi ro
- Nhà vô địch về thay đổi
Không tuyệt vời sao khi có cơ hội trở thành một người đóng tất cả những vai trò đó? Kế toán là nấc thang đầu tiên, còn bao nhiêu kiến thức và kinh nghiệm như kiểm toán, quản trị rủi ro, tài chính, quản lý chất lượng, kiểm soát nội bộ, kế toán quản trị, quản trị nhân sự, hệ thống thông tin, ... tất cả đều có liên quan đến công vịệc của một người làm kế toán.
Một điều cuối cùng, hãy suy nghĩ tích cực !