Đó là chuyện có thật, rất hiển nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Có điều không phải ai cũng nhận thấy, hoặc biết cả đấy nhưng họ lại chấp nhận như một điều tất yếu.
Vợ đảm…
Quen nhau từ thuở sinh viên, thấy tích cách anh mạnh mẽ, Hiền Chi rất mừng. Cô thầm nhủ, đây sẽ là bờ vai vững chãi để mình yên tâm dựa vào. Ra trường, hai năm sau họ cưới nhau. Rồi bé trai đầu lòng ra đời. Hạnh phúc tràn ngập ngôi nhà nhỏ trong tiếng cười nói ríu rít của trẻ thơ.
Vốn tính an phận thủ thường, Hiền Chi cảm thấy hài lòng với vai trò người phụ nữ của gia đình. Tuy cũng đi làm nhà nước như chồng, nhưng mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ, một tay Hiền Chi thu vén. Ai cũng khen Tùng, chồng Chi là người may mắn, có cô vợ đảm.
Mà không đảm sao được. Những chuyện “lặt vặt” như chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái, thu dọn nhà cửa, Chi làm gọn hơ. Ngay cả việc “con chuột” bóng đèn neon bị cháy, Chi cũng tự mình bắc ghế leo lên thay. Cái bàn ủi tự dưng chập mạch, đứt dây, Chi đi mua dây khác, lúi húi tháo ra, mày mò sửa rồi la tóang lên tự khen mình giỏi đã phục hồi được nó. Hôm trước, cái máy bơm nước chạy suốt 5 năm cũng đã quá date, cháy khét lẹt, nước không có để nấu cơm. Gọi Tùng, anh còn đang la hét với những pha chuyền bóng nóng rẫy trên tivi, Chi đành phải gọi thợ, mua máy bơm khác rồi sẵn đó hì hục xúc rửa bồn nước… Đám cưới em gái Tùng, đưa ba anh đi khám bệnh tiểu đường hay dự tính mua lại miếng đất của người bạn… tất thảy Tùng đều khóan trắng cho Chi.
Mấy năm đầu, Chi cảm thấy hạnh phúc vì mình có thể làm mọi việc để mang đến cho gia đình sự êm ấm, an tòan. Nhưng dần dà, nhất là khi một đứa con nữa ra đời, thì gánh nặng công việc và nỗi ấm ức không được chồng chia sẻ cứ ngày một ngày hai ngấm vào từng suy nghĩ cũng như sự mệt mỏi của cô. Đôi lúc, Chi có cảm giác mình đang phải vừa làm vợ, vừa làm chồng; vừa làm mẹ, vừa làm cha; vừa làm con dâu, vừa làm con trai…
Hay chồng vụng, gia trưởng?
Khác với Hiền Chi, ngay từ khi yêu Tuấn, Minh Thanh đã biết mình sẽ phải gồng lên để lèo lái con thuyền gia đình. Tuấn là con một, được cưng chiều nên anh chẳng biết làm gì ngòai việc ăn và học. Đến khi đi làm, lấy vợ rồi Tuấn vẫn lóng ngóng như gà mắc tóc khi phải mó tay vào bất cứ chuyện gì nếu không phải là chuyên môn của một kỹ sư vi tính.
Gia đình hai bên và bạn bè chẳng ai hỏi Tuấn đâu mà Thanh lại phải leo lên mái nhà gạt đống rác to đùng cản ngay ống thóat nước, khiến mùa mưa cả mảng tường bị thấm loang lổ. Cũng không ai ngạc nhiên khi Minh Thanh xin nghỉ phép vài ngày để gọi thợ đến làm thêm cái gác lửng cho thằng con lớn có chỗ học. Thấy chị xắn tay áo, quần ống thấp ống cao chỉ đạo thợ, ông chủ thầu chỉ cười cười nhìn Tuấn nằm khểnh dưới nhà đọc báo, ông quá quen với cảnh này, vì năm nào mà ông chẳng giúp Thanh chống thấm hay quét sơn lại nhà vào dịp Tết.
Thấy bạn bè có chồng lo lắng những chuyện đại sự trong nhà, nhiều khi Thanh cũng cám cảnh cho mình. Nhưng rồi chị lại tự an ủi, bù lại cái sự vụng về ấy, Tuấn rất yêu vợ con và nể chị.
Không giống Tùng, chồng Chi hay Tuấn, chồng Thanh; Hòang là người đàn ông lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Anh tháo vát và nhanh nhẹn. Thời trai trẻ, nhiều cô gái mê Hòang vì anh rất gallant, sẵn sàng làm mọi việc cho các bạn nữ cùng ký túc xá; từ việc đóng lại cái gót giày bị sút đế, sửa lại dây mayso bếp điện hay leo ra ngòai bancon giăng dây cho các cô phơi đồ. Khi Lan yêu rồi cưới Hòang, ai cũng xít xoa rằng cô sẽ được anh cưng lắm đây.
Thế nhưng, ngay sau ngày cưới, Lan đã phải chưng hửng vì con người Hòang thay đổi 360 độ. Anh không “rớ” tay đến bất cứ việc gì trong nhà, dù là lớn hay nhỏ. Hòang bảo vợ: “Đàn bà phải có bổn phận chăm sóc gia đình, em cần hiểu rõ điều này thì mới làm vợ tốt được”. Thế là dù Lan có bệnh đến nỗi ngồi không nổi cũng phải ráng lết dậy để chăm sóc con cái, lo bữa cơm cho chồng với đầy đủ các món anh thích. Gần đây nhất, Lan bị suy nhược cơ thể, bác sĩ yêu cầu cô phải nằm viện, nhưng Lan ráng năn nỉ xin được điều trị ngọai trú vì bên Phòng Tài nguyên Môi trường quận đã hẹn cô đến làm sổ hồng cho miếng đất mới mua. Chồng Lan chỉ là người đưa ra quyết định “nên” hay “không nên”, “đáng làm” hay “không cần thiết”, còn sự vụ thế nào thì cô phải tự mày mò mà thực hiện.
Xưa nay người ta vẫn cho rằng đàn bà là phận chân yếu tay mềm, chỉ có thể lo toan những chuyện be bé, nho nhỏ, còn việc đại sự là chức phận của đàn ông. Nhưng thực tế không hẳn vậy. Ngày càng có nhiều đức ông chồng khóan trắng cho vợ tất cả mọi việc to nhỏ của gia đình. Lạ thay, các chị thản nhiên hay cam chịu chấp nhận bởi có lẽ muốn chia cũng chẳng ai sẻ dùm.
Không hiểu có khi nào các đấng lưng dài vai rộng nhìn lại để thấy rằng khi không có mình, các chị vẫn thích ứng được với mọi việc. “Bản lĩnh đàn ông” giờ đi đâu nhỉ?
Theo Phụ nữ TP HCM
Vợ đảm…
Quen nhau từ thuở sinh viên, thấy tích cách anh mạnh mẽ, Hiền Chi rất mừng. Cô thầm nhủ, đây sẽ là bờ vai vững chãi để mình yên tâm dựa vào. Ra trường, hai năm sau họ cưới nhau. Rồi bé trai đầu lòng ra đời. Hạnh phúc tràn ngập ngôi nhà nhỏ trong tiếng cười nói ríu rít của trẻ thơ.
Vốn tính an phận thủ thường, Hiền Chi cảm thấy hài lòng với vai trò người phụ nữ của gia đình. Tuy cũng đi làm nhà nước như chồng, nhưng mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ, một tay Hiền Chi thu vén. Ai cũng khen Tùng, chồng Chi là người may mắn, có cô vợ đảm.
Mà không đảm sao được. Những chuyện “lặt vặt” như chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái, thu dọn nhà cửa, Chi làm gọn hơ. Ngay cả việc “con chuột” bóng đèn neon bị cháy, Chi cũng tự mình bắc ghế leo lên thay. Cái bàn ủi tự dưng chập mạch, đứt dây, Chi đi mua dây khác, lúi húi tháo ra, mày mò sửa rồi la tóang lên tự khen mình giỏi đã phục hồi được nó. Hôm trước, cái máy bơm nước chạy suốt 5 năm cũng đã quá date, cháy khét lẹt, nước không có để nấu cơm. Gọi Tùng, anh còn đang la hét với những pha chuyền bóng nóng rẫy trên tivi, Chi đành phải gọi thợ, mua máy bơm khác rồi sẵn đó hì hục xúc rửa bồn nước… Đám cưới em gái Tùng, đưa ba anh đi khám bệnh tiểu đường hay dự tính mua lại miếng đất của người bạn… tất thảy Tùng đều khóan trắng cho Chi.
Mấy năm đầu, Chi cảm thấy hạnh phúc vì mình có thể làm mọi việc để mang đến cho gia đình sự êm ấm, an tòan. Nhưng dần dà, nhất là khi một đứa con nữa ra đời, thì gánh nặng công việc và nỗi ấm ức không được chồng chia sẻ cứ ngày một ngày hai ngấm vào từng suy nghĩ cũng như sự mệt mỏi của cô. Đôi lúc, Chi có cảm giác mình đang phải vừa làm vợ, vừa làm chồng; vừa làm mẹ, vừa làm cha; vừa làm con dâu, vừa làm con trai…
Hay chồng vụng, gia trưởng?
Khác với Hiền Chi, ngay từ khi yêu Tuấn, Minh Thanh đã biết mình sẽ phải gồng lên để lèo lái con thuyền gia đình. Tuấn là con một, được cưng chiều nên anh chẳng biết làm gì ngòai việc ăn và học. Đến khi đi làm, lấy vợ rồi Tuấn vẫn lóng ngóng như gà mắc tóc khi phải mó tay vào bất cứ chuyện gì nếu không phải là chuyên môn của một kỹ sư vi tính.
Gia đình hai bên và bạn bè chẳng ai hỏi Tuấn đâu mà Thanh lại phải leo lên mái nhà gạt đống rác to đùng cản ngay ống thóat nước, khiến mùa mưa cả mảng tường bị thấm loang lổ. Cũng không ai ngạc nhiên khi Minh Thanh xin nghỉ phép vài ngày để gọi thợ đến làm thêm cái gác lửng cho thằng con lớn có chỗ học. Thấy chị xắn tay áo, quần ống thấp ống cao chỉ đạo thợ, ông chủ thầu chỉ cười cười nhìn Tuấn nằm khểnh dưới nhà đọc báo, ông quá quen với cảnh này, vì năm nào mà ông chẳng giúp Thanh chống thấm hay quét sơn lại nhà vào dịp Tết.
Thấy bạn bè có chồng lo lắng những chuyện đại sự trong nhà, nhiều khi Thanh cũng cám cảnh cho mình. Nhưng rồi chị lại tự an ủi, bù lại cái sự vụng về ấy, Tuấn rất yêu vợ con và nể chị.
Không giống Tùng, chồng Chi hay Tuấn, chồng Thanh; Hòang là người đàn ông lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Anh tháo vát và nhanh nhẹn. Thời trai trẻ, nhiều cô gái mê Hòang vì anh rất gallant, sẵn sàng làm mọi việc cho các bạn nữ cùng ký túc xá; từ việc đóng lại cái gót giày bị sút đế, sửa lại dây mayso bếp điện hay leo ra ngòai bancon giăng dây cho các cô phơi đồ. Khi Lan yêu rồi cưới Hòang, ai cũng xít xoa rằng cô sẽ được anh cưng lắm đây.
Thế nhưng, ngay sau ngày cưới, Lan đã phải chưng hửng vì con người Hòang thay đổi 360 độ. Anh không “rớ” tay đến bất cứ việc gì trong nhà, dù là lớn hay nhỏ. Hòang bảo vợ: “Đàn bà phải có bổn phận chăm sóc gia đình, em cần hiểu rõ điều này thì mới làm vợ tốt được”. Thế là dù Lan có bệnh đến nỗi ngồi không nổi cũng phải ráng lết dậy để chăm sóc con cái, lo bữa cơm cho chồng với đầy đủ các món anh thích. Gần đây nhất, Lan bị suy nhược cơ thể, bác sĩ yêu cầu cô phải nằm viện, nhưng Lan ráng năn nỉ xin được điều trị ngọai trú vì bên Phòng Tài nguyên Môi trường quận đã hẹn cô đến làm sổ hồng cho miếng đất mới mua. Chồng Lan chỉ là người đưa ra quyết định “nên” hay “không nên”, “đáng làm” hay “không cần thiết”, còn sự vụ thế nào thì cô phải tự mày mò mà thực hiện.
Xưa nay người ta vẫn cho rằng đàn bà là phận chân yếu tay mềm, chỉ có thể lo toan những chuyện be bé, nho nhỏ, còn việc đại sự là chức phận của đàn ông. Nhưng thực tế không hẳn vậy. Ngày càng có nhiều đức ông chồng khóan trắng cho vợ tất cả mọi việc to nhỏ của gia đình. Lạ thay, các chị thản nhiên hay cam chịu chấp nhận bởi có lẽ muốn chia cũng chẳng ai sẻ dùm.
Không hiểu có khi nào các đấng lưng dài vai rộng nhìn lại để thấy rằng khi không có mình, các chị vẫn thích ứng được với mọi việc. “Bản lĩnh đàn ông” giờ đi đâu nhỉ?
Theo Phụ nữ TP HCM