Ngân hàng cưỡng chế nợ của doanh nghiệp trước nợ thuế có đúng quy định không?

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Cưỡng chế nợ thuế là một trong những biện pháp được Tổng cục thuế áp dụng để xử lý tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý Thuế. Vậy trường hợp doanh nghiệp có nợ ngân hàng, bị ngân hàng thu hồi nợ trước trong khi CQT cũng đang cưỡng chế nợ của DN thì có đúng quy định không? Cùng tham khảo tình huống sau đây được đăng tải trên trang web của Bộ Tài Chính nhé.

1.jpg

(Ảnh: Internet)

Tình huống:

Kính gửi Tổng cục Thuế: Trong khi thực hiện chính sách pháp luật thuế DN chúng tôi có vướng mắc như sau: Tình huống Doanh nghiệp đang gặp phải: Doanh nghiệp đang bị Cơ quan thuế (CQT) cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền tài khoản ngân hàng với số tiền nợ thuế là 100.000.000 (Một trăm triệu đồng). Đồng thời Doanh nghiệp có một khoản vay (Cầm cố tài sản), khoản vay này đã đến hạn phải thanh toán là 200.000.000 (Hai trăm triệu đồng). Trong thời gian Quyết định của CQT còn hiệu lực, DN có khoản tiền được đối tác thanh toán chuyển tiền vào tài khoản là 100.000.000 (Một trăm triệu đồng) Ngân hàng không thực hiện trích theo Quyết dịnh của CQT mà thực hiện thu hồi nợ số tiền là 100.000.000 (Một trăm triệu đồng) dẫn đến doanh nghiệp không được CQT chấm dứt hiệu lực Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền và Phong tỏa tài khoản. Câu hỏi thứ nhất: Xin hỏi thứ tự trích tiền trong tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đang bị cơ quan thuế cưỡng chế và phong tỏa? Câu hỏi thư 2: Vậy doanh nghiệp xin hỏi việc Ngân hàng thu hồi khoản vay (cầm cố tài sản) trích từ tài khoản đang bị CQT cưỡng chế như thế có trái với quy định của Luật Quản lý Thuế hay không? Câu hỏi thứ 3: Trách nhiệm của CQT cưỡng chế phải thực hiện như thế nào để có thể tháo gỡ cho Doanh nghiệp (nếu có). Doanh nghiệp chúng tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của Tổng cục Thuế.

Về vấn đề này Cục Thuế tỉnh Yên Bái có ý kiến như sau:

Tại điểm a, khoản 5 Điều 15 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định:

“5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc kết nối, cung cấp thông tin với cơ quan quản lý thuế liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân và phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật này;”

Tại khoản 4 Điều 27 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại quy định:

“ 4. Trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế”.

Tại Điều 129 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 về cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định:

“1. Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.

2. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển sang tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.

3. Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đã hết hiệu lực mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.

4. Trong thời hạn quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực, nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XV của Luật này.”.

Tại khoản 1 Điều 144 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH 14 về xử lý hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế quy định:

“1. Ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế nợ mà người nộp thuế phải nộp.”

Tại khoản 1, Điều 1, Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế quy định:

“1. Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Tại Điều 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được thực hiện trong thời hạn 05 năm từ ngày có hiệu lực) về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm quy định:

“ Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật”

Tại điểm 2.3 Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội quy định:

“2.3. Về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 từ ngày 15 tháng 8 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023. Giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng; trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu tại Báo cáo số 174/BC-CP ngày 11 tháng 5 năm 2022, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của Nghị quyết.”

Căn cứ các quy định trên các vướng mắc của độc giả được thực hiện như sau:

1. Về thứ tự trích tiền trong tài khoản đang bị cưỡng chế nợ thuế:

Thứ tự trích tiền trong tài khoản Ngân hàng của Doanh nghiệp đang bị cơ quan Thuế cưỡng chế phong tỏa tài khoản được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội được bổ sung tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.

2. Trường hợp khoản vay của độc giả (cầm cố tài sản) mà được Ngân hàng nơi mở tài khoản xác định là khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội thì việc trích trích từ tài khoản đang bị cơ quan Thuế cưỡng chế nợ thuế được thực hiện theo thứ tự đã nêu ở trên.


Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top