Mua tài sản lớn mà lại lớn hơn so vốn điều lệ phải làm sao?

phamthinhan

New Member
Hội viên mới
Công ty em có số vốn điều lệ là 1.200.000.000 nhưng hiện nay lại muốn mua TSCĐ là 1.800.000.000 ( tiền này ko biết sếp có ở đâu ra) Sếp bảo mua rồi lại bán cho 1 Công ty khác.
Mọi người cho em hỏi như vậy có được không và phải hạch toán ntn? Giúp em với nhé vì em vẫn còn ngơ ngơ lắm
 
Ðề: Mua tài sản lớn mà lại lớn hơn so vốn điều lệ phải làm sao?

Công ty em có số vốn điều lệ là 1.200.000.000 nhưng hiện nay lại muốn mua TSCĐ là 1.800.000.000 ( tiền này ko biết sếp có ở đâu ra) Sếp bảo mua rồi lại bán cho 1 Công ty khác.
Mọi người cho em hỏi như vậy có được không và phải hạch toán ntn? Giúp em với nhé vì em vẫn còn ngơ ngơ lắm
MÌnh vừa gặp trường hợp giống bạn, nhưng may là sếp tăng vốn điều lệ rồi. hehe
 
Ðề: Mua tài sản lớn mà lại lớn hơn so vốn điều lệ phải làm sao?

theo mình nghĩ ngu thì là
Vay nợ cá nhân phần tiền còn thiếu , sau khi thanh lý tài sản đó , tra lại cho cá nhân
ca nhân = bất kì ai
lưu ý : k có chi phí lãi nhé , nếu k phiền lắm
 
Ðề: Mua tài sản lớn mà lại lớn hơn so vốn điều lệ phải làm sao?

theo mình nghĩ ngu thì là
Vay nợ cá nhân phần tiền còn thiếu , sau khi thanh lý tài sản đó , tra lại cho cá nhân
ca nhân = bất kì ai
lưu ý : k có chi phí lãi nhé , nếu k phiền lắm
bạn tài quá
 
Ðề: Mua tài sản lớn mà lại lớn hơn so vốn điều lệ phải làm sao?

mượn tiền mặt của ban giám đốc rồi sau đó bán thì trả lại, bên mình hay hạch toán là: N111, C338,
Mách với bạn như vậy và mọi ng xem cách này hợp ý không vì mình vào làm sau nghe đàn chị đi trước chỉ làm vậy mỗi khi sổ quỹ tiền mặt bị âm.
 
Ðề: Mua tài sản lớn mà lại lớn hơn so vốn điều lệ phải làm sao?

Phần tiền còn thiếu bạn có thể bổ sung theo các phương án sau:

  • +Một là làm lại giấy phép kinh doanh nâng cao vốn điều lệ= >hơi phức tạp do phải đi làm thủ tục xin đổi giấy phép, cách làm này ăn chắc mặc bền
    Nợ 111/ có 411
    +Hai là tất cả các khoản mua hàng hóa đều ghi nhận nợ treo ở tài khoản 331* khi nào có tiền thì trả lại khách hàng
    Nợ 152,153..627,641,642….,1331/ có 331*
    Nợ 331*/ có 111
    +Ba là làm phiếu thu tiền mặt + hợp đồng vay mượn với cá nhân lãi xuất 0%=> cách này chiếm tỉ lệ 90% kế toán hay dùng
    Nợ 111/ có 3388
    +Bốn là xem như ai đó đầu tư tài trợ cho không biếu không
    Nợ 111/ có 711
    cách này ko ai dùng vì bị đánh thuế TNDN 22%


    - Mẫu hợp đồng vay cá nhân
    CTY TNHH ............................................
    Đ/C: .................................................. .....
    MST: ................. ĐT: 08.......................
    HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
    Số:-----------/2009/GSV- .............​
    Ngày:………/………/…………..
    - Căn cứ Luật Dân sự hiện hành;
    - Căn cứ Luật và các văn bản pháp luật có liên quan;
    - Căn cứ vào Biên bản họp HĐTV số : ....../......./BB-HĐTV ngày .../.../........
    - Căn cứ vào khả năng và nhu cầu thực tế của hai bên.
    Hôm nay, ngày ..……tháng………năm………., tại Văn phòng Công ty TNHH .............................., chúng tôi gồm có:
    BÊN A (BÊN VAY): CÔNG TY TNHH .................................
    + Địa chỉ: ........................................ TP.HCM.
    + MST: ...................................
    + Điện thoại: .............................. Fax: .................
    + Tài khoản (VNĐ) số: .......................tại Ngân hàng .......................
    + Đại diện: ................................. Chức vụ: ........................
    (Theo giấy uỷ quyền số:…………..ngày…………….do ông………...ký).
    BÊN B (BÊN CHO VAY):............................................. ..........................................
    + Địa chỉ: .................................................. .................................................. .
    + MST/CMND số:...............................Ngày:........ .............Nơi cấp:..............
    + Điện thoại: ............................. Fax: ................................................
    + Tài khoản (VNĐ): .......................... Tại: ................................................
    + Đại diện (nếu vay pháp nhân):.....................Chức vụ: ...............................
    (Theo giấy uỷ quyền số:…………..ngày…………….do ông………...ký).
    Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng vay tiền này với các điều khoản và điều kiện như sau:
    ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG
    Bên A đồng ý vay và Bên B đồng ý cho bên A vay tiền để bổ sung vốn trong quá trình kinh doanh với các điều kiện như sau:
    1.1/ Số tiền vay:......................................đồng.
    (Bằng chữ:............................................ .................................................. ............)
    1.2/ Phương thức cho vay: bằng tiền mặt/chuyển khoản/hàng hoá/tài sản......
    (Nếu cho vay bằng hiện vật thì trị giá quy đổi đã được tính là số tiền tại 1.1)
    1.3/ Thời hạn cho vay: ........................tháng.
    1.4/ Lãi suất cho vay: ...................%/ tháng.
    1.5/ Lãi suất phạt quá hạn (=150% lãi suất cho vay): ...................%/ tháng.
    1.6/ Thời điểm trả lãi vay: trả vào ngày cuối tháng. (hoặc có thoả thuận khác).
    1.7/ Điều kiện đảm bảo tiền vay: .......thế chấp/tín chấp.
    ĐIỀU 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN
    2.1/ Quyền và nghĩa vụ bên A:
    - Được quyền sử dụng tiền vay liên tục, xuyên suốt trong thời gian vay.
    - Được quyền khấu trừ 10% thuế Thu nhập cá nhân khi thanh toán lãi vay cho bên B, để thực hiện nghĩa vụ thuế thay cho bên B theo quy định.
    - Đảm bảo sử dụng tiền vay đúng mục đích.
    - Thanh toán vốn và lãi cho bên B đầy đủ, đúng hạn.
    - Khi vi phạm phải bị chế tài theo quy định tại Hợp đồng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
    2.2/ Quyền và nghĩa vụ bên B:
    - Đảm bảo quyền sử dụng tiền vay của bên A được liên tục, xuyên suốt trong thời gian vay.
    - Chấp nhận việc bên A khấu trừ 10% khi được thanh toán lãi vay để thực hiện nghĩa vụ thuế thuế Thu nhập cá nhân theo quy định
    - Được thanh toán vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn.
    - Không đòi lại tiền cho vay trước hạn, trừ khi được sự chấp thuận của bên A.
    ĐIỀU 3: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
    - Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày:...........................đến ngày .....................
    - Hợp đồng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
    + Khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng hoặc hai bên cùng thống nhất thanh lý trước hạn. Nếu quyền và nghĩa vụ hai bên đã thực hiện cho nhau đầy đủ theo hợp đồng và không phát sinh tranh chấp thì không cần lập thủ tục thanh lý hợp đồng.
    - Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng này. Nếu có tranh chấp thì sẽ giải quyết bằng thương lượng, nếu thương lượng không thành thì hai bên thống nhất chuyển vụ việc tranh chấp đến Toà án Nhân dân TP.HCM để giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật. Bên thua kiện phải chịu toàn bộ án phí và các chi phí có liên quan đến quá trình tố tụng tại Toà.
    - Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải được hai bên thoả thuận bằng văn bản dưới hình thức phụ lục hợp đồng thì mới có giá trị thi hành.
    - Hợp đồng được lập thành 02 bản bằng Tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
    BÊN A (BÊN VAY)
    BÊN B (BÊN CHO VAY)


  • Nghị định 222/2013/NĐ-CP thanh toán bằng tiền mặt
    Chương 2.
    THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI MỘT SỐ GIAO DỊCH THANH TOÁN
    Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
    1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
    2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.

    = > Vậy kể từ ngày 1/3/2014 các doanh nghiệp ko được giao dịch trong việc góp vốn, mua bán chuyển nhượng phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác
    Ví dụ: công ty A muốn góp vốn vào công Cổ Phần B để đầu tư: vốn góp liên doanh 222, đầu tư liên kết 223, đầu tư chứng khóan ngắn hạn 121, 128 đầu tư ngắn hạn khác, 221 đầu tư vào công ty con, 228 đầu tư khác... thì phải bằng hình thức chuyển tiền bằng tài khoản pháp nhân của đơn vị đi đầu tư vào tài khoản pháp nhân đơn vị nhận tiền đầu tư thì mới đúng thủ tục và hợp pháp hóa thủ tục, mọi dao dịch bằng tiền mặt đều ko hợp pháp theo luật này

    Ví dụ 2: doanh nghiệp A muốn cho doanh nghiệp B vay muợn tiền thì
    - Hợp đồng vay mượn hoặc biên bản vay mượn tiền
    - Chứng từ ngân hàng chứng mình: ủy nhiệm chi
    Ví dụ 3: doanh nghiệp A muốn cho doanh nghiệp B tiền thì
    - Văn bản thỏa thuận cho, biếu tặng tiền
    - Chứng từ ngân hàng chứng mình: ủy nhiệm chi
    = > Giao dịch cho , mượn tiền nếu dùng tiền mặt ko bằng tiền gửi đều ko hợp pháp theo quy định của luật này


    = > Theo điều trên chỉ nghiêm cấm các doanh nghiệp và hạn chế doanh nghiệp trong hoạt động rữa tiền => nghị định này ra đời
    Vậy nếu doanh nghiệp âm tiền mựơn của cá nhân thì sao?:
    - Hợp đồng vay mượn tiền không lãi
    - Phiếu thu tiền nếu chuyển khoản càng tốt
    - Biên bản kiểm kê tiền mặt (kỉêm đếm số lựơng)
    Cá nhận ko phải là pháp nhân nên ko bị chịu ràng buộc về mặt pháp lý như doanh nghiệp = > cá nhân có quyền sử lý và sử dụng tài sản của mình và các mục đích chủ quan và khách quan khác => trường hợp này dùng tiền mặt vẫn đựơc chấp thuận

    Vậy đối với cá nhân thì việc: cho vay, cho mượn, biếu tặng...bằng tiền mặt thì đều vẫn chấp nhận bình thường, chỉ cấm vận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa cơ quan tín dụng với doanh nghiệp


 
Ðề: Mua tài sản lớn mà lại lớn hơn so vốn điều lệ phải làm sao?

@chudinhxinh : cho tớ hỏi ngu tí : 1 - theo cách 2 bạn chọn treo công nợ đó thì phần gtgt chĩ đc khấu trừ theo tỷ lệ thanh toán thì phải
 
Ðề: Mua tài sản lớn mà lại lớn hơn so vốn điều lệ phải làm sao?

Công ty em có số vốn điều lệ là 1.200.000.000 nhưng hiện nay lại muốn mua TSCĐ là 1.800.000.000 ( tiền này ko biết sếp có ở đâu ra) Sếp bảo mua rồi lại bán cho 1 Công ty khác.
Mọi người cho em hỏi như vậy có được không và phải hạch toán ntn? Giúp em với nhé vì em vẫn còn ngơ ngơ lắm

Chào bạn!
Trong giao dịch kinh doanh, có những phát sinh lớn hơn vốn điều lệ rất nhiều, mà đơn vị vẫn xoay vòng tiền ứng phó được thì mới hay.
Chứ đơn vị mà vốn điều lệ cao qua, đôi khi vay ngân hàng hơi khó khăn.
Còn về phần bạn, bạn làm sao xoay tiền cho đủ để mua TS trên, mà Quỹ tiền không bị âm là được rồi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top