Nên xuất hóa đơn như thế nào?

binhyenah

Member
Hội viên mới
Xuất hóa đơn đại lý tư vấn đưa SV làm việc ở nước ngoài

Chào các bác! Công ty em làm đại lý cho 1 cty bên Mỹ đưa sinh viên Việt Nam sang Mỹ làm việc. Ví dụ tổng giá trị hợp đồng mà sinh viên phải đóng là 1.000$ (trong đó phí cty bên Mỹ hưởng là 700$ còn cty em nhận được 300$ tiền hoa hồng). Vấn đề là các bạn sinh viên phải nộp tiền cho bên e và nhờ bên e chuyển tiền sang bên MỸ và theo HĐ thì bên e sẽ trích lại tiền hoa hồng luôn chỉ gửi sang bên MỸ 700$. Vậy theo các bác, trong TH này bên em sẽ xuất hóa đơn GTGT cho phí sinh viên hay cty bên Mỹ ah?và xuất hóa đơn khoản hoa hồng này như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong diễn đàn.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

bác nào cao kiến giúp em với!huhu!
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Chào các bác! Công ty em làm đại lý cho 1 cty bên Mỹ đưa sinh viên Việt Nam sang Mỹ làm việc. Ví dụ tổng giá trị hợp đồng mà sinh viên phải đóng là 1.000$ (trong đó phí cty bên Mỹ hưởng là 700$ còn cty em nhận được 300$ tiền hoa hồng). Vấn đề là các bạn sinh viên phải nộp tiền cho bên e và nhờ bên e chuyển tiền sang bên MỸ và theo HĐ thì bên e sẽ trích lại tiền hoa hồng luôn chỉ gửi sang bên MỸ 700$. Vậy theo các bác, trong TH này bên em sẽ xuất hóa đơn GTGT cho phí sinh viên hay cty bên Mỹ ah?và xuất hóa đơn khoản hoa hồng này như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong diễn đàn.

Theo mình đơn vị bạn không thể xuất hóa đơn được trong trường hợp nay cho người nộp tiền, mà phải cty bạn làm đại lý, bạn chỉ ra hóa đơn tiền hoa hồng đại lý (30%) cho cty bên mỹ, và bạn phải xem lai hợp đồng , ủy quyền ký kết của cty bạn với cty bạn nhận làm đại lý.
Xin mọi người cho ý kiến.
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Chào các bác! Công ty em làm đại lý cho 1 cty bên Mỹ đưa sinh viên Việt Nam sang Mỹ làm việc. Ví dụ tổng giá trị hợp đồng mà sinh viên phải đóng là 1.000$ (trong đó phí cty bên Mỹ hưởng là 700$ còn cty em nhận được 300$ tiền hoa hồng). Vấn đề là các bạn sinh viên phải nộp tiền cho bên e và nhờ bên e chuyển tiền sang bên MỸ và theo HĐ thì bên e sẽ trích lại tiền hoa hồng luôn chỉ gửi sang bên MỸ 700$. Vậy theo các bác, trong TH này bên em sẽ xuất hóa đơn GTGT cho phí sinh viên hay cty bên Mỹ ah?và xuất hóa đơn khoản hoa hồng này như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong diễn đàn.

Theo mình thì bên bạn và cty bên Mỹ chắc chắn có hợp đồng, do đó khi bạn thu tiền của SV bạn phải xuất hoá đơn cho họ, còn khi bạn chuyển trả tiền thu hộ kia cho bên Mỹ thì bên Mỹ phải xuất hoá đơn cho bạn.và khoản hoa hồng đó là lọi nhuận của bên bạn.
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Các anh chị có biết trong TH này thì thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu ko ah?
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Các anh chị có biết trong TH này thì thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu ko ah?

Theo mình biết thì nhà nươc khuyến khích xuất khẩu, và bên bạn bạn kiểm tra lại xem có đúng là xuất khẩu lao động ko? nếu đúng thì thuế suất VAT là 0% bạn ạ.
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Các anh chị có biết trong TH này thì thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu ko ah?

Theo mình đây là dịch vu môi giới
Trích TT120

3- Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ:
3.1 Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác.
3.26 Dịch vụ môi giới
3.27 Các loại hàng hóa, dịch vụ khác không quy định tại Mục II, Phần A và Mục II, Phần B Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT quy định trên đây được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Hàng hóa không quy định tại Mục II, phần A; Điểm 1, 2 Mục II, Phần B Thông tư này đều áp dụng thuế suất 10%.
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Theo mình thì bên bạn và cty bên Mỹ chắc chắn có hợp đồng, do đó khi bạn thu tiền của SV bạn phải xuất hoá đơn cho họ, còn khi bạn chuyển trả tiền thu hộ kia cho bên Mỹ thì bên Mỹ phải xuất hoá đơn cho bạn.và khoản hoa hồng đó là lọi nhuận của bên bạn.

Chị ơi, nếu như chị nói, thì khi xuất hóa đơn cho SV, giá trị của hóa đơn sẽ là 1.000$ hay là 400$ ah? Em chưa hiểu lắm về dịch vụ này, mong chị và mọi người
giúp đỡ
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Chị ơi, nếu như chị nói, thì khi xuất hóa đơn cho SV, giá trị của hóa đơn sẽ là 1.000$ hay là 400$ ah? Em chưa hiểu lắm về dịch vụ này, mong chị và mọi người
giúp đỡ



Khi em xuất hoá đơn cho SV thi em phải xuất đủ 1000$ mà em nhận của họ, sau đó bên Mỹ sẽ xuất trả em 700$ theo đúng lý thuyết. Còn trên thực tế thì xuất hoá đơn càng thấp càng tốt em ạ, cty nào mà chẳng muốn lãi thực tế cao hơn lãi sổ sách. Vì chị nghĩ SV họ chỉ làm việc với bên cty em nên em phải xuất hoá đơn cho họ là đúng rồi.
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Theo mình đây là dịch vu môi giới
Trích TT120

3- Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ:
3.1 Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác.
3.26 Dịch vụ môi giới
3.27 Các loại hàng hóa, dịch vụ khác không quy định tại Mục II, Phần A và Mục II, Phần B Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT quy định trên đây được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Hàng hóa không quy định tại Mục II, phần A; Điểm 1, 2 Mục II, Phần B Thông tư này đều áp dụng thuế suất 10%.

Mình cũng đồng quan điểm với bạn, có điều mình chỉ băn khoăn ko biết trị giá ghi trên hoá đơn là bao nhiêu thôi, vì nếu mình ghi toàn bộ 1000$ thì bên mình sẽ phải chịu thiệt khoản thuế thay cho bên cty Mỹ kia mất, vì theo sếp mình thì khi Bên cty kia chỉ trao cho mình chứng nhận đã nhận được tiên mà ko có hoá đơn tất nhiên bên mình cũng ko đc khấu trwf phần thuế kia!
Ko biết ý kiến của mọi ng thế nào ạ
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Mình cũng đồng quan điểm với bạn, có điều mình chỉ băn khoăn ko biết trị giá ghi trên hoá đơn là bao nhiêu thôi, vì nếu mình ghi toàn bộ 1000$ thì bên mình sẽ phải chịu thiệt khoản thuế thay cho bên cty Mỹ kia mất, vì theo sếp mình thì khi Bên cty kia chỉ trao cho mình chứng nhận đã nhận được tiên mà ko có hoá đơn tất nhiên bên mình cũng ko đc khấu trwf phần thuế kia!
Ko biết ý kiến của mọi ng thế nào ạ

Mình sorry bạn mình xem lại rùi đây là một câu hỏi rất hay, mình không hiểu rõ bên cty bạn là làm đại lý hay là môi giới người đi lao động, nhưng mình gửi các này bạn và mọi người tham khảo có ích đấy.
Trích ở Số: 16/2007/TTLT- BLĐTBXH-BTC
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Căn cứ Điều 20 và Điều 21 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006, Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định và hướng dẫn mức trần tiền môi giới, việc quản lý và sử dụng tiền môi giới; mức trần tiền dịch vụ và cách thức thu nộp tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Đối tượng áp dụng
a) Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp);
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ (sau đây gọi tắt là người lao động).
3. Doanh nghiệp chỉ được thu tiền môi giới và tiền dịch vụ sau khi ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp visa.
II- TIỀN MÔI GIỚI
1. Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.
Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.
2. Mức tiền môi giới.
a) Mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng lương/người lao động cho một năm hợp đồng. Trường hợp do yêu cầu của thị trường đòi hỏi mức tiền môi giới cao hơn mức trần quy định thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức tiền môi giới cho phù hợp sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính;
b) Doanh nghiệp đàm phán, quyết định mức tiền môi giới phù hợp với từng hợp đồng nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm (a), khoản này;
c) Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp phù hợp với từng thị trường;
d) Tiền lương (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương cơ bản theo hợp đồng không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương bao gồm tiền lương cơ bản và tiền lương phép.
3. Loại tiền thu nộp và tỷ giá áp dụng
Doanh nghiệp thu tiền môi giới do người lao động đóng góp (hoàn trả) bằng đồng Việt Nam.
Tỷ giá áp dụng: Nếu tiền môi giới được tính trên cơ sở đồng đô la Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân của đồng đô la Mỹ so với đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu nộp. Nếu tiền môi giới được tính trên cơ sở các loại ngoại tệ khác thì áp dụng tỷ giá tính chéo giữa đồng đô la Mỹ so với ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tại thời điểm thu nộp.
4. Quản lý và sử dụng tiền môi giới
a) Tiền môi giới phải được thể hiện trong hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng riêng về tiền môi giới được ký giữa doanh nghiệp và bên môi giới;
b) Tiền môi giới phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng được hưởng. Nếu lợi dụng quy định về tiền môi giới để thu, chi sai mục đích, không đúng đối tượng, trục lợi thì người ra quyết định thu, chi phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
c) Phần tiền môi giới mà người lao động hoàn trả, nếu có, phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp thu một lần tiền môi giới của người lao động trước khi người lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc. Khi thu tiền môi giới của người lao động, doanh nghiệp phải cấp biên lai thu tiền cho người lao động. Khoản tiền môi giới mà người lao động hoàn trả không tính vào doanh thu của doanh nghiệp và doanh nghiệp không phải nộp thuế;
d) Phần tiền môi giới mà doanh nghiệp chi (nếu có) được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Hoàn trả tiền môi giới
Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.
Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xin mọi nguời cho ý kiến.
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Mình sorry bạn mình xem lại rùi đây là một câu hỏi rất hay, mình không hiểu rõ bên cty bạn là làm đại lý hay là môi giới người đi lao động, nhưng mình gửi các này bạn và mọi người tham khảo có ích đấy.
Trích ở Số: 16/2007/TTLT- BLĐTBXH-BTC
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Căn cứ Điều 20 và Điều 21 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006, Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định và hướng dẫn mức trần tiền môi giới, việc quản lý và sử dụng tiền môi giới; mức trần tiền dịch vụ và cách thức thu nộp tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Đối tượng áp dụng
a) Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp);
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ (sau đây gọi tắt là người lao động).
3. Doanh nghiệp chỉ được thu tiền môi giới và tiền dịch vụ sau khi ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp visa.
II- TIỀN MÔI GIỚI
1. Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.
Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.
2. Mức tiền môi giới.
a) Mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng lương/người lao động cho một năm hợp đồng. Trường hợp do yêu cầu của thị trường đòi hỏi mức tiền môi giới cao hơn mức trần quy định thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức tiền môi giới cho phù hợp sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính;
b) Doanh nghiệp đàm phán, quyết định mức tiền môi giới phù hợp với từng hợp đồng nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm (a), khoản này;
c) Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp phù hợp với từng thị trường;
d) Tiền lương (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương cơ bản theo hợp đồng không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương bao gồm tiền lương cơ bản và tiền lương phép.
3. Loại tiền thu nộp và tỷ giá áp dụng
Doanh nghiệp thu tiền môi giới do người lao động đóng góp (hoàn trả) bằng đồng Việt Nam.
Tỷ giá áp dụng: Nếu tiền môi giới được tính trên cơ sở đồng đô la Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân của đồng đô la Mỹ so với đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu nộp. Nếu tiền môi giới được tính trên cơ sở các loại ngoại tệ khác thì áp dụng tỷ giá tính chéo giữa đồng đô la Mỹ so với ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tại thời điểm thu nộp.
4. Quản lý và sử dụng tiền môi giới
a) Tiền môi giới phải được thể hiện trong hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng riêng về tiền môi giới được ký giữa doanh nghiệp và bên môi giới;
b) Tiền môi giới phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng được hưởng. Nếu lợi dụng quy định về tiền môi giới để thu, chi sai mục đích, không đúng đối tượng, trục lợi thì người ra quyết định thu, chi phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
c) Phần tiền môi giới mà người lao động hoàn trả, nếu có, phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp thu một lần tiền môi giới của người lao động trước khi người lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc. Khi thu tiền môi giới của người lao động, doanh nghiệp phải cấp biên lai thu tiền cho người lao động. Khoản tiền môi giới mà người lao động hoàn trả không tính vào doanh thu của doanh nghiệp và doanh nghiệp không phải nộp thuế;
d) Phần tiền môi giới mà doanh nghiệp chi (nếu có) được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Hoàn trả tiền môi giới
Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.
Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xin mọi nguời cho ý kiến.

Bên mình làm đại lý bạn ah!
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

Có bác nào gặp phải vấn đề này rồi, giúp e cách giải quyết vớí ạ?
 
Ðề: Nên xuất hóa đơn như thế nào?

cái này cũng hơi gay đó nha bạn.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top