Sai lầm 1:Nghề kế toán – kiểm toán là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực xung khắc nhau. Tại sao người ta lại có thể kết hợp hai lĩnh vực đối lập này để tạo thành một chuyên ngành đào tạo trong trường đại học hoặc gọi tên cho một lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội.
Nếu nhìn từ bên ngoài thì quan niệm trên không có gì là sai cả. Kế toán là công việc kiểm kê, quản lý nguồn vốn tài sản, tài chính trong một doanh nghiệp, trong khi kiểm toán là công việc kiểm tra độ trung thực tính chính xác của các báo cáo tài chính, và điều này có nghĩa chức năng của kiểm toán là nhằm phân tích và kiểm tra hoạt động kế toán của doanh nghiệp.
Trên thực tế, hai lĩnh vực này không hề đối lập nhau. Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán nói chung là mật thiết và hợp pháp.
Xét từ một phía, kế toán viên phải chứng tỏ tính chuyên nghiệp của mình trước bất cứ một cuộc kiểm tra, thanh tra nào của kiểm toán hoặc thuế vụ. Anh ta phải là người nắm vững các quy định của việc thanh tra, kiểm tra đó cũng như các kiến thức về kiểm toán để đủ hiểu ra những sai phạm (nếu có) của doanh nghiệp. Một kế toán viên chuyên nghiệp phải là người có khả năng trả lời tất cả các câu hỏi của chuyên gia kiểm toán hoặc thanh tra thuế.
Mặt khác, kiểm toán viên cũng không thể thực hiện công việc kiểm tra sổ sách, giấy tờ của khách hàng được nếu không có khái niệm về nguyên tắc trình bày bảng cân đối kế toán. Bởi vậy, kế toán – kiểm toán có thể được gọi là một lĩnh vực và thường được coi là một môn trong lịch trình giảng dạy tại các trường đại học tài chính – kế toán hoặc kinh tế. Hành trang của một chuyên gia kế toán tương lai được đào tạo bài bản trong trường đại học được hình thành từ 80% các nguồn kiến thức về kế toán và 20% – kiến thức kiểm toán, phân tích, kiểm tra. Và đó cũng là nét đặc biệt trong việc thiết kế các chương trình đào tạo kế toán viên/ kiểm toán viên tại các trường đại học hiện nay.
Sai lầm 2:Các chương trình đào tạo kế toán – kiểm toán hiện nay thực ra là một môn toán tổng hợp không mấy dễ chịu.
Trong các chương trình đào tạo hiện nay, toán là môn học bắt buộc và chiếm khá nhiều tiết học trong giáo trình đào tạo. Tuy nhiên, đừng nên “ngán ngẫm” nếu như các con số toán học có thể làm bạn đau đầu.
Trong 6 nhóm kiến thức cơ bản, phần kiến thức về tài chính là mảng quan trọng nhất bởi nó gắn liền với quá trình làm việc sau này của bạn. Và đương nhiên, khối kiến thức này có liên quan chặt chẽ đến môn Toán. Tuy nhiên, ngoài kiến thức cơ bản này, bạn còn được học nhiều môn học bổ trợ khác như các môn kinh tế cơ sở, các môn thuộc phần phản lý kinh doanh, ngoại ngữ và tin học…
Sai lầm 3:Kế toán là một công việc nhàm chán, không có tính sáng tạo.
Ở một khía cạnh nào đó thì quả đúng là như vậy. Kế toán là công việc gắn liền với số liệu và giấy tờ mà dù có chán công việc đến đâu, bạn cũng chẳng thể trốn chạy được. Cũng chính vì vậy mà nhà tuyển dụng thường đưa ra các yêu cầu sau đối với các ứng viên:
- Có khả năng tính toán tốt;
- Có khả năng tư duy tốt;
- Có khả năng làm việc độc lập;
- Tính cần cù, chăm chỉ;
- Thận trọng, cẩn thận.
Kế toán không hẳn là công việc khô khan như mọi người vẫn nghĩ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, người làm công tác kế toán phải có sự sáng tạo trong công việc mà vẫn đảm bảo được tính khoa học và pháp lý trong công việc.
Sai lầm 4:Một kế toán giỏi là người biết làm trò “ảo thuật” với các con số để giúp doanh nghiệp trốn thuế.
Một kế toán giỏi trước hết phải là người biết bảo vệ doanh nghiệp khỏi các nguy cơ rủi ro tài chính cũng như các hình thức trừng phạt của cơ quan thuế. Những khoản tiền “đen” rất có thể là mầm mống của các “hậu hoạ” khó lường sau này. Bởi vậy, một kế toán giỏi không thể là người nhắm mắt làm liều, bất chấp luật pháp để doanh nghiệp phải giánh chịu những nguy cơ rủi ro về pháp lý cũng như tài chính.
Sai lầm 5:Bằng cử nhân kế toán – kiểm toán chưa phải là chìa khoá thành công, nếu người lao động không có kinh nghiệp làm việc.
Độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, học vấn – đó là 3 tiêu chí cơ bản để nhà tuyển dụng lựa chọn nguồn nhân lực. Nhiều bạn trẻ, khi đọc những dòng chữ quảng cáo tuyển dụng trên báo, khi thấy yêu cầu kinh nghiệm làm việc đã trở nên chán nản ngay và không dám gửi hồ sơ xin việc vì tin chắc rằng mình không đạt yêu cầu.
Trên thực tế, mọi việc không đến nỗi trầm trọng như suy nghĩ của nhiều người. Điều quan trọng là bạn phải biết tạo ra một hồ sơ xin việc ấn tượng, với những điểm nhấn giúp nhà tuyển dụng nhận diện ra “sự khác biệt” giữa bạn và những ứng viên khác.
Điều này không có nghĩa là bạn phải “sáng tác” ra một bản lý lịch gồm những điều tưởng tượng mà bạn phải chỉ ra trong hồ sơ của mình những điểm mạnh của bản thân cùng những hoài bão, dự định trong tương lai. Hãy nhớ rằng, một chuyên gia tuyển dụng nhân sự giỏi sẽ không để “lọt” bất cứ một ứng viên tiềm năng nào. Thực tế đã chứng minh rằng, nhiều bạn trẻ mới tốt nghiệp ra trường đã được tuyển chọn và làm việc tại các doanh nghiệp lớn hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có uy tín.
Nguồn: Sưu tầm
Nếu nhìn từ bên ngoài thì quan niệm trên không có gì là sai cả. Kế toán là công việc kiểm kê, quản lý nguồn vốn tài sản, tài chính trong một doanh nghiệp, trong khi kiểm toán là công việc kiểm tra độ trung thực tính chính xác của các báo cáo tài chính, và điều này có nghĩa chức năng của kiểm toán là nhằm phân tích và kiểm tra hoạt động kế toán của doanh nghiệp.
Trên thực tế, hai lĩnh vực này không hề đối lập nhau. Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán nói chung là mật thiết và hợp pháp.
Xét từ một phía, kế toán viên phải chứng tỏ tính chuyên nghiệp của mình trước bất cứ một cuộc kiểm tra, thanh tra nào của kiểm toán hoặc thuế vụ. Anh ta phải là người nắm vững các quy định của việc thanh tra, kiểm tra đó cũng như các kiến thức về kiểm toán để đủ hiểu ra những sai phạm (nếu có) của doanh nghiệp. Một kế toán viên chuyên nghiệp phải là người có khả năng trả lời tất cả các câu hỏi của chuyên gia kiểm toán hoặc thanh tra thuế.
Mặt khác, kiểm toán viên cũng không thể thực hiện công việc kiểm tra sổ sách, giấy tờ của khách hàng được nếu không có khái niệm về nguyên tắc trình bày bảng cân đối kế toán. Bởi vậy, kế toán – kiểm toán có thể được gọi là một lĩnh vực và thường được coi là một môn trong lịch trình giảng dạy tại các trường đại học tài chính – kế toán hoặc kinh tế. Hành trang của một chuyên gia kế toán tương lai được đào tạo bài bản trong trường đại học được hình thành từ 80% các nguồn kiến thức về kế toán và 20% – kiến thức kiểm toán, phân tích, kiểm tra. Và đó cũng là nét đặc biệt trong việc thiết kế các chương trình đào tạo kế toán viên/ kiểm toán viên tại các trường đại học hiện nay.
Sai lầm 2:Các chương trình đào tạo kế toán – kiểm toán hiện nay thực ra là một môn toán tổng hợp không mấy dễ chịu.
Trong các chương trình đào tạo hiện nay, toán là môn học bắt buộc và chiếm khá nhiều tiết học trong giáo trình đào tạo. Tuy nhiên, đừng nên “ngán ngẫm” nếu như các con số toán học có thể làm bạn đau đầu.
Trong 6 nhóm kiến thức cơ bản, phần kiến thức về tài chính là mảng quan trọng nhất bởi nó gắn liền với quá trình làm việc sau này của bạn. Và đương nhiên, khối kiến thức này có liên quan chặt chẽ đến môn Toán. Tuy nhiên, ngoài kiến thức cơ bản này, bạn còn được học nhiều môn học bổ trợ khác như các môn kinh tế cơ sở, các môn thuộc phần phản lý kinh doanh, ngoại ngữ và tin học…
Sai lầm 3:Kế toán là một công việc nhàm chán, không có tính sáng tạo.
Ở một khía cạnh nào đó thì quả đúng là như vậy. Kế toán là công việc gắn liền với số liệu và giấy tờ mà dù có chán công việc đến đâu, bạn cũng chẳng thể trốn chạy được. Cũng chính vì vậy mà nhà tuyển dụng thường đưa ra các yêu cầu sau đối với các ứng viên:
- Có khả năng tính toán tốt;
- Có khả năng tư duy tốt;
- Có khả năng làm việc độc lập;
- Tính cần cù, chăm chỉ;
- Thận trọng, cẩn thận.
Kế toán không hẳn là công việc khô khan như mọi người vẫn nghĩ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, người làm công tác kế toán phải có sự sáng tạo trong công việc mà vẫn đảm bảo được tính khoa học và pháp lý trong công việc.
Sai lầm 4:Một kế toán giỏi là người biết làm trò “ảo thuật” với các con số để giúp doanh nghiệp trốn thuế.
Một kế toán giỏi trước hết phải là người biết bảo vệ doanh nghiệp khỏi các nguy cơ rủi ro tài chính cũng như các hình thức trừng phạt của cơ quan thuế. Những khoản tiền “đen” rất có thể là mầm mống của các “hậu hoạ” khó lường sau này. Bởi vậy, một kế toán giỏi không thể là người nhắm mắt làm liều, bất chấp luật pháp để doanh nghiệp phải giánh chịu những nguy cơ rủi ro về pháp lý cũng như tài chính.
Sai lầm 5:Bằng cử nhân kế toán – kiểm toán chưa phải là chìa khoá thành công, nếu người lao động không có kinh nghiệp làm việc.
Độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, học vấn – đó là 3 tiêu chí cơ bản để nhà tuyển dụng lựa chọn nguồn nhân lực. Nhiều bạn trẻ, khi đọc những dòng chữ quảng cáo tuyển dụng trên báo, khi thấy yêu cầu kinh nghiệm làm việc đã trở nên chán nản ngay và không dám gửi hồ sơ xin việc vì tin chắc rằng mình không đạt yêu cầu.
Trên thực tế, mọi việc không đến nỗi trầm trọng như suy nghĩ của nhiều người. Điều quan trọng là bạn phải biết tạo ra một hồ sơ xin việc ấn tượng, với những điểm nhấn giúp nhà tuyển dụng nhận diện ra “sự khác biệt” giữa bạn và những ứng viên khác.
Điều này không có nghĩa là bạn phải “sáng tác” ra một bản lý lịch gồm những điều tưởng tượng mà bạn phải chỉ ra trong hồ sơ của mình những điểm mạnh của bản thân cùng những hoài bão, dự định trong tương lai. Hãy nhớ rằng, một chuyên gia tuyển dụng nhân sự giỏi sẽ không để “lọt” bất cứ một ứng viên tiềm năng nào. Thực tế đã chứng minh rằng, nhiều bạn trẻ mới tốt nghiệp ra trường đã được tuyển chọn và làm việc tại các doanh nghiệp lớn hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có uy tín.
Nguồn: Sưu tầm